Người tu đưa cha mẹ vào chùa phụng dưỡng được không?

Phụng dưỡng cha mẹ là một trong những phận sự căn bản của người đệ tử Phật.

HỎI: Tôi là con một trong gia đình, sau khi xuất gia tôi có thể đưa cha mẹ vào chùa phụng dưỡng được không? Nếu không làm trụ trì thì có được phép không?
(TỪ TÁNH, venhatutanh@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Từ Tánh thân mến!
Việc người xuất gia (thường là con một) đưa cha mẹ già yếu vào chùa phụng dưỡng là rất bình thường, hợp với tinh thần hiếu đạo của Phật giáo. Không nhất thiết phải là trụ trì, Tăng (Ni) chúng cũng được quyền thỉnh cha mẹ lên chùa phụng dưỡng nếu hội đủ điều kiện và được đại chúng đồng thuận.
Ngay cả vị Tăng (Ni) là trụ trì, muốn phụng dưỡng cha mẹ tại chùa cũng cần đại chúng hoan hỷ trợ duyên, không nên nghĩ mình là trụ trì thì có quyền tự quyết trong vấn đề này. Mặt khác, các bậc cha mẹ được lên chùa ở phải nhận thức rõ vị trí của mình chỉ là Phật tử để lo tu học, công quả, nhằm vun bồi phước đức, nếu không sẽ bị tổn giảm phước báo.
Phụng dưỡng cha mẹ, trợ duyên cho cha mẹ biết tu học là một trong những phận sự căn bản của người đệ tử Phật, cả tại gia và xuất gia. Thiết nghĩ, trong một số hoàn cảnh đặc biệt như người xuất gia là con một, hay cha mẹ về già mà các anh (chị, em) của người xuất gia vì một lý do nào đó không thể phụng dưỡng được, thì đại chúng cần thấu hiểu và yêu thương, hoan hỷ trợ duyên cho huynh đệ của mình làm tròn câu hiếu đạo.
Chúc bạn tinh tấn!

Pháp tu Quan Âm

Pháp tu Quan Âm chủ yếu nói về hạnh Quan Âm và chúng ta áp dụng pháp tu của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. 

Nói đến hạnh Quan Âm, chúng ta biết Ngài có hạnh lóng nghe tiếng nói tâm trạng đau khổ của tất cả chúng sanh. Vì vậy, một số người nghĩ rằng tu theo Quan Âm thì cần tập hạnh này. Thuở nhỏ, tôi cũng đã từng tập tu hạnh này, nhưng rất khó và coi chừng nguy hiểm, vì chúng ta chưa phải là Quan Âm nhưng lóng nghe tiếng đau khổ của chúng sanh thì đưa điều khổ đó vào mình sẽ không thể chịu đựng nổi. Thật vậy, nghe việc khổ của một người thân mà chúng ta đã cảm thấy nặng lòng, huống chi là nghe nhiều người thì càng khổ tâm hơn, chắc chắn tâm chúng ta không yên được. Lóng nghe tiếng khổ đau của chúng sanh là việc khó làm của Bồ-tát, không phải phàm phu làm được. Nghe hạnh Bồ-tát tốt đẹp như vậy, chúng ta thường sanh kính trọng; nhưng làm theo các Ngài thì ở một chừng mực nào đó mới an toàn.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đi về đâu là do mình

Những ai học Phật chân chính đều biết rõ rằng, tương lai của mình đang được chính mình tạo dựng từng phút, từng giờ trong hiện tại.

Nhân quả vốn dĩ rõ ràng, phân minh và cực kỳ công bằng. Không một ai có thể can thiệp vào tương lai của chúng ta, không một vị thần linh nào có thể ban phúc hay giáng họa cho chúng ta mà chính mình phải tự quyết định lấy.

Tin mới