Người phụ nữ suy thận vì ăn quả đào: Những ai không nên ăn?

(Kiến Thức) - Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp của bà Nguyễn Thị T. 64 tuổi vào cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm nặng nguyên nhân có thể do ăn quả đào mua ở gánh hàng rong.

Trước đó, bà T mua đào từ gánh hàng rong. Sau khi ăn quả đào được 30 phút thì bà T bị đau bụng, nôn, tiêu chảy liên tục và dẫn đến mất nước trầm trọng. Người nhà đưa bà T đến viện gần nhà nhưng do bệnh cảnh quá nặng, bênh nhân có biểu hiện sốc, tụt huyết áp và suy thận cấp nên các bác sĩ đã chuyển tuyến bà T lên Bệnh viện Bạch Mai.
Nguoi phu nu suy than vi an qua dao: Nhung ai khong nen an?
Bà Nguyễn Thị T. 64 tuổi vào cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm nặng nguyên nhân có thể do ăn quả đào mua ở gánh hàng rong. 

Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện chưa rõ căn nguyên việc ngộ độc của bệnh nhân T. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên cho biết dựa trên bệnh cảnh của người bệnh, bác sĩ nghi ngờ có thể do hai nguyên nhân:

Thứ nhất, nghi ngờ do hóa chất bảo quản hoa quả. Có quá nhiều loại hóa chất hiện nay có thể bị tùy tiện sử dụng.

Thứ hai, có thể do độc tố vi khuẩn trong trái đào (nguyên nhân này ít căn cứ hơn).

Sau vài ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân T đã cải thiện tốt.

Những người không nên ăn quả đào

Nguoi phu nu suy than vi an qua dao: Nhung ai khong nen an?-Hinh-2
Quả đào ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh về nhiệt không nên ăn nhiều. Bệnh nhân mới ốm dậy yếu dạ dày khó hấp thụ không nên dùng. Phụ nữ có thai hạn chế ăn nhiều đào tránh nguy cơ bị xuất huyết. Ảnh minh họa. 
Mùa đào Việt Nam rộ vào khoảng tháng 5 – 6, được nhiều người yêu thích. Quả này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn được dùng làm thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để ăn đào.
Vì có dược tính nóng nên một số người sau đây tuyệt đối không ăn nhiều đào:
- Đối với phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị xuất huyết, tốt nhất không nên ăn. Trường hợp nếu thích, chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé. Khi ăn cần gọt vỏ để hạn chế lông ở vỏ quả đào gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng.
- Người bị nóng trong với những triệu chứng như: miệng khô, đau họng, chảy máu cam… tốt nhất là không ăn để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.
- Người mới ốm dậy, nhiều bệnh trong người hay những người bệnh có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị.
- Người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về da, dễ nổi mụn, mề đay trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh… cũng không nên ăn nhiều đào.

Sự khác biệt giữa hoa quả và rau củ xưa và nay

(Kiến Thức) - Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh khác biệt của những loại hoa quả và rau củ quen thuộc thời xưa và ngày nay.

Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay

Dưa hấu: Tổ tiên hoang dã của dưa hấu hiện nay chúng ta vẫn ăn là một thực vật sống ở sa mạc cho trái. Quả này bên trong xốp trắng và cực kỳ đắng. Dầu chiết xuất từ loại dưa hấu sơ khai từng được sử dụng cho sản xuất dược liệu và xà phòng. Nhờ kỹ thuật chăm sóc và nhân giống, các nhà khoa học tạo ra loại dưa hấu ngày nay với quả to, ruột đỏ và vị ngọt hơn.

Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-2
Quả chuối: Người dân Papua New Guinea và Đông Nam Á biết đến hương vị chuối từ 10.000 năm trước. Tuy nhiên, loại hoa quả này được thuần hóa chỉ 7.000 năm trước. Chuối ngày nay đã được thuần hóa và không còn hạt nữa.
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-3
Cà tím: Các loại cà tím đầu tiên được trồng ở Trung Quốc và chúng trông rất khác với các loại cà tím hiện đại. Chúng có gai, nhỏ và có nhiều màu khác nhau từ vàng đến xanh da trời.
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-4
Đào: Quả đào ngày nay trông hoàn toàn khác trước. Chúng giống như quả anh đào hơn. Quả đào ngày nay đã thay đổi đáng kể về hương vị và vẻ bề ngoài.
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-5
Quả dưa chuột: Tổ tiên của dưa chuột hiện đại có rất nhiều gai và quả nhiều hạt. Đặc biệt hơn là chúng độc hại, được trồng để sử dụng cho mục đích trị liệu. Loại dưa chuột trồng để ăn xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ cách đây hơn 6.000 năm.
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-6
Quả bơ: Bơ trước đây là một loại quả dại, được thuần hóa từ thiên niên kỷ thứ 3 trước CN. Khi đó, người Aztec gọi chúng là dầu rừng. Ban đầu, người ra chỉ sử dụng hột bơ bằng cách nghiền nát chúng, đem trộn với bồ hóng để làm thuốc. Ở thời điểm đó, hột bơ chiếm đến 80% toàn bộ trái bơ chứ không như bây giờ.
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-7
Cà chua: Cà chua ban đầu trông giống như quả mọng nhỏ và đen. Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ở châu Âu, chúng được cho là độc và chỉ được trồng để làm cây cảnh trong một khoảng thời gian rất dài. 
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-8
Cà rốt: Cà rốt hoang dã ban đầu được trồng lấy lá và hạt. Loại củ này từng được coi là một loại cỏ dại có lợi. Cà rốt phổ biến mà chúng ta vẫn ăn hiện nay xuất hiện ở Hà Lan từ thế kỷ 17.
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-9
Dâu tây: Dâu tây hoang dã là quả hạch nhỏ nhưng rất thơm ngon với mùi hương rất tinh tế. Sau nhiều năm được thuần hóa, dâu tây ngày nay to hơn nhiều và không thơm như cây tổ tiên của chúng nữa. 
Su khac biet giua hoa qua va rau cu xua va nay-Hinh-10
Khoai tây: Loại khoai tây bản địa này từ Nam Mỹ. Chúng phát triển khá sự đa dạng về hình dạng, màu sắc và kết cấu. Có một số tổ chức ở Nam Mỹ không chỉ duy trì sự đa dạng của khoai tây mà còn thúc đẩy sự phổ biến của chúng trên khắp thế giới. Ảnh: BS.

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

“Chữa” ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat bằng thảo dược coi chừng chết oan

(Kiến Thức) - Gần đây, tại cửa khoa Hồi sức tích cực & Chống độc - BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang có hiện tượng cò mồi mời chào gia đình người bệnh mua thuốc thảo dược để “chữa” ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. 

Tin mới