Người phụ nữ Nga nhớ nao lòng hương Tết Việt ngày xưa

Bà Elena Zubtsova- nay là Giám đốc Trung tâm Văn hoá Nga tại Hà Nội vẫn nhớ như in không khí Tết Việt xưa, vào những năm 90.

Hiếm có gia đình người Nga nào lại yêu mến và gắn bó với Việt Nam như gia đình bà Elena Zubtsova khi cả con trai và con gái đều theo mẹ đến đất nước này sinh sống và làm việc.
Bà Elena Zubtsova học tiếng Việt tại trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva từ năm 1976, đó cũng là thời điểm đánh dấu mối duyên của người phụ nữ Nga này với mảnh đất hình chữ S thân thương.
Nguoi phu nu Nga nho nao long huong Tet Viet ngay xua
Bà Elena nói rằng, bà không thể quên không khí Tết Việt ngày xưa. 
Năm 1981, bà Elena dạy tiếng Việt ở Trường Quan hệ quốc tế ở Mátxcơva, một trong số các học trò học tiếng Việt từ bà là Đại sứ LB Nga tại Việt Nam- ông Kotov.
Năm 1989, đó là lần đầu tiên bà đến Việt Nam để thực tập ltiếng Việt trong vòng 3 tháng. Con người, đất nước và văn hoá Việt Nam đã nhanh chóng hút hồn người phụ nữ Nga này. Năm 1991, bà đến thực tập tiếng Việt tại Việt Nam trong vòng 1 năm.
Bà Elena làm phiên dịch tiếng Việt cho nhiều đoàn đại biểu Việt Nam tham gia trại hè thiếu nhi quốc tế; đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam, đoàn thanh niên VIệt Nam trong các hoạt động khác nhau tại Liên Xô và làm phiên dịch cho nhiều đoàn nghệ sĩ của Việt Nam….
Đó là thời điểm bà kết thân với nhiều người bạn Việt Nam nhất và có những tình bạn đã gắn bó bền chặt hàng chục năm trời.
Sau khi Liên Xô tan rã, bà Elena Zubsova cùng con trai Robert, 10 tuổi chuyển đến sống ở Ký túc xá trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Thời gian sống ở ký túc xá (KTX), bà Elena và con trai đã được trải nghiệm những cái Tết Việt xưa không thể quên trong cuộc đời.
Bà Elena kể, hồi đó khi Tết đến, hai mẹ con ở KTX rất buồn, nên những người bạn thân Việt Nam đã mời bà về nhà cùng đón Tết, đón giao thừa. “Hồi đó Việt Nam còn nghèo, nhưng rất vui. Tiếng pháo đêm giao thừa râm ran, để lại cảm xúc khó tả. Chúng tôi chúc mừng nhau và con trai tôi thì đặc biệt thích phong tục lì xì mừng tuổi của người Việt. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể quên được không khí Tết Việt thời xưa ấy”, bà Elena chia sẻ.
Năm 2015, bà trở lại Việt Nam trong vai trò là Giám đốc Trung tâm Văn hoá Nga, và năm nay là cái Tết thứ 5 bà được trải nghiệm, nhưng lại là cái tết đầu tiên của “Việt Nam thời hội nhập”, theo lời nói của bà.
Bà Elena nói rằng: “Tôi cũng chờ đợi xem Tết Việt thời hội nhập có khác Tết xưa, nhưng tôi nghe nói, người Việt bây giờ bận rộn, mệt mỏi với nhiều công việc nên Tết họ chỉ muốn nghỉ ngơi và giảm bớt nhiều những phong tục như trước. Năm nay, tôi cũng sẽ đi xem chợ hoa, ngắm phố phường và tất nhiên sẽ thưởng thức bánh chưng do những người bạn tặng”.
Nói về ẩm thực Việt Nam trong những ngày Tết, bà Elena cho biết, bà và các con rất thích những món ăn Việt Nam, đặc biệt là nem cuốn, phở, bún và bánh chưng. Ngay cả khi sống ở Mátxcơva, bà vẫn thường nấu những món ăn Việt. Với Elena Zubtsova, Việt Nam đã vô cùng gần gũi và thân thuộc.

Tết Việt Nam rực sắc đỏ trên báo nước ngoài

Ở Thủ đô Hà Nội của Việt Nam, người dân nhộn nhịp mua sắm Tết.
  Ở Thủ đô Hà Nội của Việt Nam, người dân nhộn nhịp mua sắm Tết.
Một phụ nữ mua bao lì xì mừng cho các bé.
 Một phụ nữ mua bao lì xì mừng cho các bé.
Các cửa hàng bày bán các đồ vật trang trí Tết.
 Các cửa hàng bày bán các đồ vật trang trí Tết.
Đường phố tràn ngập các loại đồ trang trí.
  Đường phố tràn ngập các loại đồ trang trí.
Ông chủ cửa hàng bán đồ tươi cười chờ khách.
 Ông chủ cửa hàng bán đồ tươi cười chờ khách.
Một cụ ông mua đồ lễ "ông Công ông Táo".
 Một cụ ông mua đồ lễ "ông Công ông Táo".
 
 
Người dân ở Hồ Bắc (Trung Quốc) mua sắm nhộn nhịp chuẩn bị cho dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm.
 Người dân ở Hồ Bắc (Trung Quốc) mua sắm nhộn nhịp chuẩn bị cho dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm.
 
Đền Tao Se Bio tại khu phố Trung Quốc ở Jakarta, Indonesia.
 Đền Tao Se Bio tại khu phố Trung Quốc ở Jakarta, Indonesia.
 
Người dân lau chùi các pho tượng trong đền Tao Se Bio để chuẩn bị đón Tết.
 Người dân lau chùi các pho tượng trong đền Tao Se Bio để chuẩn bị đón Tết.
Khu phố Trung Quốc ở Yangon (Myanmar) cũng rất rộn ràng không khí Tết.
  Khu phố Trung Quốc ở Yangon (Myanmar) cũng rất rộn ràng không khí Tết.
Các cửa hàng bán đồ trang trí đông khách tại Yangon, Myanmar.
  Các cửa hàng bán đồ trang trí đông khách tại Yangon, Myanmar.
Đèn lồng rực phố Yangon, Myanmar.
 Đèn lồng rực phố Yangon, Myanmar.
 
Myanmar rộn ràng không khí Tết cổ truyền.
  Myanmar rộn ràng không khí Tết cổ truyền.


















Tuổi nào phạm Thái Tuế trong năm 2016?

(Kiến Thức) - Phạm Thái Tuế vận thế thăng trầm, nhiều biến động, vậy những con giáp nào phạm Thái Tuế trong năm 2016? 

Tuoi nao pham Thai Tue trong nam 2016?
Thái Tuế là gì? Thái Tuế còn gọi là Thái Tuế tinh quân, chính là Mộc tinh trên trời. Đây chính là Tuế tinh theo cách gọi của người cổ đại. Thái Tuế tương đồng với địa chi, cứ 12 năm sẽ di chuyển hết một vòng quanh trái đất. Thái Tuế vừa là tinh chấn vừa là thần linh được tôn thờ trong nhân gian. Ảnh minh họa một vị Thái Tuế.

Tuoi nao pham Thai Tue trong nam 2016?-Hinh-2
Phần lớn mọi người đều quan niệm rằng, phạm Thái Tuế vận thế đại hung, nhưng trên thực không hoàn toàn như vậy. Có những người phạm Thái Tuế nhưng vận thế vẫn tương đối tốt. Ảnh ban thờ Thái Tuế trong miếu Thái Tuế. 

Tuoi nao pham Thai Tue trong nam 2016?-Hinh-3
 Nhưng có điều chắc chắn rằng, ai phạm Thái Tuế vận thế sẽ có nhiều biến động, phần lớn là bất thường. Nếu biết khéo léo dẫn dắt, nắm chắc được nhịp độ của mình, trái lại còn có thể lợi dụng thế phạm Thái Tuế để trợ giúp cho vận thế của mình. Ảnh minh họa một loại bùa chú lưu niên Thái Tuế.

Tuoi nao pham Thai Tue trong nam 2016?-Hinh-4
Trong năm 2016 những ai sẽ là người bị phạm Thái Tuế tinh quân? Năm 2016 Bính Thân, tuổi Thân, tuổi Dần, tuổi Tỵ, tuổi Hợi là bốn con giáp bị phạm Thái Tuế và ở các mức độ khác nhau. Ảnh minh họa một loại bùa chú lưu niên Thái Tuế.

Tin mới