Người Pháp nghĩ gì về chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ?

(Kiến Thức) - Sử gia Pháp Jean-Pierre Rioux đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 

Sử gia người Pháp Jean-Pierre Rioux nhận định, chiến thắng Điện Biên Phủ là "cuộc chiến duy nhất mà quân đội một nước châu Âu bị thất bại trong suốt chiều dài lịch sử phi thực dân hóa của mình. Cuộc chiến đã khởi đầu cho quá trình tan rã của đế chế Pháp”.
Điện Biên Phủ - ba từ gắn liền với sự thất bại của chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Ngày 7/5/1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu, Quân đội Việt Nam đã đánh bại quân đội của một cường quốc châu Âu, kết thúc sự thống trị của Pháp trong nhiều thập kỷ. Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu đã chấm dứt trên thực tế cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam đồng thời buộc các bên tham gia công nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Nguoi Phap nghi gi ve chien thang lay lung Dien Bien Phu?
 Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries lúc 17h30 ngày 7/5/1954.
Giáo sư sử học người Pháp Jean Pierre Rioux nhận xét cuốn sách bằng tiếng Pháp với tiêu đề “Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia” được xuất bản năm 2010 là tác phẩm có giá trị lớn đối với nhân loại. Cuốn sách này giúp công chúng Pháp hiểu rõ hơn về sự thật của cuộc chiến của Pháp tại Việt Nam.
Trong cuộc chiến đó, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vang dội. Tuy nhiên, để có được thắng lợi ấy, nhân dân Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều khổ đau, hy sinh xương máu của rất nhiều người. Trong cuộc chiến đó, Pháp bị thua trận và thiệt hại lớn về người và tài sản. Thắng lợi lẫy lừng của Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã tạo tiếng vang lớn và gây ảnh hưởng lớn tới các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi cũng như Nam Mỹ, thôi thúc các quốc gia này đứng lên đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi xiềng xích của chế độ thuộc địa.

Loạt ảnh cực độc về lính Pháp tại Điện Biên Phủ

(Kiến Thức) -  Máy ủi nhảy dù, người phụ nữ bí ẩn, cứ điểm Dominique... là những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp H. Mauchamp chụp tại Điện Biên Phủ cuối năm 1953.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu
 Tháng 11/1953, thung lũng Điện Biên Phủ vẫn khá yên tĩnh. Tại các làng bản quanh đó người dân vẫn sống một cuộc sống bình thường, dù hai tiểu đoàn Pháp đang đóng quân ở đây. Nhưng mọi thứ nhanh chóng bị xáo trộn khi những chiếc dù màu trắng phủ kín bầu trời. Hàng nghìn lính Pháp đã đổ bộ xuống Điện Biên Phủ. Ảnh: Lính Pháp đóng quân tại cứ điểm Dominique.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-2
 Dù của lính Pháp phủ trắng lòng chảo Điện Biên Phủ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-3
 Không chỉ binh sĩ, các trang thiết bị cỡ lớn cũng được thả xuống. Trong ảnh là một chiếc máy ủi được thả xuống bằng 5 chiếc dù.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-4
 Lính Pháp và các trang thiết bị vừa đổ bộ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-5
 Những người dân tộc Thái được thuê để thu nhặt dù của quân Pháp.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-6
 Lính Pháp nhanh chóng dựng trại và tiến hành đào hầm, hào, dựng công sự.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-7
Hai sĩ quan Alibert (đứng) và Durrafour (ngồi) trên một cao điểm đang được dọn dẹp để bố trí các tiểu đoàn súng cối.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-8
 Căn cứ của Pháp tại Điện Biên Phủ nằm sát bờ sông Nậm Rốn.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-9
 Khu vực đặt các loại vũ khí tự động.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-10
 Sĩ quan Pháp nghỉ ngơi trên cứ điểm Dominique.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-11
 Tướng Gilles, một sĩ quan cao cấp của Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-12
 Máy bay Pháp đỗ trên sân bay dã chiến.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-13
 Đơn vị trinh sát của Pháp trở về căn cứ.

Loat anh cuc doc ve linh Phap tai Dien Bien Phu-Hinh-14
 Một người phụ nữ hiếm hoi có mặt trong đoàn quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Có thể bà là nữ phóng viên nổi tiếng Brigitte Friang.

5 phát minh vũ khí tuyệt đỉnh thời Trung cổ

(Kiến Thức) - Đó là những loại vũ khí tuyệt đỉnh thời Trung cổ có khả năng chiến đấu cao, góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử cũng như cách thức chiến tranh.

5 phat minh vu khi tuyet dinh thoi Trung co
1. Thuốc súng phát minh vào khoảng thế kỷ 9. Đây có lẽ là phát minh quan trọng nhất trong lịch sử vũ khí thời Trung cổ. Việc phát minh ra thuốc súng đã tạo ra bước ngoặt lớn trong chiến tranh. Đây là một trong số những phát minh vũ khí đỉnh cao thời Trung cổ.

Tin mới