Người Pháp ám ảnh điều gì nhất ở Điện Biên Phủ?

(Kiến Thức) - Những khẩu pháo bắn chính xác như đặt và những chiến hào như vòi bạch tuộc quấn lấy cứ điểm là những điều mà người Pháp ám ảnh nhất ở Điện Biên Phủ. 

Người Pháp ám ảnh điều gì nhất ở Điện Biên Phủ?
Những khẩu pháo lợi hại
17h ngày 13/3/1954, pháo binh Việt Nam bắt đầu phát hỏa bắn vào cứ điểm Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. 40 khẩu pháo từ 75 đến 120 mm đồng loạt bắn vào cứ điểm Him Lam. Trận pháo kích kéo dài 2 giờ liền với 2.000 quả đạn. Đây là lần đầu tiên quân đội Việt Nam bắn nhiều pháo đến như vậy.
Nguoi Phap am anh dieu gi nhat o Dien Bien Phu?
 Sáng 14/3/1954, ngay trong lần đầu xuất trận, pháo cao xạ của ta đã bắn rơi tại chỗ máy bay của quân Pháp. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân. 
Trong cuốn sách "Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm", Erwan Bergot viết về cảm giác của lính Pháp dưới làn đạn pháo của đối phương: “Pháo chuẩn bị tiến công của Việt Minh bắn vào Beatrice lúc 17 giờ 15 phút, kéo dài suốt hai giờ. Lính lê dương không còn gì để mô tả ngoài từ “hỏa ngục”. Nhưng danh từ này vẫn chưa đủ mức nói hết…”. Tài liệu này cũng chứng thực rằng ngay trong loạt pháo bắn chuẩn bị đó, viên thiếu tá Pégot và ban tham mưu tiểu đoàn đóng ở Him Lam đã chết hết vì hầm chỉ huy trúng một viên đạn pháo. 
Nhân dịp kỷ niệm 62 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2016), Kiến Thức xin gửi tới độc giả bài viết về sự kiện này với những thông tin phong phú, giàu giá trị tham khảo. Kính mời độc giả theo dõi, đón đọc. 
Sau Him Lam, các cứ điểm còn lại ở phân khu Bắc tiếp tục bị tấn công và chịu chung số phận. Pháo binh Pháp cũng bắn trả mãnh liệt. Chỉ mới đến ngày 15/3, họ đã bắn trả lại hơn 10.000 quả đạn nhưng không gây được chút tổn thương nào cho các khẩu pháo của đối thủ. Ngược lại họ đã bị mất 2 khẩu 105 mm và 1 khẩu 155 mm.
Piroth bắt đầu hốt hoảng khi đã giở hết cách mà vẫn không tài nào bắt được pháo của Việt Minh “câm họng”. Viên chỉ huy pháo binh Pháp đã dành trọn một đêm để quan sát hỏa lực pháo binh của đối phương. Ông ta dần nhận ra rằng pháo của đối phương bắn chính xác kinh khủng nhưng không tài nào biết được các khẩu pháo ấy nằm ở đâu để bắn trả.
Sáng 15/3, Piroth đã tự tử trong hầm của mình. Viên đại tá Tơrăngca, chỉhuy phân khu Bắc, bạn thân của Pirốt kể lại: sau trận Gabơ rien, Pirốt khóc và nói: "Mình đã mất hết danh dự. Mình đã bảo đảm với Cátxtơri và tổng chỉ huy sẽ không để pháo binh địch giành vai trò quyết định, và bây giờ, ta sẽ thua trận. Mình đi thôi".
Piroth không thể ngờ rằng, lính pháo Việt Minh tuy kinh nghiệm còn ít nhưng vô cùng thông minh. Với vốn liếng ít ỏi, họ đã chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ pháo rất chu đáo. Biết rằng Pháp có máy bay trinh sát, có lực lượng pháo mạnh nên bộ đội Việt Nam đã đào hầm vào lòng núi để làm công sự cho pháo khi chiến đấu. Nóc hầm được ghép bằng các thân cây gỗ có đường kính từ 20 cm trở lên rồi đổ đất đá lên trên, đảm bảo chống được sức công phá của bom, pháo địch. Bên ngoài trận địa được ngụy trang kỹ lưỡng, không để lộ một dấu vết. Do đó, khi các khẩu pháo đã yên vị trong công sự, nòng hướng vào cứ điểm của Pháp trong thung lũng mà các máy bay Pháp không hề hay biết. 
Thông thường các khẩu pháo được đặt theo từng cụm gồm vài khẩu đặt một chỗ thành một trận địa. Nhưng ở Điện Biên, quân ta đã đặt các khẩu pháo 105 mm rải rác khắp các ngọn núi xung quanh thung lũng. Việc đặt pháo phân tán và làm hầm cho pháo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể có khi bị địch phản pháo.
Tuy pháo đặt phân tán nhưng pháo binh ta lại đo đạc các phần tử bắn rất cẩn thận cho từng khẩu để đảm bảo mỗi khi khai hỏa vào một mục tiêu, dù các khẩu pháo đặt ở vị trí khác nhau đều có thể bắn trúng mục tiêu đó. Lối đánh này được nêu thành phương châm “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”. 
Bên cạnh đó, cùng lúc pháo bắn, tại các trận địa giả, quân ta cho nổ bộc phá tạo ra các ánh chớp khiến quân địch lầm tưởng là chớp lửa đầu nòng của pháo. Với những cách làm như thế, pháo binh Việt Nam đã đè bẹp được pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ mà không hề bị thiệt hại dù cho các chỉ huy pháo binh Pháp không phải những kẻ bất tài.
Chiến tranh chiến hào
Trong ký ức các cựu binh Pháp từng tham chiến ở Điện Biên, có lẽ những tiếng cuốc đất thình thịch của đối phương còn ám ảnh họ nhiều hơn cả những tiếng pháo. Sau đợt tiêu diệt các cứ điểm ở phân khu Bắc, quân ta phải vượt địa hình trống trải khi đánh vào các cứ điểm ở phân khu trung tâm. Để hạn chế hỏa lực của địch, tướng Giáp ra lệnh cho bộ đội đào hào để tiếp cận đồn địch. 
Chiều dài chiến hào được vạch ra trên bản đồ ước tính khoảng 100 km. Trong thực tế chiến đấu sau đó, chiến hào còn tiếp tục kéo dài mãi ra. Quân ta đã đào một hào trục bao quanh toàn bộ các cứ điểm ở phân khu trung tâm của địch. Chiến hào này dùng để cơ động đội hình bộ đội lớn và các loại pháo, cối nên có đáy rộng 1,2m, cao 1,7m. Đường hào trục này đã cắt đứt sự liên lạc giữa phân khu Hồng Cúm với khu Mường Thanh. Bên cạnh đó là các đường hào của bộ binh chạy từ trong rừng ra, cắt ngang đường hào trục và đâm thẳng vào các căn cứ địch. 
Binh lính Pháp đứng trước chiến thuật vây lấn bằng chiến hào của Việt Minh, tỏ ra rất sợ hãi bởi vì họ biết không còn đường chạy thoát. Ngày ngày, bộ đội Việt Minh từ các chiến hào dùng súng bắn tỉa khiến quân Pháp không dám đi lại trên mặt đất. Con đường xuống sông Nậm Rốm lấy nước cũng trở thành con đường chết chóc với mỗi thùng nước phải đổi bằng máu. Binh lính Pháp không có cách nào hơn là ngồi chờ bị tấn công.
Trong sách "Võ Nguyên Giáp" của Georges Boudarel, tác giả đã viết về sự nguy hiểm của chiến thuật đào hào vây lấn này: “Những đường hào tiến từ trên núi cao bao quanh xuống chia cắt lòng chảo Mường Thanh tạo nên những vùng song song đều đặn như những luống cày. Những hầm hào này tỏa ra rồi chụm lại tạo nên vòng vây nghiệt ngã Sở chỉ huy trung tâm chẳng khác nào chiếc kìm thứ 2 cơ động  hơn ở thế tiến công đang bóp nghẹt chiếc thứ nhất… Lính Pháp ra sức chống trả nhưng vô ích. Họ bịt kín các đường hào ban ngày thì đêm bộ đội Việt Minh lại đào. Cứ thế trận địa chiến hào của bộ đội Việt Minh giống như cái dây thòng lọng mỗi ngày lại thít chặt vào cổ quân Pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ”.
Trong lúc đó, tình hình lương thực ngày càng căng thẳng. Nguồn tiếp tế duy nhất của cứ điểm Điện Biên là bằng máy bay. Nhưng ngay từ đầu, đường băng đã nằm dưới sự khống chế của pháo binh ta. Trong khi đào hào vây lấn, quân ta đã đào một chiến hào cắt ngang qua sân bay Mường Thanh. Từ đây, đường băng hoàn toàn bị chấm dứt hoạt động. Việc tiếp tế hoàn toàn trông đợi vào việc thả dù. Nhưng với sự lợi hại của các trận địa chiến hào, phần lớn dù của Pháp thả xuống đều rơi vào tay quân ta.
Nguoi Phap am anh dieu gi nhat o Dien Bien Phu?-Hinh-2
 Các chiến sĩ áp sát sân bay Mường Thanh. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân. 
Cuốn "Nhật ký chiến sựcủa Giăng Pu-giê ghi nhận: “Ngày 1/4, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị trí. Ngày 6/4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9/4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu được... 6 tấn”. Cứ như vậy, chiến hào càng vào sát bao nhiêu thì hiệu quả của việc thả dù tiếp tế càng thấp. 
Đến lúc này, tướng Cogny – tư lệnh chiến trường Bắc Bộ đã phải thú nhận với một số nhà báo: “Điện Biên Phủ quả là một cái bẫy, nhưng không phải là cái bẫy với Việt Minh nữa, mà đã thành một cái bẫy đối với chúng ta". Tuy nhiên, bây giờ, dù có mọc cánh, quân Pháp ở Điện Biên cũng không thể chạy thoát trước thế trận lợi hại của quân ta. 

2 trong 10 trận đánh “rung chuyển thế kỷ” ở Việt Nam

(Kiến Thức) -  Mạng Metatube đã đưa ra danh sách 10 trận đánh có ảnh hưởng sâu đậm nhất tới cục diện thế giới 1 thế kỷ qua, trong đó có 2 trận ở Việt Nam.

2 trong 10 trận đánh “rung chuyển thế kỷ” ở Việt Nam
2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam
 Trận Somme diễn ra từ tháng 7-9/1916 trong chiến tranh TG I giữa quân Đức đóng trên tuyến phòng thủ dài 40km dọc sông Somme ở miền bắc nước Pháp với quân Anh – Pháp. Với hơn 1 triệu người thương vong, đây được xem là một trong số những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử loài người. Dù quân liên minh không bẻ gãy được phòng tuyến Đức, chiến dịch này đã đặt nền tảng cho những thay đổi lớn lao của cục diện chiến tranh, nên được xem là một trận đánh quan trọng của lịch sử thế giới.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-2
 Cuộc Không chiến Anh Quốc là cuộc đọ sức dai dẳng giữa Đức Quốc Xã và nước Anh từ tháng 7/10/1940 trong chiến tranh TG II. Cuộc chiến do Adolf Hitler phát động nhằm làm suy yếu nước Anh trước khi quân Đức đổ bộ chiếm đóng. Đây là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bằng lực lượng không quân trong lịch sử nhân loại, và kết cục thất bại đã thuộc về người Đức. Đây là biến cố đã quyết định vai trò lịch sử của nước Anh trong chiến tranh TG II.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-3
Trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong chiến tranh TG II tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 4-7/6/1942 giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Với sự tham dự của 7 tàu sân bay và 500 máy bay của cả 2 bên, cuộc chiến đã kết thúc với thắng lợi toàn diện của người Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt quyết định cho toàn bộ cuộc chiến ở mặt trận Thái Bình Dương.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-4
Trận Stalingrad là một trận đánh lớn trong chiến tranh TG II, diễn ra từ ngày 17/7/1942 – 2/2/1943 giữa Đức Quốc xã và Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở Tây Nam nước Nga. Thắng lợi của Liên Xô trong trận đánh là một bước ngoặt quan trọng làm xoay chuyển cục diện của cuộc chiến tranh. Đây cũng là một trong những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử, với con số thương vong lên đến hai triệu người. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-5
 Diễn ra từ ngày 15-28/9/1950, trận Inchon là một trận đánh có tính quyết định trong Chiến tranh Triều Tiên. Đây là một chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ, chiếm giữ thành phố Incheon và đột phá vành đai Pusan do lực lượng Liên Hiệp Quốc mà thành phần chính là Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành. Sự thành công của chiến dịch đã kết thúc chuỗi chiến thắng của quân đội miền Bắc Triều Tiên và mở đầu cuộc tổng phản công của quân Liên Hiệp Quốc. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-6
  Trận Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3-7/5/1954 tại lòng chảo Mường Thanh, Điện Biên, Lai Châu, là cuộc đối đầu giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và đội quân của thực dân Pháp. Thắng lợi của người Việt Nam trong trận chiến này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại: Lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại đội quân của một cường quốc châu Âu. Các sử gia quốc tế nhận định biến cố này đã chấm dứt hơn 4 thế kỷ thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.


2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-7
 Chiến tranh 6 ngày là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập gồm Ai Cập, Jordan, và Syria từ ngày 5-10/6/1967. Cuộc chiến bắt đầu khi quân Israel đánh phủ đầu quân Ai Cập do lo sợ bị nước này tấn công. Jordan và Syria sau đó đã tham chiến với tư cách đồng minh của Ai Cập. Sau cuộc chiến, Israel đã giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây, và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa thế chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-8
 Diễn ra từ ngày 26-30/4/1975, chiến dịch giải phóng Sài Gòn (Chiến dịch Hồ Chí Minh) là chiến dịch cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam, dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc, đưa Việt Nam đến sự thống nhất và độc lập sau hơn 100 năm bị nước ngoài chiếm đóng, chia cắt. Trên phương diện quốc tế, chiến dịch này đã kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài và đẫm máu nhất của thế giới từ nửa sau TK 20, giáng một đòn mạnh mẽ vào tham vọng đế quốc của người Mỹ. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-9
 Cuộc bao vây Sarajevo (4/1992-2/1996) là một sự kiện đẫm máu trong cuộc nội chiến Nam Tư (cũ). Lực lượng Serbia đã bao vây thành phố Sarajevo - thủ phủ của Bosnia và Herzegovina trong gần 4 năm, kéo theo cái chết của 10.000 người. Đây là một biến cố bi thảm mà trước đó nhiều người không thể hình dung sẽ xảy ra giữa lòng châu Âu thời hiện đại. Biến cố này cũng góp phần đến cuộc chiến tranh do NATO tiến hành ở Liên bang Nam Tư năm 1999.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-10
 Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 3 là cuộc chiến do lực lượng Mỹ - Anh tiến hành ở Iraq từ ngày 20/3-1/5/2003, với lý do ngăn chặn vũ khí hủy diệt. Quân đội Iraq đã thất bại hoàn toàn, thủ đô Bagdad bị chiếm đóng ngày 9/4 /2003 và Tổng thống Saddam Hussein bị bắt ngày 13/12/2003. Cuộc chiến đã biến đất nước Iraq hùng mạnh một thời trở thành đống đổ nát và hỗn loạn, trong khi các loại vũ khí hủy diệt không bao giờ được tìm thấy. Tình trạng rối ren của Iraq vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay.

10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra…

10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam
10 chien dich kho tin trong lich su Viet Nam
 Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra. 1Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.

Cận cảnh quái chiêu tra tấn kinh hãi nhất mọi thời đại

(Kiến Thức) - Đóng cọc xuyên người, để chuột gặm nhấm cơ thể là hai trong số những kiểu tra tấn kinh hãi nhất mọi thời đại.

Cận cảnh quái chiêu tra tấn kinh hãi nhất mọi thời đại
Can canh quai chieu tra tan kinh hai nhat moi thoi dai
 Một trong những kiểu tra tấn kinh hãi nhất mọi thời đại đó là dùng chuột để cho chúng gặm nhấm cơ thể tù nhân. Theo đó, người ta sẽ đặt một chiếc chụp kim loại lên người và trong đó chứa những con chuột lên phía trên cơ thể tù nhân. 

Tin mới