Nguồn gốc của tên gọi Tử Cấm Thành, nơi ở của hoàng đế

Tử Cấm Thành còn được biết đến với tên gọi Cố Cung, là ngôi nhà của các vị vua chúa thời nhà Minh và Thanh ở Trung Quốc.

Nguồn gốc của tên gọi Tử Cấm Thành, nơi ở của hoàng đế

Tên gọi Tử Cấm Thành mang theo ý nghĩa sâu xa, đồng thời phản ánh vị trí quan trọng của các vị hoàng đế.

Trong thời kỳ phong kiến, các vị vua chúa Trung Quốc thời nhà Minh và Thanh đều sinh sống tại Tử Cấm Thành. Nơi này đã trở thành trung tâm chính trị của đất nước.

Với diện tích rộng lớn là 720.000 m2, Tử Cấm Thành là nơi cư trú của hoàng đế và hậu cung, bao gồm tới 800 cung điện và 999.999 phòng ngủ.

Nhiều người không khỏi tò mò vì sao nơi ở của hoàng đế có tên gọi Tử Cấm Thành.

Nguon goc cua ten goi Tu Cam Thanh, noi o cua hoang de

Theo các chuyên gia, các vị hoàng đế Trung Quốc xưa luôn tự xưng là thiên tử, tức là con trời. Điều này ám chỉ quyền lực tối cao và quyền sống còn nằm trong tay các vị hoàng đế, có khả năng thay đổi vận mệnh như long trời đổi cảnh.

Vua chúa xưa tin rằng, cung điện của các hoàng đế chí tôn là bản sao của thiên cung, nơi Ngọc hoàng và các vị thần sống. Bắt nguồn từ tín ngưỡng này, cung điện của hoàng đế trở thành một nơi linh thiêng, không phổ biến cho người dân thông thường đặt chân đến. Từ đó, Tử Cấm Thành ra đời.

Bắt nguồn từ vị thế của vua là con trời, nơi cư trú của bậc đế vương được gọi là "Tử". Cuối cùng, "Cấm Thành" mang ý nghĩa là khu vực không được phép vào đối với người dân thông thường.

Thực sự, suốt hàng trăm năm lịch sử, Tử Cấm Thành là nơi ở của các vị vua chúa thời nhà Minh và Thanh cùng với hậu cung, bao gồm phi tử và con cháu hoàng gia.

Quan lại đại thần cũng bị hạn chế truy cập vào Tử Cấm Thành, chỉ được phép vào một số địa điểm nhất định trong khu vực này.

Trung Quốc có đến 2 Cố Cung?

Hầu hết mọi người đều biết đến Cố Cung ở Bắc Kinh như một địa danh nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Nhưng, ít ai biết, Trung Quốc còn có một Cố Cung khác. Vậy cung điện này nằm ở đâu?

Trung Quốc có đến 2 Cố Cung?
Cố cung ở Bắc Kinh là quần thể công trình kiến trúc cung điện cổ bằng gỗ hoàn chỉnh và lớn nhất thế giới. Cố Cung Bắc Kinh có diện tích 720.000 mét vuông, với diện tích xây dựng khoảng 150.000 mét vuông. Việc xây dựng nơi này được bắt đầu bởi Minh Thành Tổ - Chu Đệ của nhà Minh vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406). Cố Cung ở Bắc Kinh được xây dựng dựa trên Cố Cung ở Nam Kinh. Và Cố Cung Nam Kinh chính là địa danh mà chúng ta nhắc đến ở phía trên.

Đang cuốc đất, vô tình đụng trúng hai “bảo vật thất truyền"

Bảo vật thất truyền này chính là "cây cải thảo" và "cây củ cải" được tạc từ ngà voi, có niên đại từ thời Càn Long.

Đang cuốc đất, vô tình đụng trúng hai “bảo vật thất truyền"
Dang cuoc dat, vo tinh dung trung hai “bao vat that truyen
Một ông lão may mắn ở Trung Quốc trong lúc đang cuốc đất đã vô tinh tìm thấy hai bảo vật thất truyền là "cây cải thảo" và "cây củ cải" được tạc từ ngà voi. 

Đại tướng nhà Minh nào tiên đoán Lê Lợi là hoàng đế Đại Việt?

Khi đang trên đường trở về, có tên nguỵ binh buông lời khinh mạn Lê Lợi, Lưu Thanh liền mắng rằng: "Thằng kia vô lễ. Ông ấy - chỉ Lê Lợi, sẽ là hoàng đế của chúng mày đấy".

Đại tướng nhà Minh nào tiên đoán Lê Lợi là hoàng đế Đại Việt?

Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế và cũng là cháu ngoại của mình, rồi tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.

Triều đình nhà Minh ở phương Bắc khi đó đã rất muốn xâm lăng Đại Ngu, nên nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Cha con Hồ Quý Ly có tổ chức chống cự nhưng liên tục thất bại và đến tháng 6-1407 Hồ Quý Ly bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Từ đó, nước Đại Ngu sụp đổ. Mùa Xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,... tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416) chính thức phất cờ khởi nghĩa. Đồng thời, ông tự xưng là Bình Định vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân Minh xâm lược.

Tin mới