Người tuyết Yeti thực tế là con gấu lớn?

Một nhà khoa học, dành trọn sự nghiệp để tìm ra sự thật về "người tuyết Yeti", vừa kết luận "quái vật" là một con gấu to lớn, dữ tợn.

Bryan Sykes, một giáo sư về gen tại Đại học Oxford (Anh) và đội nghiên cứu của ông đã phân tích 57 mẫu lông được cho là thuộc về người tuyết Yeti và thấy rằng thực tế chúng thuộc về loài ngựa, chó và thậm chí là con người.
Tuy nhiên, hai mẫu thử trong đó đã gây ngạc nhiên, bởi dữ liệu di truyền khớp 100% với một loài gấu vùng cực từng tồn tại cách đây 40.000 năm và nay đã tuyệt chủng. Cụ thể loài gấu này đã sống tại kỷ Pleistocene, nhưng nay đã tuyệt chủng.
"Đã từng có những câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện của loài gấu trắng ở Trung Á và dãy Himalaya" - các nhà khoa học nói trong thông báo gửi tới báo chí- "Dường như 2 sợi lông nằm trong nghiên cứu đã tới từ một loài gấu lạ chưa từng được nhận diện, hoặc nó thuộc về một con gấu lai giữa loài gấu vùng cực và gấu nâu".
“Nếu những con gấu này sống nhiều ở dãy Himalaya, chúng có thể đã góp phần tạo ra nền tảng sinh học cho huyền thoại về Yeti, đặc biệt là khi chúng có các hành động dữ tợn hơn nhiều các loài gấu bản địa khác" - giáo sư Sykes tuyên bố.
Tuy nhiên các nhà khoa học ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên London nói rằng kết quả của giáo sư Sykes đã "không chứng minh hoặc bác bỏ sự tồn tại của Yeti". Họ đánh giá ông chỉ loại bỏ bớt một số mẫu lông tóc từng được xem là thuộc về Yeti, ra khỏi hoạt động cân nhắc đánh giá xem "quái vật" này có tồn tại hay không.
Giáo sư Sykes và mẫu tóc được cho là thuộc về Yeti.
 Giáo sư Sykes và mẫu tóc được cho là thuộc về Yeti.
Giáo sư Sykes đã không phiền lòng trước những nhận xét đó. "Các nhà nghiên cứu quái vật Yeti và những người đam mê sinh vật này thích cho rằng nó đã bị khoa học chối bỏ sự tồn tại" - ông nói - "Khoa học chẳng chấp nhận hay chối bỏ bất kỳ điều gì. Tất cả những gì khoa học làm là kiểm tra các chứng cứ thực tế và đó là điều tôi đang làm".
Nghiên cứu của ông và cộng sự đã được xuất bản trên tuần báo khoa học Proceedings of The Royal Society B

Người tuyết có thật và là “họ hàng” với con người


Sốc với những sinh vật kỳ lạ “hiếm có khó gặp“

1. Hà đồng (em bé nước): Đầu chim, thân người, mai rùa, trên đỉnh đầu có hõm chiếc bát trong chứa đầy nước, nhờ đó mà sống, nếu hết nước sẽ chết. 2 tay thông với nhau có thể co duỗi. Có thể dùng lực trung tiện để bay lên. Loài sinh vật kỳ lạ này xuất hiện rất nhiều trong các tập sách lưu truyền dân gian, như "Bách quỷ dạ hành" (Các loài ma quỷ xuất hiện ban đêm), "Bách vật chí", "Vạn quỷ lục" (ghi chép các loài ma quỷ)
 1. Hà đồng (em bé nước): Đầu chim, thân người, mai rùa, trên đỉnh đầu có hõm chiếc bát trong chứa đầy nước, nhờ đó mà sống, nếu hết nước sẽ chết. 2 tay thông với nhau có thể co duỗi. Có thể dùng lực trung tiện để bay lên. Loài sinh vật kỳ lạ này xuất hiện rất nhiều trong các tập sách lưu truyền dân gian, như "Bách quỷ dạ hành" (Các loài ma quỷ xuất hiện ban đêm), "Bách vật chí", "Vạn quỷ lục" (ghi chép các loài ma quỷ)

2. Linh dương mũi to: Còn gọi linh dương mũi cao. Chúng có kích cỡ thông thường, dài từ 1m2 - 1m7. Linh dương mũi to có bộ lông ngắn, mượt vào mùa hè, lông dài, dày và nhạt màu vào mùa đông, 4 chân nhỏ. Chúng có xương mũi nhô cao và cuộn tròn khiến chiếc mũi dài và sưng phồng.
 2. Linh dương mũi to: Còn gọi linh dương mũi cao. Chúng có kích cỡ thông thường, dài từ 1m2 - 1m7. Linh dương mũi to có bộ lông ngắn, mượt vào mùa hè, lông dài, dày và nhạt màu vào mùa đông, 4 chân nhỏ. Chúng có xương mũi nhô cao và cuộn tròn khiến chiếc mũi dài và sưng phồng.

3. Rùa mai mềm: Đường kính có thể đạt tới 2m, trọng lượng hơn 50kg. Chúng thuộc họ bò sát, ngoại hình giống rùa, sống trong nước, đuôi ngắn, mai màu xanh đậm, hình dáng gần như tròn.
 3. Rùa mai mềm: Đường kính có thể đạt tới 2m, trọng lượng hơn 50kg. Chúng thuộc họ bò sát, ngoại hình giống rùa, sống trong nước, đuôi ngắn, mai màu xanh đậm, hình dáng gần như tròn.

4. Thú lông nhím mỏ dài: Chúng là một trong 2 loài động vật có vú (loại còn lại là thú mỏ vịt), sống chủ yếu tại New Guiena. Những quả trứng của loài động vật có vú này thuộc hàng hiếm trên hành tinh, bởi hiếm có loài vật có vú nào lại đẻ trứng. Chúng đẻ trứng vào túi, ấp và có con ở trong túi đến khi lông của chúng phát triển. Chúng có lưỡi nhớt để bắt kiến. Thú lông nhím mỏ dài có thói quan tự vệ đặc biệt là đào lỗ chui thẳng xuống đất khi bị đe doạ.
4. Thú lông nhím mỏ dài: Chúng là một trong 2 loài động vật có vú (loại còn lại là thú mỏ vịt), sống chủ yếu tại New Guiena. Những quả trứng của loài động vật có vú này thuộc hàng hiếm trên hành tinh, bởi hiếm có loài vật có vú nào lại đẻ trứng. Chúng đẻ trứng vào túi, ấp và có con ở trong túi đến khi lông của chúng phát triển. Chúng có lưỡi nhớt để bắt kiến. Thú lông nhím mỏ dài có thói quan tự vệ đặc biệt là đào lỗ chui thẳng xuống đất khi bị đe doạ.

5. Loài Tenrec lông sọc sống dưới đất: Tenrec là loài ăn công trùng dến từ Madagasca, là nơi sính sống của nhiều loài động vật kỳ lạ, trong đó bao gồm loài khỉ Aye aye và vượn cáo. Trên lưng chúng mọc đầy lông cứng, với màu sắc vàng đen như hoa văn trang trí. Chúng có thể tấn công các loài động vật muốn tấn công chúng bằng gai đầy độc xung quanh cổ.
 5. Loài Tenrec lông sọc sống dưới đất: Tenrec là loài ăn công trùng dến từ Madagasca, là nơi sính sống của nhiều loài động vật kỳ lạ, trong đó bao gồm loài khỉ Aye aye và vượn cáo. Trên lưng chúng mọc đầy lông cứng, với màu sắc vàng đen như hoa văn trang trí. Chúng có thể tấn công các loài động vật muốn tấn công chúng bằng gai đầy độc xung quanh cổ.

6. Người tuyết: Một loài sinh vật kỳ bí lai giữa người, vượn vẫn là một bí ẩn giữa truyền thuyết và hiện thực của con người.
 6. Người tuyết: Một loài sinh vật kỳ bí lai giữa người, vượn vẫn là một bí ẩn giữa truyền thuyết và hiện thực của con người.

7. Người tuyết Yeti: Còn được gọi là quái vật Bigfoot thường sống trong hang đá, dãy núi Himalay được xem là một khu vực tập trung nhiều người tuyết.
 7. Người tuyết Yeti: Còn được gọi là quái vật Bigfoot thường sống trong hang đá, dãy núi Himalay được xem là một khu vực tập trung nhiều người tuyết.

8. Kền kền: Loài chim săn mồi ăn xác động vật. Ngoài Nam Cực và các đảo, chúng gần như phân bổ đều các nơi trên thế giới.
 8. Kền kền: Loài chim săn mồi ăn xác động vật. Ngoài Nam Cực và các đảo, chúng gần như phân bổ đều các nơi trên thế giới.

9. Khỉ mặt xanh (mặt chó): Chủ yếu sống ở các khu vực nơi nhiệt đới. Sống thành các nhóm nhỏ. Chủ yếu sống dưới đất liền. Nhưng tối đều sống trên cây. Chủ yếu ăn hoa quả, hạt và thực vật cho tới các loài động vật nhó. Loài có tính khí nóng nảy, nhất là con đực, chúng đầy sức mạnh và sẵn sàng đánh lộn với những kẻ săn mồi.
 9. Khỉ mặt xanh (mặt chó): Chủ yếu sống ở các khu vực nơi nhiệt đới. Sống thành các nhóm nhỏ. Chủ yếu sống dưới đất liền. Nhưng tối đều sống trên cây. Chủ yếu ăn hoa quả, hạt và thực vật cho tới các loài động vật nhó. Loài có tính khí nóng nảy, nhất là con đực, chúng đầy sức mạnh và sẵn sàng đánh lộn với những kẻ săn mồi.

10. Tatu: Chuột Lớp áo giáp gồm nhiều tấm giáp nhỏ hợp thành, Mỗi tấm gíap có lớp chất sừng dầy, cứng bất thường. Mỗi lần gặp nguy hiểm, chúng sẽ cuộn tròn lại. Chúng ăn côn trùng và có móng đào đất rất khoẻ.
 10. Tatu: Chuột Lớp áo giáp gồm nhiều tấm giáp nhỏ hợp thành, Mỗi tấm gíap có lớp chất sừng dầy, cứng bất thường. Mỗi lần gặp nguy hiểm, chúng sẽ cuộn tròn lại. Chúng ăn côn trùng và có móng đào đất rất khoẻ.

Tin mới