Người thực hành 23 điều thiện này, vạn sự ắt sẽ sớm thành công

Con người muốn có tương lai tốt, phúc báo dày, hãy nhớ làm 23 điều thiện này.

23 điều Thiện nên thực hành, phúc báo vô lượng
1- Phàm sự việc nếu hợp với lẽ phải thì nên tiến mà đốc hành, trái lại nếu nghịch với đạo lý thì hãy lui tránh.
2- Đường đường chính chính, không tự dối mình, không dối người, hành động quang minh lỗi lạc.
3- Phải tích lũy công đức.
4- Phải có lòng từ bi lân mẫn đối với muôn loài.
5- Trung thành với tổ quốc; Hiếu thảo với cha mẹ; Hòa mục với anh em.
6- Tu thân sửa mình để cảm hóa người.
7- Thương xót cứu giúp cô nhi và quả phụ.
Nguoi thuc hanh 23 dieu thien nay, van su at se som thanh cong
Ảnh minh họa. 
8- Kính trọng người già và an ủi vỗ về trẻ nhỏ.
9- Không tổn hại côn trùng và cây cỏ.
10- Phải thương hại kẻ ác.
11- Phải vui mừng chia sẻ với người hành thiện.
12- Giúp người trong lúc cấp bách.
13- Cứu người trong lúc nguy nan.
14- Thấy người được như mình được.
15- Thấy người mất mát như mình mất mát.
16- Không phô bày sự kém cỏi của người.
17- Không khoe khoang cái hay của mình.
18- Che giấu điều xấu của người; Biểu dương điều thiện của người.
19- Khi phải chia chác đồ vật, nhường người phần nhiều và giữ cho mình phần ít.
20- Gặp nhục không oán.
21- Được sủng ái phải sợ.
22- Giúp người chớ mong báo đáp.
23- Cho ai vật gì rồi thì đừng nghĩ lại mà hối tiếc.
5 việc không nên làm kẻo tổn hại phúc báo
1. Vì lợi ích của bản thân mà làm tổn hại người khác – bản thân sẽ không may mắn
Chính là hại người ích ta, sẽ khiến bản thân nhận phải những điều không may mắn. Điều này cũng chính là phù hợp với Thiên lý “thiện ác hữu báo”. Làm hại người khác để chiếm lợi cho mình là làm điều ác, không những không may mắn mà còn khiến bản thân phải chịu quả báo.
2. Không quan tâm chăm sóc người già, chỉ quan tâm chăm sóc con trẻ – gia đình không may mắn
Đây cũng là một câu nói có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyên răn người đời. Vì sao làm như vậy lại khiến gia đình không may mắn? Người ta ví mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái giống như cây và quả. Quả của cây chính là con cái, còn gốc cây chính là cha mẹ, rễ cây chính là ông bà, tổ tiên…
Nếu như chúng ta muốn cái cây này lớn lên tươi tốt, sai quả ngon ngọt thì phải đem nước và chất dinh dưỡng chăm bẵm cho cây. Lẽ nào lại đem chất dinh dưỡng cung cấp cho quả?
3. Loại bỏ người hiền tài, dùng người bất tài – đất nước không may mắn
Người hiền tài không được phân công nắm giữ những việc lớn, việc phù hợp, thay vào đó lại sử dụng người bất tài thì đây là điềm báo tương lai xấu cho một đất nước, một quốc gia.
4. Người già không dạy, người trẻ không học – phong tục bị hủy hoại
Người già là những người có nhiều kinh nghiệm, thông hiểu luân lý đạo đức làm người, cần phải dạy bảo con cháu thành người có đạo đức, người tốt.
Nhưng nếu người bề trên không dạy bảo người trẻ mà người còn trẻ tuổi thì lại ngạo mạn, không muốn thỉnh giáo người lớn tuổi thì phong tục sẽ không được kế thừa và đi xuống.
5. Thánh nhân ở ẩn, kẻ ngốc nắm quyền – thiên hạ gặp họa
Bậc thánh hiền là những người tài giỏi, có trí huệ, có đức hạnh, một khi họ không được trọng dụng, không được quốc gia coi trọng, lời nói ra cũng không được dùng thì bởi vì họ là những người không vì danh, không vì lợi nên sẽ chọn cách đi ở ẩn, không màng đến chuyện của thiên hạ. Khi ấy, những người bất tài, vô dụng nắm quyền lãnh đạo thì thiên hạ ắt sẽ gặp họa.

Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả: Sự trả giá của những ác ngôn

“Chớ thấy việc ác nhỏ mà làm, đừng thấy điều thiện nhỏ mà bỏ qua”. Mọi việc xấu ta nói, ta làm đều sẽ phải nhận quả báo về sau.

Trong kinh điển Phật giáo có một câu chuyện kể rằng, ngày xưa lâu lắm rồi, có một tu sĩ trẻ buông lời ác ý chế giễu một một vị hòa thượng cao tuổi khác, nói rằng ông nhảy qua dòng suối nhỏ trông giống như một con khỉ vậy. Chính vì khẩu nghiệp ác ý này, mà năm trăm đời sau khi nhân quả đến, vị tu sĩ trẻ tuổi cuối cùng cũng chuyển sinh thành một con khỉ.

Đôi khi thông minh xinh đẹp không phải "Phúc" mà là "Họa"

Kỳ thực, mọi sự trong đời mỗi người đều được Thần Phật an bài cẩn mật, để hóa giải duyên nợ trùng trùng bao kiếp bao đời.

Thời Đức Phật tại thế, có một mỹ nữ sắc nước hương trời vô cùng diễm lệ. Từ khi còn nhỏ, nàng đã xinh đẹp như một đoá sen tinh khôi dịu dàng, bởi vậy cha mẹ đặt tên cho nàng là Liên Hoa Sắc.

Tin mới