Người trẻ Trung Quốc không đi chợ

Theo chuyên gia, các khu chợ truyền thống ở xứ tỷ dân đối diện nguy cơ bị xóa sổ nếu không thu hút được người mua hàng trẻ tuổi.

Chợ ẩm ướt (hay chợ truyền thống) là thuật ngữ chỉ loại hình chợ chuyên bày bán các mặt hàng tươi sống như thịt, cá, hải sản và đồ dễ hư hỏng khác như rau, củ, quả.

Tháng 10 năm ngoái, Wuzhong, khu chợ truyền thống ở Thượng Hải, gây xôn xao khắp thế giới khi hợp tác với thương hiệu thời trang cao cấp Prada. Theo đó, trong vòng 2 tuần, các sạp rau ở chợ Wuzhong được trang trí bằng biểu tượng và sử dụng bao bì in logo của Prada.

Sự kiện này thu hút rất nhiều người yêu thời trang ở Trung Quốc nhưng cũng nhận về không ít chỉ trích, đặc biệt là khi một cô gái bị cáo buộc vứt bó cần tây vào thùng rác để lấy túi giấy Prada ngay sau khi selfie với nó.

Phần lớn phản ứng dữ dội tập trung vào vấn đề lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng nêu bật sự thật rằng đối với nhiều người trẻ xứ tỷ dân, chợ truyền thống đơn giản không phải là một phần cuộc sống của họ, theo Sixth Tone.

Nguoi tre Trung Quoc khong di cho 

Chợ truyền thống ở Thượng Hải từng thu hút sự chú ý và cả chỉ trích khi kết hợp với Prada trong 2 tuần. Ảnh: Sohu.

Suy tàn

Zhong Shuru (32 tuổi, đến từ Quảng Đông), nhà nghiên cứu tại Đại học Sun Yat-sen, cho biết rất ít người đồng trang lứa với anh thường xuyên mua sắm ở chợ truyền thống.

“Tôi nghiên cứu thị trường chợ và rất thích loại hình này nhưng tôi hiếm khi đi nhiều hơn 1-2 lần/tháng. Tuy nhiên, bố mẹ tôi đến đây mỗi ngày và dường như không bao giờ mệt mỏi vì điều đó”, anh nói.

Theo Zhong, có nhiều yếu tố đằng sau sự thờ ơ với các khu chợ truyền thống của giới trẻ Trung Quốc.

Thứ nhất, quá trình đô thị hóa đã đẩy cấu trúc gia đình Trung Quốc theo hướng gia đình hạt nhân và sống một mình. Điều này, cùng với sự gia tăng của các công việc với nhịp độ nhanh và cường độ cao, khiến ngày càng có nhiều người trẻ phụ thuộc vào việc mua mang đi.

Các bữa ăn tự nấu giờ đây là điều xa xỉ. Ngay cả khi những người lao động trẻ có thời gian nấu nướng, họ có xu hướng thích các lựa chọn mua thực phẩm tiện lợi và tiết kiệm thời gian như đặt hàng online.

Nguoi tre Trung Quoc khong di cho-Hinh-2

Giới trẻ xứ tỷ dân thích đặt đồ ăn online hơn là tự nấu nướng ở nhà. Ảnh: Lian Fei/Blue Jean Images.

Sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm tươi sống trong hơn 30 năm qua cũng không ủng hộ chợ truyền thống. Vào những năm 1990, siêu thị ngày càng phổ biến đã cướp đi khách hàng của họ. Những năm 2010 chứng kiến sự sa sút của các chuỗi siêu thị nhưng đối tượng hưởng lợi lại là các cửa hàng tạp hóa nhỏ được mở ngay bên ngoài khu dân cư và cộng đồng. Một số đã phát triển thành chuỗi.

Tiềm năng của thị trường tạp hóa cũng khơi dậy sự quan tâm của những gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến như Alibaba và JD.com. Họ bắt đầu xây dựng các sản phẩm và dịch vụ cộng đồng, chẳng hạn như đặt hàng online và giao trong vòng 30 phút, phù hợp hơn với kỳ vọng tiêu dùng của giới trẻ Trung Quốc.

Làn sóng này bùng nổ vào năm 2020, khi các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc đua nhau tung ra các dịch vụ “mua theo nhóm cộng đồng” trên toàn quốc. Người dùng có thể nhận đơn đặt hàng của họ từ một điểm trả tập trung, thuận tiện trên đường đi làm về.

Các mô hình bán lẻ mới thường được trợ cấp nhiều bởi những công ty trực tuyến đang tìm cách mở rộng thị phần. Do đó, chúng có lợi thế đáng kể về giá so với các chợ ẩm thực và cửa hàng bán lẻ truyền thống khác.

Một yếu tố khác dẫn đến sự suy tàn của chợ truyền thống là thực tế đơn giản rằng nhiều nơi không phải là không gian dễ chịu.

Phần lớn chợ ẩm thực hiện có ở Trung Quốc được xây dựng vào những năm 1980 và một số ít được nâng cấp kể từ đó. Thiết bị cũ kỹ; hệ thống thoát nước, thông gió và chiếu sáng hoạt động kém; các hệ thống cung cấp điện phải vật lộn để giữ thực phẩm tươi trong mùa hè ngày càng khắc nghiệt là một số điểm trừ.

Nhiều chợ truyền thống được tư nhân hóa vào những năm 1990. Một số nhà điều hành tư nhân mới này không đầu tư thỏa đáng vào hệ thống vệ sinh dẫn đến chất thải và rác tràn ngập gần khu vực sản xuất.

Tóm lại, mặc dù có những khu chợ ẩm thực đẹp, hình ảnh của chúng vẫn được đóng khung trong 3 từ: “bẩn thỉu, lộn xộn và xuống cấp”.

Vẫn còn hy vọng

Trong nghiên cứu của mình, Zhong phát hiện rằng các chợ truyền thống đang tìm cách tân trang hình ảnh. Cách tiếp cận đầu tiên là chấp nhận cổ phần hóa, thường bằng cách biến chợ ẩm ướt thành siêu thị hoặc làm cho chúng có vẻ cao cấp hơn.

Các ví dụ nổi tiếng nhất của mô hình này có thể được tìm thấy ở Hong Kong. Trong số 211 chợ truyền thống của thành phố, 121 thuộc sở hữu công khai và 90 còn lại do quỹ đầu tư bất động sản Link REIT kiểm soát.

Kể từ năm 2017, Link đã ký hợp đồng quản lý các chợ truyền thống cho các công ty thương mại đầu tư mạnh vào việc đổi tên chúng thành “thị trường cao cấp”. Ở đó, những người mua sắm giàu có có thể mua hải sản từ Nhật Bản, trứng cá muối từ Nga và các loại hàng hóa khác mà trước đây chỉ có ở siêu thị cao cấp.

Điều này không phải lúc nào cũng có hiệu quả đối với dân địa phương. Những người không thể mua được hàng vì giá quá cao buộc phải tìm nơi khác. Một số thậm chí còn bắt đầu mua hàng tạp hóa qua biên giới ở thành phố Thâm Quyến lân cận.

Nguoi tre Trung Quoc khong di cho-Hinh-3

Chợ truyền thống không có sức hấp dẫn với người trẻ. Ảnh: Peacefoo/iStock.

Các nhà cung cấp cũng bị siết chặt do mô hình dẫn đến những cơ cấu hoạt động tập trung hơn. Khi giá thuê tăng gấp đôi, nhiều gian hàng nhỏ, từng hoạt động với ngân sách eo hẹp đã được các công ty lớn hơn cho thuê.

Cả hai điều này đã làm thay đổi đáng kể đặc điểm của các chợ truyền thống của Hong Kong.

Ở các thành phố tại Trung Quốc đại lục, sự thay đổi liên quan tới các dự án cải tạo và đổi mới do chính phủ lãnh đạo. Ví dụ, một số lượng lớn chợ truyền thống ở phía nam tỉnh Hải Nam được cải tạo từ năm 2017 đến 2018 để phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất.

Với nỗ lực đứng vào hàng ngũ “thành phố vệ sinh quốc gia” và “thành phố văn minh quốc gia”, một thành phố trong tỉnh đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ để bổ sung hoặc cập nhật hệ thống thông gió tại các khu chợ ẩm ướt cũng như lắp đặt màn hình điện tử và các thiết bị khác.

Sự hợp tác của Prada với chợ Wuzhong là trường hợp điển hình của mô hình này. Các kiến trúc sư và nhà thiết kế làm cho khu chợ trông hấp dẫn hơn, nhưng cấu trúc kinh doanh vẫn không thay đổi. Do đó, thay đổi chỉ giới hạn ở việc cải tạo bề ngoài.

Tuy nhiên, khi được thực hiện đúng cách, việc cải tạo có thể nâng cao sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng trẻ tuổi, mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp cũng như điều hành thị trường.

Mô hình cuối cùng liên quan đến việc nắm bắt tâm tư của người trẻ tuổi. Ví dụ, tập đoàn Lingnan của Quảng Châu đã công bố kế hoạch bắt đầu bán các món ăn được cắt gọt, chế biến sẵn để có thể nhanh chóng nấu tại nhà. Bằng cách đó, những người trẻ thích tự nấu nướng nhưng không có thời gian có thể thực hiện điều mình muốn mà không cần quá vất vả.

Các thị trường khác đang cố gắng khôi phục chức năng bị lãng quên của chợ ẩm thực truyền thống: mạng xã hội. Họ xây dựng các cửa hàng hoa, tiệm bánh, hiệu sách và trung tâm dành cho người cao tuổi ngay trong khuôn viên, mở rộng chúng từ nơi để mua thực phẩm thành không gian cộng đồng chung.

Liệu những cải tạo này có giúp các chợ truyền thống chống chọi lại thách thức từ xu hướng “bán lẻ mới” và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các gia đình Trung Quốc? Không có câu trả lời dễ dàng, nhưng nhà nghiên cứu Zhong Shuru rất lạc quan.

Theo anh, chợ truyền thống đại diện cho kho tàng nguyên liệu địa phương.

Một người trẻ tuổi ở Hải Nam nói với Zhong rằng việc mua sắm cùng bố mẹ khiến cô yêu thích đi chợ, một phần vì có thể mua được những thực phẩm theo mùa được sản xuất tại địa phương mà không thể tìm thấy ở nơi khác.

“Các chợ truyền thống đang thay đổi, nhưng tôi hy vọng chúng vẫn duy trì được bản sắc để bảo tồn một phần quan trọng của sự đa dạng đô thị của Trung Quốc cho thế hệ tiếp theo”, Zhong nói.

Đừng từ bỏ mọi thứ để theo đuổi tự do nếu chưa sẵn sàng

Đó chính là những gì mà Jo Fraser, một bạn trẻ đến từ Australia gửi đến các bạn trẻ đang và ấp ủ dự định từ bỏ mọi thứ mà không có kế hoạch để chạy theo ước mơ viển vông thì chắc chắn chỉ gặp một chuỗi thất bại mà thôi.

Có thể bây giờ bạn đang tìm thấy rất nhiều bài báo nói về việc bỏ công việc hiện tại để đi du lịch , tự do theo đuổi sở thích cá nhân. Chỉ với những hình ảnh đẹp lung linh chụp lại cây kem gelato Italy đầy màu sắc, một cô gái dang tay tận hưởng giữa một khung cảnh tuyệt đẹp vô cùng thu hút độc giả hay một bài viết phàn nàn về đống rệp trú ngụ trong rèm khách sạn khiến độc giả cũng cảm thấy thú vị, tò mò.

Giới trẻ châu Á 'tiêu tiền như người Mỹ' và gánh nặng nợ ngập đầu

"Với giới trẻ ngày nay, tiền là thứ để tiêu. Chúng tôi không có tiền tiết kiệm và cũng không bận tâm về điều đó".

Zing.vn trích dịch bài viết trên Wall Street Journal, Nikkei và Foreign Policy về lối sống không nghĩ đến chuyện tiết kiệm, sẵn sàng vay mượn để tiêu xài thoải mái của giới trẻ châu Á.

3 cô gái đại sứ của UNICEF được khen là tài sắc vẹn toàn

Dù còn ít tuổi nhưng Raba Khan, Amelie Zilber, Biljana Stojković đều nổi tiếng nhờ nhan sắc xinh đẹp và khả năng truyền năng lượng tích cực cho giới trẻ.

3 co gai dai su cua UNICEF duoc khen la tai sac ven toan

Raba Khan (sinh năm 1999) là gương mặt quen thuộc với giới trẻ Bangladesh. Cô được biết đến qua những video thú vị về cuộc sống của người dân Bengal trên kênh YouTube TheJhakanakaProject.

3 co gai dai su cua UNICEF duoc khen la tai sac ven toan-Hinh-2

3 co gai dai su cua UNICEF duoc khen la tai sac ven toan-Hinh-3

Sự hài hước, nội dung sâu sắc, gần gũi đã giúp Raba thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi trên các tài khoản mạng xã hội. Những video cover ca khúc hit của cô luôn nhận được hàng triệu lượt thích.