Người nước ngoài trồng cần sa ở bãi sông Hồng: Xử lý thế nào?
Liên quan đến vụ người đàn ông nước ngoài trồng cần sa ở bãi giữa sông Hồng vừa bị Công an phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) triệt phá, dư luận băn khoăn quy định pháp luật nước ta xử lý thế nào với trường hợp này?
Gia Đạt
Trao đổi với PV Báo Tri Thức & Cuộc Sống về việc người nước ngoài trồng cần sa ở bãi giữ sông Hồng sẽ bị xử lý thế nào? luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, pháp luật Việt Nam từ trước đến nay luôn xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm liên quan đến ma túy, đặc biệt là các tội liên quan đến ma túy. Để xử lý từ gốc rễ, phòng tránh tội phạm thì các hành vi như trồng cây cần sa, tàng trữ cây cần sa đều có thể bị truy cứu tránh nhiệm hình sự (TNHS).
Ngày 5/6, Công an quận Long Biên phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ kiểm tra khu vực bãi giữa sông Hồng thuộc địa bàn phường Ngọc Thuỵ đã phát hiện người nước ngoài đã trồng hơn 100 cây cần sa và tàng trữ trái phép cần sa khô.
Theo đó, Điều 249 Bộ luật Hình sự có quy định rất rõ về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Với trọng lượng mà cơ quan chức năng thu giữ là 40,268g cần sa khô thì đối tượng có thể phải chịu TNHS về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với mức hình phạt là phạt tù từ 10 đến 15 năm.
Về hành vi trồng cây cần sa, luật sư Hoàng Tùng cho rằng, cơ quan chức năng cần làm rõ hơn số lượng thực tế cây cần sa mà đối tượng trồng là bao nhiêu? Hiện nay, cơ quan chức năng chỉ phát hiện và thu giữ 115 cây cần sa tươi từ việc trồng cần sa của các đối tượng thì chưa đủ điều kiện để truy cứu TNHS.
Lực lượng chức năng nhổ, tịch thu hơn 100 cây cần sa do người nước ngoài trồng ở bãi giữa sông Hồng.
Tuy nhiên, đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3, Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Hiện vụ người nước ngoài trồng hàng trăm cây cần sa ở sông Hồng đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Ngày 8/6, Công an quận Long Biên đã lập biên bản đối tượng Tiberghien Frederec (SN 1966, quốc tịch Pháp, tạm trú và làm việc tại Công ty LAVIE Vũ Linh, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) trồng, tàng trữ cần sa ở bãi giữa sông hồng.
Trước đó, khoảng 11h30 ngày 5/6, Công an quận Long Biên phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ kiểm tra khu vực bãi giữa sông Hồng thuộc địa bàn phường Ngọc Thuỵ đã phát hiện người nước ngoài đã trồng hơn 100 cây cần sa và tàng trữ trái phép cần sa khô. Tại diện tích 3.000 m2 đất tại bãi giữa do vợ chồng ông thuê để xâm canh, hàng trăm cây cần sa tươi đang trong giai đoạn phát triển.
Nhà chức trách đã thu 115 cây cần sa với trọng lượng 34 kg và 40,268 gam cần sa khô.
Vượt mặt Mỹ, Canada hợp pháp hóa cần sa từ tháng 10
Thủ tướng Canada cho rằng việc hợp pháp hóa cần sa trên toàn quốc sẽ bảo vệ thế hệ trẻ của đất nước thông qua việc lấy đi thị trường từ các tổ chức tội phạm.
“Kể từ ngày 17/10, các hệ thống bán lẻ cần sa sẽ được điều hành bởi chính quyền tỉnh. Tôi mong quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra trơn tru và theo đúng trật tự”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu hôm 20/6 trong một buổi họp báo tại Ontario.