Người nghèo nhớ kỹ: 3 loại tiền không tiết kiệm, 3 chốn đừng dại ghé qua

Nếu không biết những điều này thì đã nghèo sẽ càng nghèo hơn mà thôi.

3 loại tiền không tiết kiệm
Người nghèo phải cẩn thận hơn trong cách dùng tiền, nếu không thì cũng dễ mà lâm vào cảnh đường cùng, càng ngày càng trở nên nghèo khó. Nhưng trên thực tế, có một số việc nhất định phải dùng đến tiền chứ không thể tiết kiệm được.
Mời khách
Trong quan hệ xã hội, đều sẽ phải đi ăn cơm xã giao, đương nhiên là cần tránh đi nhậu nhẹt say xỉn, hay đến những chỗ không lành mạnh.
Mời khách ăn cơm là không thể tiết kiệm tiền, nếu không sẽ dễ dàng làm cho người khác cảm thấy mình quá keo kiệt, như vậy sẽ chỉ làm cho mình mất đi bạn bè.
Đây cũng là một phương thức giao tiếp tốt trong xã hội, bởi vậy nếu không có gì đặc biệt thì không thể tiết kiệm tiền mời khách đi ăn được.
Tiền lễ
Tặng quà đã là việc bình thường trong xã hội để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, có qua có lại, bởi vậy một chút tiền lễ là không thể tiết kiệm, ví dụ như các loại cưới xin hay đám tang… đương nhiên dùng phong bì đút lót thì không nên làm.
Có lẽ có người nghĩ phong tục tặng quà này không tốt, nhưng những việc này cũng không quá tốn kém tiền bạc, cũng là một loại biểu hiện của tình người.
Mua sắm vật dụng thiết yếu
Một người ăn mặc lôi thôi dễ để lại ấn tượng xấu cho người khác. Do đó, làm người nhất định phải quan tâm đến cách ăn mặc của bản thân.
Bất luận là trong công việc hay sinh hoạt, chúng ta không nên tiết kiệm tiền quần áo, hãy để cho bản thân thoạt nhìn qua có sức sống hơn một chút, như vậy cũng là tôn trọng người khác.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
3 nơi không nên đến
Họ hàng xa
Tục ngữ đã có câu “Bà con xa không bằng láng giềng gần”, thực tế trong cuộc sống thì họ hàng quá xa sẽ vô cùng lạnh nhạt.
Có lúc chúng ta ngẫu nhiên muốn liên hệ với họ, cũng dễ làm cho người ta hiểu lầm có việc muốn nhờ vả. Đó cũng không phải là người ta lạnh lùng hay vô tình, chỉ là khoảng cách quá xa xôi, cho nên quan hệ tự nhiên cũng trở nên khó gần.
Thế nên, nếu như không phải quan hệ đặc biệt thân thích, không nên tùy tiện mà đến thăm họ hàng xa.
Người lạnh nhạt với mình
Đối với một số người xem thường mình thì làm người phải có khí phách, chúng ta phải hiểu được mà giữ khoảng cách, nếu không có việc gì thì không nên đi đến nhà người ta.
Bởi vì chúng ta luôn niềm nở mà đi đến nhà họ, nhưng làm như vậy chỉ để cho người ta cảm thấy phiền phức, thậm chí đối với bạn còn châm chọc khiêu khích. Thế nên đến những nơi lạnh nhạt sẽ chỉ tổ làm cho mình thêm khó chịu.
Nơi dễ sinh chuyện
Làm người cũng nên tránh gây chuyện sinh sự, không nên đi quản những sự việc không liên quan đến mình bởi thêm một việc không bằng bớt đi một việc. Tốt nhất không nên xen vào nhất là việc của nhà người khác, nếu không kết quả sẽ chỉ là tự tìm lấy phiền não, lúc đó hối hận thì cũng đã muộn rồi.
Có lẽ những người nhiệt tình sẽ cho rằng câu ngạn ngữ này quá thực dụng, nhưng phần lớn những câu ngạn ngữ cổ nhân lưu truyền cho tới ngày nay, tuy không phải là tuyệt đối chính xác, nhưng cũng đã nói ra được thực tế của cuộc sống.
Chúng ta nếu có thể áp dụng một cách thiện lương, tự nhiên sẽ làm cho nhân sinh thêm được một chút phúc khí, bớt đi một chút tai họa.

Khám phá cuộc sống của người nghèo ở Sài Gòn năm 1965

(Kiến Thức) - Bên cạnh những đường phố hào nhoáng, Sài Gòn năm 1965 cũng có một góc khuất mà nhiều người không biết đến, đó là cuộc sống của những người nghèo nhất trong xã hội. Cùng khám phá điều này qua loạt ảnh của cựu binh Mỹ Thomas W. Johnson.

Kham pha cuoc song cua nguoi ngheo o Sai Gon nam 1965
 Khu ổ chuột ở Chợ Lớn nhìn từ máy bay, nơi sinh sống của hàng trăm nghìn người nghèo trong những ngôi nhà tạm làm bằng vật liệu thô sơ, Sài Gòn năm 1965.

Quy luật cuộc sống: Người nghèo giả hiểu biết, người giàu vờ ngu dại

Cuộc sống luôn có một quy luật ngược đời: Người nghèo giả hiểu biết, người giàu vờ ngu dại. Bạn hiểu được bao nhiêu?

 

Người nghèo "giả" hiểu biết, người giàu "vờ" ngu dại 

Cuộc sống luôn có một quy luật ngược đời: Người nghèo "giả" hiểu biết, người giàu "vờ" ngốc nghếch. Có những người dù hoàn cảnh khó khăn, tiền tiêu túng thiếu. Nhưng vì bệnh sĩ quá nặng, nên phô trương thanh thế, tỏ vẻ mình giàu có. Thậm chí còn vay nợ khắp nơi, để đắp lên mình những "bộ cánh" lộng lẫy giả dối. Thế nhưng làm vậy, là tự mình hại mình. Tiêu hao một khoản tiền quá lớn để mua lấy cái danh giả dối. Trong khi đó, thứ họ nhận lại là gì ngoài sự khánh kiệt. Thậm chí là nợ nần.

Quy luat cuoc song: Nguoi ngheo gia hieu biet, nguoi giau vo ngu dai
 

Ngược lại, người giàu không ngại học hỏi. Họ dám chấp nhận cái sai, cái dốt của mình để không ngừng tự hoàn thiện bản thân mình. Người giàu sống thực tế, có mục tiêu và lý tưởng. Cái giàu của họ không phải chỉ nhung lụa mà còn ở kiến thức, kỹ năng sống mà họ tích lũy được.

Người khôn ngoan: "Đừng bao giờ phô trương sự giàu có cho người khác"

Lý Gia Thành - 1 trong 23 tỷ phú giàu có nhất thế giới có lối sống vô cùng đơn giản. Ông không hề phô bày sự giàu sang của mình như bao người khác. Trái lại, quan điểm về sự giàu có của ông vô cùng độc đáo và khác biệt:

"Khi nghèo, hãy để người khác thấy cách bạn tiêu tiền như thế nào. Khi giàu, đừng khoe khoang mà hãy âm thầm tiêu tiền. Khi nghèo, bạn hãy thật hào phóng. Khi giàu, đừng để người khác nghĩ bạn hoang phí, xem tiền như cỏ rác. Khi nghèo, hãy đối đãi với người khác thật tốt. Khi giàu, hãy học cách khiến người đối xử tốt với bạn và tự đối xử với bản thân tốt hơn. Khi nghèo, hãy để mặc bản thân tự bóc lột. Khi giàu, hãy giữ mình, đừng tuyệt đối để bản thân bị lợi dụng và bị đồng tiền dắt mũi".

Những định lý nghiệt ngã phản ánh sự thật trần trụi của thành công

Những định lý nghiệt ngã phản ánh sự thật trần trụi của thành công. Đừng bao giờ mơ mộng một cuộc sống hoàn toàn bằng phẳng, trải đầy hoa.

1. Cuộc sống không có đúng tuyệt đối, cũng chẳng có sai hoàn toàn. Nhưng có 1 thứ chắc chắn thay đổi, đó là lòng người.

Tin mới