Xem toàn bộ ảnh
Gạo tẻ là thực phẩm không thiếu được trong mọi căn bếp. Tuy nhiên nếu bảo quản không tốt sẽ khiến gạo bị biến màu, biến chất gây độc hại với cơ thể con người khi sử dụng. |
Có hai nguyên nhân khiến gạo bị vàng: Hàm lượng nước trong gạo tương đối cao, do bảo quản không tốt dễ sinh ra nấm mốc như penicillium, penicillium citrinum... |
Trong điều kiện cho phép, các loại nấm này sẽ sản sinh ra các chất chứa độc tố khiến gạo bị mốc biến thành màu vàng. |
Ăn phải loại gạo này có thể gây ra bệnh gan, gây tổn thương thần kinh và thận, và có nguy cơ cao mắc ung thư. |
Nguyên nhân thứ hai là do sau khi thu khoạch, gặp điều kiện thời tiết bất lợi, lúa phơi không được nắng dẫn đến gạo bị đổi màu vàng. |
Loại gạo này thường không có độc tố nhưng về thẩm mỹ và hàm lượng dinh dưỡng sẽ thấp hơn gạo được phơi sấy đủ nắng. |
Và khi bảo quản cũng cần phải lưu ý bởi trong điều kiện độ ẩm thích hợp loại gạo này cũng dễ sinh ra nấm mốc độc hại. |
Cách bảo quản gạo thế nào cho đúng để tránh nấm mốc xâm nhập? Phải buộc chặt miệng bao gạo, để gạo ở những nơi thoáng mát, nếu cho vào thùng phải đậy chặt rồi để ở nơi thoáng mát. |
Hoa tiêu là thực phẩm có khả năng chống oxy hóa cao, vì thế có thể đặt 1 gói hoa tiêu ở đáy bao, 1 gói ở giữa bao và 1 gói ở trên mặt bao gạo rồi buộc chặt lại là được. |
Cho vào bao gạo vài miếng rong biển khô theo tỷ lệ 100:1, cứ 10 ngày lấy rong biển ra phơi khô rồi lại cho vào bao gạo sẽ giúp bảo quản chất lượng của gạo. |
Ngoài ra gạo có tính chất hút ẩm cao nên cần tránh để gạo ở gần nơi có thịt, cá, rau củ để tránh gạo bị biến vị. Không nên để gạo ở gần bếp nấu, do ảnh hưởng của nhiệt gạo sẽ nhanh biến màu biến vị. (Nguồn ảnh trong bài: huitu, quanjing) |