Người xuất gia có "lạy" cha, mẹ không?

Tại sao người xuất gia, khi cha mẹ mất mà không lạy lúc tẩn liệm cũng như lúc thiêu hay chôn? Như thế, thì có phạm tội bất hiếu hay không?

Xin thưa ngay là không có gì phạm tội bất hiếu cả. Vì người xuất gia, trước khi vào chùa cạo tóc, đã có xin phép cha mẹ và được cha mẹ đồng ý. Và trước khi làm lễ thế phát xuất gia, người con lạy cha mẹ 3 lạy. Ba lạy đó, nói lên lòng biết ơn cha mẹ và cũng để trả hiếu đáp đền lại công ơn giáo dưỡng sâu dầy của cha mẹ. Từ đó về sau, người xuất gia không còn lạy cha mẹ nữa. Lý do, là vì sợ cha mẹ bị tổn đức.
Bởi người xuất gia, tuy hình hài là do cha mẹ sinh ra, nhưng huệ mạng là do Giới luật của Phật làm tăng trưởng. Mà “pháp thân huệ mạng” đối với người xuất gia thật rất quan trọng. Nên sau khi thọ giới luật rồi, người xuất gia phải gìn giữ một cách rất nghiêm ngặt. Nhất là sau khi thọ giới Tỳ kheo, tức Đại giới hay Cụ túc giới, thì người xuất gia càng phải thận trọng gìn giữ nhiều hơn nữa. Do đó, nên giới đức ngày càng tăng trưởng.
Thọ giới Tỳ kheo.
Thọ giới Tỳ kheo.
Trong khi đó, thì cha mẹ là người tại gia, chỉ gìn giữ 5 giới cấm, cho nên xét về giới đức thì kém hơn rất nhiều. Do đó, theo luật Phật dạy, thì cha mẹ kính Phật phải trọng Tăng. Dù ngày xưa là con, nhưng bây giờ là người của đạo pháp, sống trong hàng ngũ Tăng già, nên cha mẹ cũng phải kính trọng như bao nhiêu vị Tăng khác. Đã kính trọng như thế, thì làm sao cha mẹ dám để cho người xuất gia lạy mình.
Tóm lại, vì sợ cha mẹ bị tổn đức mà không lạy, chớ không phải có ý xem thường hay bất hiếu như người đời lầm tưởng. Hơn nữa, sự báo hiếu của người xuất gia không phải chỉ có hình thức lễ lạy bề ngoài như người thế gian, mà những vị đó thường đem những lời Phật Tổ dạy để khuyến nhắc cha mẹ, hầu để cha mẹ thức tỉnh mà lo tu hành để được an vui giải thoát. Đó mới thật sự là báo ân cho cha mẹ vậy.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

Xuất gia & hiếu hạnh

Người xuất gia có thể xin phép đại chúng, thỉnh cha mẹ lên chùa phụng dưỡng.

HỎI: Tôi năm nay 23 tuổi, có tâm nguyện đi tu từ lâu. Nhà tôi có hai anh em, nhưng anh trai đã mất, con cái trong nhà hiện chỉ còn duy nhất một mình tôi. Nếu tôi xuất gia thì mọi người, bà con nội ngoại sẽ nói tôi bất hiếu, không chăm sóc cha mẹ, không có ai thờ cúng tổ tiên.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong khi dòng họ tôi lại có rất ít người tin vào Phật pháp, thậm chí không cho tôi ăn chay. Mọi người muốn tôi lấy chồng, mà thực sự, tôi không hề nghĩ đến chuyện sẽ lấy chồng. Khi tôi nói muốn đi tu, mẹ tôi không phản đối mà bảo tôi nên suy nghĩ kỹ và đưa ra quyết định sớm. Còn họ hàng thì không muốn tôi ra chùa quá nhiều, các bác không muốn tôi đi tu. Tôi nghĩ nếu tôi đi tu thì chắc anh em họ của tôi sẽ giận và không có thiện cảm với Phật pháp. Nhưng thực tâm tôi muốn đi tu, không muốn lấy chồng, không muốn sát sinh trong tiệc tùng, giỗ chạp trong việc thờ cúng tổ tiên sau này. Mong quý Báo cho tôi những lời khuyên.

Xuất gia là hiến tặng tất cả cho đời

Người xuất gia tu tập để lợi đạo, ích đời nên tuyệt nhiên không hề vị kỷ.

HỎI: Từ khi còn học cấp 2, tôi đã nuôi trong mình ý nguyện xuất gia. Tôi dự định sau này học xong đại học, đi làm vài năm để báo hiếu. Nhưng càng ngày, ý nguyện xuất gia càng cháy bỏng trong tôi. Giờ đây, bước vào tuổi trưởng thành, tôi đã suy nghĩ kỹ và quyết định xuất gia. Tôi muốn ngay sau khi thi tốt nghiệp trung học thì sẽ xuất gia. Ba mẹ tôi là những người có biết ít nhiều về Phật pháp, và tại thời điểm này, mẹ là người đã ủng hộ tôi. Còn ba, biết rằng ba luôn thương yêu con cái nên tôi sợ rằng đó sẽ là một “vướng mắc”, chưa biết ba có đồng ý cho tôi xuất gia không. Dù đã quyết định xuất gia tu học nhưng tôi vẫn còn nhiều bối rối. Tôi không biết quyết định của mình có đúng đắn không khi từ bỏ việc thi và học đại học? Tôi cũng chưa rõ quyết định xuất gia của mình không ở nhà báo hiếu cho cha mẹ thì có ích kỷ không? Tôi thực sự mong muốn được nghe những lời sẻ chia từ quý Báo.

Tin mới