Người Việt dùng hàng Việt: DỪNG Toyota, Honda, iPhone, Samsung... HÃY là Vinfast, Vsmart, Bphone!
(Kiến Thức) - Các chuyên gia đánh giá rất cao chất lượng các sản phẩm như xe hơi Vinfast, điện thoại Vsmart, Bphone của Việt Nam, trong khi giá thành phải chăng. Người tiêu dùng nên thay đổi tư duy sính ngoại sang dùng các sản phẩm Việt.
Tâm Đức
Việc Tập đoàn Vingroup trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất máy thở "made in Vietnam" và có thể sắp tới BKAV cũng tham gia cung ứng sản phẩm này cho thị trường Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 khiến người Việt chúng ta nghiêm túc suy nghĩ và ủng hộ “Người Việt dùng hàng Việt”.
Thực tế, theo nhiều chuyên gia đánh giá, các sản phẩm ô tô Vinfast, hay điện thoại Vsmart, Bphone của Việt Nam đều có chất lượng tốt, giá thành phải chăng, mẫu mã đa dạng phục vụ người Việt, đủ sức cạnh tranh cao trên thị trường và không thua kém gì các sản phẩm ô tô của Toyota, Honda… hay điện thoại của iPhone, Samsung…
Bên trong các phòng Lab nghiên cứu của Nhà máy VinSmart (Tập đoàn Vingroup)
Trao đổi với PV Kiến Thức về chất lượng các dòng sản phẩm ô tô VinFast của Tập đoàn Vingroup, chuyên gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar) cho rằng, bản thân 3 dòng sản phẩm ô tô VinFast như Fadil, xe Sedan VinFast Lux A2.0 và xe SUV VinFast Lux SA2.0 là những sản phẩm tốt, các nhà cung cấp tốt nhất, các chi tiết, linh kiện và vật liệu cao cấp nhất, là loại tốt bậc nhất trên thị trường.
“Vingroup mang một thương hiệu cao cấp đem về thị trường Việt Nam, bán với giá bằng nửa BMW. Một phẩm cấp như thế bán với mức giá như vậy là rất được rồi. Bản thân sản phẩm đã sòng phẳng cạnh tranh với các hãng xe trên thế giới, thậm chí có tính cạnh tranh cao”, ông Nguyễn Thanh Hải nói.
Chuyên gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar).
Chuyên gia Nguyễn Thanh Hải lấy ví dụ như xe Fadil là xe nhỏ nhưng được trang bị tốt nhất, mạnh nhất ở phân đoạn thị trường. Trong khi 2 mẫu xe Lux không phải là các sản phẩm “thường thường bậc trung” mà nó thỏa mãn nhu cầu cao hơn của người dùng, thể hiện ở 2 điểm chính là tính năng vận hành của xe và trải nghiệm không gian cao cấp.
“Tôi nói như vậy không hề cảm tính mà là lý tính. Chỉ có những ai có định kiến về hàng Việt mới thiếu tin tưởng nếu không để cạnh tranh sòng phẳng thì chất lượng các dòng xe này đã quá tốt rồi”, chuyên gia Hải Kar nhấn mạnh.
Nói về các dòng điện thoại Vsmart của Vingroup, anh Trương Ngọc Dương - một reviewer công nghệ nổi tiếng cho rằng, Vsmart là dòng điện thoại mới nổi của Việt Nam, cạnh tranh tốt ở phân khúc giá rẻ.
“Trong quá trình sử dụng điện thoại Vsmart, tôi thấy rằng ưu điểm là tập trung vào giá thành phổ thông nhưng cấu hình cao. Hiện tại họ đang chia làm một số phân khúc tầm 2 triệu/sản phẩm như Vsmart Joy 3. Với mức tiền ấy, rất ít có sản phẩm của hãng nào có cấu hình như vậy, trang bị rất hào phóng như pin khủng 5000 mAh, tặng sạc nhanh đi kèm, Chip snapdragon 632, màn hình 6,5 inch. Ở tầm cao hơn nữa có Vsmart Live hướng về cấu hình cao hơn, Vsmart Active 3 hướng tới về thiết kế so với các sản phẩm cùng giá”, reviewer Trương Ngọc Dương đánh giá.
Đồng thời, anh Trương Ngọc Dương cho rằng, các dòng sản phẩm của Vsmart hiện rất ổn. Bởi trong số liệu gần nhất của GfK, một trong những công ty đo lường hàng đầu của Đức họ đo được tỷ lệ phần trăm doanh số của Vsmart tại Việt Nam là khá lớn 16 đến 17%.
Reviewer Trương Ngọc Dương.
Đánh giá về Bphone của BKAV, reviewer Trương Ngọc Dương cho biết Bphone có giá hơi cao tuy nhiên đấy cũng là mức hợp lý. Nguyên nhân nằm ở việc đây là một trong không nhiều điện thoại có khả năng kháng nước, kháng bụi, tính bảo mật rất cao. Hơn nữa bản Pro của Bphone có khả năng nghe nhạc tương đối tốt.
“Các dòng sản phẩm điện thoại phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam về mặt giá cả, tôi thấy Vsmart phù hợp với đại đa số hơn. Còn Bphone có ưu điểm về chất xám và việc họ nghiên cứu từ A-Z nên tôi đánh giá cao và giá trị của Bphone nằm ở thiết kế, kháng nước, kháng bụi và bảo mật, camera tương đối ổn”, reviewer Trương Ngọc Dương cho biết.
Những ý kiến của các chuyên gia trên cho thấy, các dòng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên có chất lượng tốt, được đầu tư cao mà giá thành lại rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm của các hãng nước ngoài. Nhiều người Việt Nam sính hàng ngoại khi đi xe ô tô Toyota, Honda..., dùng điện thoại iPhone, Samsung...nên thay đổi tư duy tiêu dùng, chú trọng, ưu tiên đến những sản phẩm do người Việt Nam sản xuất. Người Việt dùng hàng Việt, hãy dừng Toyota, Honda, iPhone, Samsung... thay vào đó hãy là Vinfast, Vsmart, Bphone!
Bởi trong tình cảnh đại dịch COVID-19, các ông lớn nước ngoài có dám “mạnh dạn” chuyển hướng sản xuất máy thở hỗ trợ Việt Nam không, hay lúc này vẫn là doanh nghiệp trong nước, như Vinfast, Vsmart và sắp tới là Bkav? Dù Công ty Ô tô Toyota Việt Nam hay Honda Việt Nam đã ủng hộ số tiền 10 tỷ đồng để góp phần chống dịch COVID-19. Tuy tiền ủng hộ ít hay nhiều đều rất tốt nhưng lúc này cần máy thở nhiều hơn bởi tiền cũng không mua được máy thở.
Trong khi việc chuyển hướng sản xuất máy thở không phải là chuyện dễ dàng bởi máy thở là một thiết bị hết sức phức tạp, sử dụng phần mềm tinh vi, các bộ phận đặc thù, và những công ty sản xuất chúng cần phải bước qua một số rào cản như luật sỡ hữu trí tuệ, công nhân được đào tạo đặc biệt, cũng như các giấy phép theo quy định về đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam bằng tinh thần dân tộc, trách nhiệm với xã hội đã quyết tâm bước chân vào lĩnh vực hoàn toàn mới để có thể cung cấp đủ máy thở cho Việt Nam điều trị cho bệnh nhân trong thời điểm đại dịch diễn biến phức tạp.
Nói có tiền không làm được máy thở cũng đúng nếu không có tinh thần dân tộc, không đặt sức khỏe người Việt lên hàng đầu. Do vậy việc Vingroup, BKAV chuyển hướng sản xuất máy thở, thiết bị hỗ trợ là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc với người dân Việt Nam.
Bởi nếu không có tấm lòng với đất nước, với nhân dân, không doanh nghiệp nào sản xuất máy thở ở thời điểm này khi tên tuổi của họ không cần đánh bóng, thời điểm này cũng không phải thời điểm sản xuất để kinh doanh sinh lời.
Việc sản xuất không mang lại lợi nhuận mà mang giá trị xã hội sâu sắc như Vingroup sản xuất xong hỗ trợ 5.000 máy thở không xâm nhập đầu tiên tặng cho Bộ Y tế để kịp thời chống dịch với tổng kinh phí dự kiến lên đến 110 tỷ đồng. Ngoài 5000 máy thở tặng Bộ y tế, doanh nghiệp này dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam đã hết mình vì cộng đồng, vì người dân, người tiêu dùng Việt Nam cũng nên thay đổi tư duy tiêu dùng sang dùng các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, vừa được sở hữu những sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá thành phải chăng, vừa thể hiện tinh thần “Người Việt dùng hàng Việt”.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cuộc đua sản xuất máy thở cứu người
Tập đoàn BRG công bố chiến lược và chính sách với các nhà cung cấp
(Kiến Thức) - Ngày 24/5/2019, tại khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake, Tập đoàn BRG đã tổ chức Hội nghị nhà cung cấp để công bố chiến lược mua tập trung và chính sách hợp tác với các nhà cung cấp. Gần 300 nhà cung cấp trong và ngoài nước đã được mời tham dự.
Nhằm phục vụ chiến lược mua tập trung, hỗ trợ các nhà cung cấp trong việc phân phối sản phẩm hàng hóa, Tập đoàn BRG sẽ giao trách nhiệm cho Công ty BRG Retail là đầu mối duy nhất mua hàng hóa từ các nhà cung cấp để phục vụ nhu cầu của các công ty thành viên trong Tập đoàn như: chuỗi hơn 100 siêu thị (Intimex, FujiMart, Hapro Mart, Seika Mart), hệ thống 7 sân gôn đẳng cấp thế giới, chuỗi các khách sạn thương hiệu quốc tế (Hilton, InterContinental Hanoi Westlake, Four Seasons, Sheraton Grand Đà Nẵng Resort...), các công ty thành viên khác của Tập đoàn BRG. Ngoài ra, hàng hóa nông sản Việt như gạo, hạt tiêu, điều, cà phê… và hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng cao sẽ được mua nhiều hơn theo chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của BRG. Tổng giá trị mua hàng của BRG Retail khoảng 15.000 tỷ đồng/năm với mức tăng trưởng dự kiến 20%/năm.
MXH Lotus nhiều hạn chế... có nên rời “anh Mark” sang “chị Sen”?
(Kiến Thức) - Sau thời gian đưa vào sử dụng, MXH Lotus lộ nhiều điểm bất cập khiến người dùng đặt câu hỏi có nên rời “anh Mark” sang “chị Sen”?.
Trong những ngày qua, MXH Lotus trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người khi được chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động. Nhiều người tìm đến với MXH thuần Việt này vì tò mò xem cơ chế hoạt động của nó ra sao? có gì khác biệt giữa Lotus và những MXH đang thịnh hành hiện tại?
Được ra mắt vào ngày 1/9 vừa qua, nhưng MXH Lotus nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người dùng. Đầu tiên, nhiều người cảm thấy khó chịu khi trong ngày ra mắt, khi truy cập vào ứng dụng Lotus, người dùng bị bắt phải xem buổi trực tiếp lễ ra mắt dài 2 tiếng đồng hồ.
Smartphone Việt được nhiều người mua đến độ cháy hàng
Sau thông báo giảm giá, lượng người mua Vsmart Live đã tăng đột biến lên đến 115%. Đây là lần đầu tiên ghi nhận một chiếc smartphone Việt bán chạy đến vậy.
Vsmart Live được người Việt săn lùng
Hồi tháng 8, thương hiệu smartphone Việt Vsmart (trực thuộc tập đoàn Vingroup) cho ra mắt mẫu máy Live. Chiếc máy này được trang bị chip Snapdragon 675, màn hình AMOLED, cảm biến vân tay dưới màn hình, 3 camera, pin 4000mAh và chế độ bảo hành 18 tháng. Vsmart đặt Live ở phân khúc tầm trung với giá bán dao động trong khoảng từ 6 đến 7 triệu đồng.
Một ưu điểm của Vsmart Live so với các sản phẩm cùng phân khúc là màn hình không "khiếm khuyết"