Người ngoài hành tinh gây ra vụ nổ bí ẩn nhất nước Nga?
Năm 1908, một vụ nổ bí ẩn xảy ra gần sông Tunguska, Nga. Theo giả thuyết, vụ nổ có sức công phá khoảng 15 megaton là do người ngoài hành tinh gây ra.
Tâm Anh (theo Grunge)
Xem toàn bộ ảnh
Vào khoảng 7h17 sáng 30/6/1908, những cư dân thưa thớt ở vùng Krasnoyarsk Kra giật mình khi nghe thấy tiếng nổ lớn cùng với cột ánh sáng chói lòa. Theo lời kể của các nhân chứng, vụ nổ bí ẩn xảy ra gần sông Tunguska, Nga.
Các chuyên gia ước tính vụ nổ có sức công phá khoảng 15 megaton, mạnh gấp 1.000 lần quả bom nguyên được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào cuối Thế chiến 2.
Với sức công phá mạnh như vậy, những cơn chấn động xuất hiện trong khu vực sau khi xảy ra vụ nổ khiến nhiều cửa kính bị vỡ, người đi bộ ngã xuống mặt đất.
Thậm chí, một loạt rung chấn mạnh còn được ghi nhận ở những nơi cách rất xa, bao gồm một số địa điểm ở Vương quốc Anh.
Vụ nổ kinh hoàng trên đã san phẳng khoảng 80 triệu cây xanh trên diện tích 2.150 km2.
Sau khi xảy ra vụ nổ trên, nhiều chuyên gia, nhà khoa học vào cuộc tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ sự kiện Tunguska. Tuy nhiên, họ thu thập được rất ít dữ liệu khoa học hay bằng chứng giúp xác định nguyên nhân gây ra vụ nổ.
Từ đây, một số giả thuyết được đưa ra như thiên thạch, sao chổi va chạm với Trái đất gây ra vụ nổ. Tuy nhiên, ly kỳ và đáng chú ý hơn là một quan điểm cho rằng, người ngoài hành tinh đứng sau vụ nổ Tunguska.
Theo giả thuyết này, UFO của người ngoài hành tinh đã gặp sự cố động cơ nghiêm trọng dẫn đến phát nổ và rơi xuống mặt đất.
Do vụ nổ quá lớn nên UFO bị thiêu rụi gần như hoàn toàn. Vậy nên, các chuyên gia không thể tìm thấy nhiều mảnh vỡ giúp xác định "thủ phạm" gây ra vụ nổ Tunguska.
Đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, vụ nổ Tunguska vẫn là một bí ẩn lớn khiến giới chuyên gia "đau đầu" đi tìm lời giải. Do đó, giới nghiên cứu đã và đang tìm kiếm thêm manh mối giúp xác định người ngoài hành tinh có dính líu đến vụ nổ bí ẩn nhất nước Nga hay không.
Mời độc giả xem video: Vụ nổ súng trường gà ở Tiền Giang: 1 người tử vong. Nguồn: THDT.