Người Ukraine nghĩ gì khi Nga can thiệp quân sự ở Syria?

Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đang khiến nhiều người Ukraine lo sợ rằng phương Tây sẽ hợp tác với Nga và giảm bớt sự ủng hộ đối với Ukraine.

Người Ukraine nghĩ gì khi Nga can thiệp quân sự ở Syria?
Tờ "Người Hướng dẫn Khoa học Cơ đốc giáo" (Mỹ) dẫn lời nhiều nhà phân tích ở Kiev cho rằng chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể tại miền Đông Ukraine. Một tháng trước, khi Nga bắt đầu triển khai quân tới Syria, tiếng súng ở miền Đông Ukraine đột ngột im ắng. Nhiều người Ukraine, tuy hoan nghênh lệnh ngừng bắn này, song lo ngại khả năng có sự dàn xếp ngầm nào đó giữa Nga và phương Tây xung quanh cuộc chiến Syria, bởi lẽ cuộc chiến này đang đe dọa những lợi ích chiến lược của phương Tây.
Nguoi Ukraine nghi gi khi Nga can thiep quan su o Syria?
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Nga tại Idlib, Syria ngày 1/10. Ảnh: Reuters/TTXVN 
Vadim Karasyov, Giám đốc Viện Chiến lược Toàn cầu độc lập ở Kiev, nói: "Lệnh ngừng bắn này có vẻ được đi kèm với lập trường có tính xây dựng hơn của Nga. Do đó, người Ukraine đặt câu hỏi: phải chăng phương Tây đã giảm bớt sự ủng hộ đối với Ukraine để đổi lấy sự hợp tác của Nga trong vấn đề Syria?"
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) nhằm mục đích tập hợp một liên minh chống khủng bố ở Syria, phái đoàn Ukraine đã bỏ ra ngoài phòng họp. Vladimir Panchenko, chuyên gia chính trị của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế ở Kiev, cho biết nhiều người Ukraine nhất trí rằng cần phải tập hợp một liên minh ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông, song lại bất đồng không biết sự can dự của Nga tại Syria sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến đất nước của họ. Ông nói: "Có thể người Nga càng can can dự sâu vào Trung Đông, họ sẽ gặp càng nhiều rắc rối. Tuy nhiên, tất cả mọi người ở đây đều nghĩ rằng đã có sự hợp tác giữa Nga và phương Tây ở Syria, và điều này bất lợi cho Ukraine".
Ngày 2/10, các nhà lãnh đạo của 4 nước bảo trợ hiệp ước hòa bình Minsk-II (gồm Ukraine, Nga, Đức và Pháp) đã nhóm họp ở Paris để phác thảo bản hướng dẫn thực hiện cuối cùng cho hiệp ước này. Hiệp ước 12 điểm yêu cầu các bên chấm dứt mọi hoạt động quân sự và tiến tới xác định rõ quy chế của những khu vực đang do quân nổi loạn kiểm soát. Nga cho biết sẽ hối thúc đồng minh của họ ở miền Đông chấp nhận một thỏa thuận mới với Kiev, theo đó khu vực này sẽ nắm quyền tự trị trong khuôn khổ một Ukraine được phi tập trung hóa. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây có vẻ quyết tâm thúc giục Kiev đàm phán trực tiếp với các đại diện quân nổi loạn, ban lệnh ân xá cho các tay súng li khai và khôi phục các mối liên kết kinh tế với các khu vực đòi độc lập.
Nguoi Ukraine nghi gi khi Nga can thiep quan su o Syria?-Hinh-2
Lãnh đạo nhóm "Bộ Tứ Normandy" đàm phán về tình hình Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN 
Đầu tuần trước, hai bên đã nhất trí rút toàn bộ vũ khí khỏi khu vực giao tranh, một thỏa thuận mà một thủ lĩnh ly khai nói rằng "có thể đồng nghĩa với việc kết thúc chiến tranh". Valery Ryabikh, chuyên gia Viện tư vấn Defense Express ở Kiev, nói: "Đang có tiến triển nhất định ở miền Đông Ukraine, nhưng Nga vẫn duy trì tất cả những đòn bẩy gây ảnh hưởng ở đây", Ukraine bị biến thành con tin trong thời gian Nga tiến tới mối quan hệ mới với phương Tây ở Syria”.
Dmitry Posrednikov, Hiệu phó trường Đại học Donetsk - nằm ở miền Đông thuộc sự kiểm soát của quân nổi dậy - cho biết người dân ở đây hy vọng rằng chiến dịch quân sự của Nga tại Syria sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho họ tại bàn đàm phán hòa bình. Người dân ở đây cũng tự hào về những hành động của Nga. Ông Posrednikov nói: "Rõ ràng, chính sách của Mỹ đã thất bại hoàn toàn cả ở Ukraine lẫn Trung Đông, và giờ đây quyền lãnh đạo thế giới đang được chuyển sang cho Nga. Phương Tây phải hợp tác với Nga tại Syria, vì họ không thể một mình giải quyết các vấn đề". Theo ông Posrednikov, cuộc chiến tại Ukraine có thể đã vượt qua điểm mà không ai dám chắc là mình sẽ chiến thắng, và do đó họ buộc phải có một dàn xếp hòa bình nào đấy.

Thương tâm số phận trẻ em Syria trong nội chiến

(Kiến Thức) - Trẻ em Syria đang sống trong tình cảnh khốn cùng, tính mạng luôn bị đe dọa trong nội chiến và trước các cuộc tấn công đẫm máu, chết người.

Thương tâm số phận trẻ em Syria trong nội chiến
Thuong tam so phan tre em o Syria
 Một bé gái Syria bị thương đang tá túc tại một bệnh viện dã chiến ở vùng Douma do lực lượng nổi dậy chiếm giữ. Suốt những năm qua, cuộc nội chiến đã gây nhiều thiệt hại to lớn đối với cuộc sống người dân, đặc biệt là các trẻ em ở Syria.

Hàng trăm lính Iran sang Syria yểm trợ Nga không kích?

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters đưa tin, hàng trăm lính Iran đã sang Syria để cùng gia nhập lực lượng liên quân yểm trợ cho các cuộc không kích của Nga.

Hàng trăm lính Iran sang Syria yểm trợ Nga không kích?
Hai nguồn tin Lebanon cho biết, hàng trăm lính Iran đã sang Syria trong 10 ngày qua và sẽ sớm gia nhập vào liên quân Syria và Hezbollah để tiến hành một cuộc tấn công mặt đất được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Nga.
Hang tram linh Iran sang Syria yem tro Nga khong kich?
Máy bay chiến đấu cơ Nga tập trận.

Chân dung người nông dân nổi tiếng nhất Triều Tiên

Nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 30 phút lái xe, hợp tác xã Jang Chon là nông trang điển hình, nơi người nông dân nổi danh của Triều Tiên làm việc.

Chân dung người nông dân nổi tiếng nhất Triều Tiên
Chan dung nguoi nong dan noi tieng nhat Trieu Tien
Kim Myong Yon trở thành người quản lý hợp tác xã nông nghiệp Jang Chon từ 47 năm trước. Bà đảm trách công việc này năm 23 tuổi, sau khi thẳng thắn nói chuyện về tình trạng làm việc kém hiệu quả của nông trang với nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, người sáng lập đất nước Triều Tiên. Hình ảnh bà và nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành trên bức tranh màu ngay bên ngoài nông trang Jang Chon. 

Tin mới