Người phụ nữ 25 năm không ngủ: Vì những giấc mơ bí ẩn

Hơn 25 năm qua, bà Huệ chưa từng có một giấc ngủ như bao người khác. Đêm nào bà cũng bị ám ảnh bởi những hình ảnh ma quái xuất hiện trong đầu.

Những giấc mơ ma quái
Người phụ nữ bất hạnh ấy là Lê Thị Huệ (SN 1959, ngụ ấp Tường Trí B, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long). Suốt 25 năm qua, bà Huệ chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là có một giấc ngủ bình thường như bao người khác. Nhưng, điều đó lại quá đỗi xa xỉ đối với người phụ nữ khốn khổ này.
Chân dung người phụ nữ 25 năm không ngủ.
Chân dung người phụ nữ 25 năm không ngủ. 
Căn nhà cấp 4 được cất bằng lá của bà Huệ nằm sâu hút trong con đường đất dẫn vào ấp Tường Trí B. Thấy có người lạ đến hỏi thăm, bà Huệ vui vẻ ra tiếp khách. Biết chúng tôi là nhà báo, giọng bà Huệ liền trùng xuống, bởi những ký ức xưa chợt ùa về trong trí nhớ.
Bà kể, gia đình bà vốn nghèo nhất ấp Thường Trí B, lại đông anh em nên cái nghèo, cái đói cứ mãi đeo đẳng mãi không chịu buông tha. Ngay từ khi con nhỏ, bà và các anh chị em trong gia đình đã phải sớm tự lập, siêng năng lao động phụ giúp cha mẹ.
Sau ít phút làm quen, người phụ nữ đơn thân gần 60 tuổi chậm rãi, bắt đầu tâm sự về căn bệnh mất ngủ của mình. Bà kể, cuối năm 1992, khi đã ở tuổi 33, mẹ bà đau ốm tuổi già nên qua đời. Căn nhà cấp 4 xập xệ chỉ còn một mình bà sinh sống.
Những đêm vò võ một mình, nặng trĩu tâm sự, bà Huệ không sao chợp mắt được. Từ ngày đó, bà thường gặp nhiều hình ảnh lạ trong giấc mơ mà bản thân bà không sao lý giải được.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, từ cái ngày định mệnh ấy đến nay đã 25 năm, bà Huệ chưa một lần chợp mắt. Căn bệnh quái ác đã lấy đi của bà rất nhiều thứ. Nó đã khiến bà không thể có cho riêng mình một mái ấm hạnh phúc như bao người. Để giờ đây, khi tuổi đã gần 60, bà vẫn phải một mình sống thui thủi bên căn nhà lá nằm sâu hút nơi cuối con hẻm nhỏ.
Chuyện bà Huệ mắc phải chứng bệnh lạ, lại có liên quan tới những giấc mơ ma quái khiến người dân địa phương bàn tán xôn xao suốt một thời gian dài. Không ít người cho rằng bà Huệ là kẻ lập dị, mắc chứng bệnh thân kinh hoang tưởng. Có người còn ác miệng cho rằng, bà bị quả báo do tiền kiếp làm chuyện xấu xa.
Những lời nói bâng quơ, ác ý của nhiều người khiến bà Huệ không ít lần đau lòng. Nhưng may mắn, những người thân và hàng xóm lân cận đều hiểu chuyện, thương cảm trước cảnh ngộ của người phụ nữ đơn thân. Bà con thường xuyên tới thăm hỏi động viên giúp bà vơi đi phần nào nỗi buồn tủi.
Mong một giấc ngủ ngon
Những ngày đầu tiên mất ngủ, bà Huệ cứ nghĩ bà bị căng thẳng thần kinh do suy nghĩ qua nhiều. Sau đó, bà chạy vạy khắp nơi tìm thầy, tìm thuốc chạy chữa bệnh nhưng kết quả thì vẫn vậy.
Căn nhà bà Huệ cư ngụ.
Căn nhà bà Huệ cư ngụ. 
Thương cảnh bà Huệ bệnh tật, người thân đưa bà lên TP.HCM, rồi đến TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) thăm khám, chạy chữa. Ban đầu, các bác sỹ chẩn đoán bà bị suy nhược thần kinh. Theo đó, bà chỉ cần cố gắng điều trị sẽ có nhiều hy vọng thoát khỏi cảnh sống đêm cũng như ngày này. Tuy nhiên, sau suốt một thời gian dài điều trị, uống đủ mọi loại thuốc, bà vẫn không sao chợp mắt được.
Điều kỳ lạ là dù bị mất ngủ triền miên, bà Huệ vẫn khỏe mạnh bình thường. Không những vậy bà còn ít khi mắc phải những bệnh “thời vụ” hơn trước.
“Những ngày đầu mới mất ngủ, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và bị sút hơn 10kg. Nhưng chỉ sau đó một thời gian, sức khỏe của tôi bình thường trở lại. Mấy cái bệnh “thời vụ” như cảm cúm, sốt,.. cũng rất ít khi tôi gặp phải, …”, bà Huệ cho biết.
Giờ, sức khỏe của bà Huệ đã có phần giảm sút. Thời gian gần đây, những cơn đau đầu thường xuất hiện nhiều hơn. Do ảnh hưởng của thần kinh, bản thân bà không thể làm những công việc nhọc. Nguồn sống chính của bà dựa vào vài công ruộng và sự trợ cấp, giúp đỡ của người thân và hàng xóm xung quanh.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, BS Đàm Xuân Tùng, Phó khoa Thần kinh, bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, TP.Cần Thơ cho biết: “Có thể, bà Huệ bị mất ngủ mãn, đã bị trầm cảm nặng. Do bà Huệ ngay từ đầu đã không điều trị dứt điểm nên hiện bị nhờn thuốc. Điều trị những trường hợp mất ngủ mãn đã khó, cộng thêm tình trạng bị lờn thuốc việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bệnh nhân cần nhanh chóng đi thăm khám để các bác sỹ chuyên khoa có thể giúp bà điều trị. Đặc biệt, bà cần phải tự giải tỏa tâm lý của mình, khi tinh thần thoải mái việc tìm lại giấc ngủ cũng không hề khó.
Tạo điều kiện để bà Huệ đi thăm khám
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Hiền, Trưởng ấp Tường Trí B (xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Ở đây ai cũng biết bà Huệ mắc bệnh mất ngủ đã hơn 20 năm qua. Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng có thể chủ yếu do bà này bị stress và sống một mình quá lâu nên sinh bệnh. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ cố gắng tạo điều kiện cho bà Huệ làm bảo hiểm để có điều kiện đi thăm khám, chữa khỏi bệnh".

“Dị nhân” gần 20 năm không ngủ, một lần cười phải nhiều giờ

Người ta gọi ông là “dị nhân” gần 20 năm không ngủ vì những câu chuyện không giống ai mà ông đang trải qua.

Mong có một giấc ngủ, người đàn ông này còn tự “hành xác” mình bằng nhiều cách như, làm việc thâu đêm, thường xuyên “chăn gối” để cho cơ thể mệt mỏi. Lạ ở chỗ, dù ông có cảm giác buồn ngủ, ngáp cứng cả quai hàm nhưng vẫn không tài nào chợp mắt được…
“Dị nhân” Lê Hùng suốt gần 20 năm nay không ngủ
 “Dị nhân” Lê Hùng suốt gần 20 năm nay không ngủ

Thiên hạ đệ nhất... mất ngủ là đây!

Sau khi ông Thái Ngọc nổi tiếng chỉ vì thức, gặp lại, hỏi ông đã ngủ được chưa, ông lắc đầu: “Chịu. Dù thuốc ngủ quá liều vẫn không chợp được mắt”.

Thien ha de nhat... mat ngu la day
Ông Thái Ngọc lập kỷ lục thế giới hơn 40 năm không ngủ. 
Hơn 10 năm trước, ông Thái Ngọc (76 tuổi, làng Trung Hạ, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) được cả thế giới biết đến với kỷ lục hơn 40 năm không ngủ. Dạo đó, nhiều đoàn làm phim đến từ Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản… về tìm ông để quay phim. Có đoàn có nhã ý mời ông qua nước họ để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân thức suốt đêm dài đêm nối đêm và để tìm cách cho ông ngủ, nhưng ông từ chối. Bởi với ông, thức đã trở thành bản năng và ngủ là điều xa xỉ. Ông cũng chẳng cần chữa trị chứng mất ngủ làm gì, khi mà mấy chục năm qua không ngủ ông vẫn khỏe mạnh như ai. Ông chỉ muốn yên bình ở làng quê vui cảnh điền viên, bên người vợ hiền để thức trọn một đời người.
Thức cùng người nổi tiếng
Chiều về, mây đè đỉnh núi Cà Tang, ông Ngọc ngồi bên thềm nhà hút thuốc ve, phà khói trắng trời, trông ông khắc khổ ngay cả trong dáng ngồi. Lúa vừa gặt xong, phơi đầy sân, ông cười hóm hỉnh: “Hai vợ chồng già ăn mấy hạt. Làm cốt để cho vui, cho lợn gà ăn là chính. Chứ đêm về ngồi không, ngắm vợ hoài cũng chán”.
Vào nhà, sau màn chào hỏi, câu đầu tiên tôi hỏi là ông đã ngủ được chưa. Ông lắc đầu: “Trời chưa cho. Thôi ráng, chắc cũng chẳng còn được mấy năm”. Rót nước, ông bảo vợ là bà Nguyễn Thị Bảy ra vườn hái bưởi đãi khách. Bà Bảy chạy vội ra vườn, loáng cái xách mấy trái bưởi mọng nước, gọt vỏ cho cả nhà cùng ăn. Bà Bảy bảo: “Vườn đâu thiếu thứ gì. Ông chăm ngày chăm đêm nên cây cỏ cũng tốt tươi hơn nhiều. Tôi cũng tươi tốt theo”. Ông bà tốt tính, khôi hài, hóm hỉnh nên dân trong vùng ai cũng quý mến.
“Nhà cuối thôn nên cũng vắng người, lâu lâu mới có khách. Chú ở lại thức chơi. Rượu trong chum, gà trong chuồng không thiếu thứ gì. Đêm không ngủ được thì đi làm ruộng với tôi”, ông ngỏ lời. Lời mời hấp dẫn, mấy khi có dịp thức cùng người nổi tiếng, tôi gật đầu.
Bữa cơm nghèo, kèm chai rượu gạo do chính tay ông nấu được bày ra. Ông rót vào 2 cốc lớn, một cho khách một cho mình. Nâng ly, ông uống cái ực ngon lành. Bên mâm cơm, ông kể chuyện đời mình. Sinh ra và lớn lên dưới núi Cà Tang, thời trai trẻ, ông khỏe mạnh, bình thường. Nhưng dạo 30 hay 32 tuổi, ông không nhớ chính xác, sau một trận đau, ông mất ngủ và không còn cảm giác thèm ngủ từ đó. Có vợ, có con, ông vẫn vậy. Cuộc sống lam lũ cùng với việc thiếu ngủ khiến ông gày sọm nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường.
Thien ha de nhat... mat ngu la day-Hinh-2
Sau bao năm không ngủ, ông Ngọc vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường. Ảnh: Nguyễn Thành. 
“Sau lần đau ốm đó, tôi không tài nào ngủ được. Lúc đầu cũng thấy lo nhưng thức miết thành quen, đêm cũng như ngày, mắt lúc nào cũng tròn xoe, thao láo. Thức cũng có cái vui của nó và đôi khi thấy đời dài hơn, yêu đời hơn”, ông Ngọc nói. Bà Bảy ngồi bên miệng nở nụ cười khi ông Ngọc kể chuyện tình của ông bà. Bà Bảy kể, bà sinh ra và lớn lên ở làng bên, biết ông Ngọc từ nhỏ. Mặc dù biết ông đã có một đời vợ, nhưng bà vẫn đem lòng yêu thương rồi nên nghĩa vợ chồng.
Hồi đầu ông Ngọc không ngủ bà cũng sợ, nhưng ở với nhau mấy chục năm cũng thành quen. “Ông thức nên mới đông con vậy đó. Khoản đó, ông là số 1”, bà hóm hỉnh. Ông Ngọc móm mém: “Ở đời. Sướng khổ biết ai hơn ai đâu?”. Năm người con của ông bà nay đã trưởng thành, duy chỉ có cậu con trai út đã hơn 40 tuổi vẫn chưa chịu lấy vợ, đang bị ông bà ngày đêm bắt đi tìm.
Ông Thái Ngọc người hơn 40 năm không ngủ
Đêm, sương buông xuống dày đặc, núi rừng Nông Sơn tĩnh mịch. Tiếng cú từ dãy núi bên kia vọng về khiến đêm thêm huyền bí. Ông Ngọc như loài cú kia, sống về đêm. Và những câu chuyện về 45 năm không ngủ của ông dài bất tận…
Cơm xong, tôi và ông trải chiếu ra nhà nằm. Có men rượu nhưng ông vẫn không ngủ. Trò chuyện hồi lâu, tôi ngủ lúc nào không hay. Gà gáy sang canh, thức dậy chẳng thấy ông đâu, nhìn ra ngoài đồng, thấy đốm lửa và ánh đèn pin loáng nhoáng. Khi tỏ mặt người, thấy ông lọ mọ đi về. Đám ruộng trước nhà chiều qua còn trĩu bông, sáng nay đã gặt sạch. Bà Bảy bảo: “Ông gặt tối qua đó, không ngủ được, ông đội đèn ra đồng gặt. Mấy chục năm rồi, đêm nào ông cũng vậy, chờ vợ con ngủ rồi ra đồng, ra vườn đốt đuốc làm suốt đêm. Thương ông nhưng nào biết làm gì”.
Thien ha de nhat... mat ngu la day-Hinh-3
Nhiều đoàn làm phim trong và ngoài nước quan tâm sự thức-ngủ của ông Ngọc. 
Y học bó tay
Hơn 10 năm trước, có mấy đoàn làm phim của các hãng truyền hình của Anh, Thái Lan, Nhật Bản… lặn lội về Nông Sơn để làm phim về ông. Ông bỗng dưng nổi tiếng khắp thế giới vì kỷ lục chẳng lấy làm vui gì. Ông Ngọc kể, lần đó mấy đoàn làm phim đem qua máy móc, thiết bị, cùng êkíp làm phim. Họ gắn camera khắp nơi từ giường ngủ đến bến, khắp vườn. Mọi hành động của ông đều được theo dõi kỹ, nhất là vào ban đêm. Gần 1 tuần, quay phim, cánh phóng viên, quay phim nước ngoài cao to mệt lả vì không đọ nổi độ thức của ông. Rốt cuộc, nhiều nhà báo quay ra ngủ li bì trong khi ông vẫn mải mê cuốc đất, cày xới. Họ bái phục về độ thức của ông.
Sau khi quay phim, thức gần 1 tuần để kiểm chứng kỷ lục không ngủ của ông, một đoàn còn đưa ông xuống Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng xét nghiệm, tìm nguyên nhân việc ông không chịu ngủ. Hàng loạt xét nghiệm, chụp phim, thí nghiệm cũng không tìm được nguyên nhân cũng như tìm ra cách cho ông ngủ. “Người ta nói đi thì mình đi, chứ thực chất, tôi chẳng quan tâm lắm. Mấy chục năm rồi không ngủ tôi vẫn khỏe mạnh có sao đâu. Cơ hội để mình đi ra thành phố lớn, dễ gì có dịp”, ông Ngọc kể.
Đoàn làm phim này cũng có nhã ý mời ông qua nước họ với máy móc, thiết bị hiện đại hơn để kiểm tra, chữa trị, nhưng ông lắc đầu. Ông bảo: “Đi theo họ biết khi nào được về. Xuống Đà Nẵng, xa vợ xa con, xa vườn tược mấy đêm thôi đã nhớ hoảng rồi. Qua nước họ xa lạ, không người quen, sao chịu nổi”.
BS Trần Nguyên Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, cho biết, kết quả xét nghiệm, đo điện não không đưa ra được bất kỳ triệu chứng nào cho thấy ông Ngọc bất bình thường. Theo bác sĩ Ngọc, thông thường, hệ thần kinh con người làm việc theo chu kỳ thức - ngủ; chu kỳ ngủ sẽ giúp tái tạo, phục hồi sức lực, nơron thần kinh… Riêng với ông Thái Ngọc, dù đã mất chu kỳ ngủ nhưng cơ thể ông lại có cơ chế tự bảo vệ và tái tạo tế bào thần kinh, tái tạo sinh lực. Đây là trường hợp có một không hai bởi nếu bình thường, mất ngủ sẽ dẫn đến suy kiệt thần kinh, trầm cảm. Trường hợp này bí ẩn và chưa có giải thích thỏa đáng.
Thien ha de nhat... mat ngu la day-Hinh-4
 Vợ chồng ông bà Ngọc-Bảy.
Thức nhiều, thấy vợ con ngủ, ông Ngọc bảo cũng thèm lắm. Ông thử tìm mọi cách để ngủ. Rượu, bia các loại chào thua hai con mắt ông; uống say mấy, ông cũng không ngủ. Có lần ông ra hiệu thuốc mua hai liều thuốc ngủ rồi uống luôn một thể xem có kiếm được phút chợp mắt nào không, thế nhưng thuốc chẳng giúp ông kéo rụp được mí mắt. Vợ và con gái biết chuyện, la ông om sòm vì ông liều quá, dễ mất mạng như chơi.
Sau lần đó, ông thôi nghĩ đến chuyện tìm cách ngủ nữa. “Có lẽ trời không cho mình ngủ. Thôi chờ đến giấc ngủ nghìn thu. Hi vọng lúc đó con cái ăn nên làm ra, gia đình êm ấm, cho mình ngủ yên”, ông Ngọc tâm sự. Bà Bảy ngồi bên thêm lời: “Mấy mươi năm gắn bó, giờ chỉ mong ông thức nốt cùng tôi đến cuối đời. Tôi giờ chỉ sợ ông ấy ngủ thật mà thôi”.

Tin mới