Nguy hiểm gì với sức khỏe khi ăn gừng mùa thu?

(Kiến Thức) - Mặc dù lợi ích của gừng tươi rất nhiều, tuy nhiên một năm 4 mùa không phải lúc nào dùng gừng cũng đem lại hiệu quả như mong đợi.

Nguy hiểm gì với sức khỏe khi ăn gừng mùa thu?
Gừng là một loại gia vị thường dùng hàng ngày. Trong quan niệm dân gian. gừng tươi dùng để làm ấm khi cơ thể bị lạnh. Trong Đông y, gừng có thể nấu canh, ép nước, hoặc làm gia vị trong đó có thể làm vị thuốc trị được nhiều chứng bệnh.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Vũ Kiến Hải của Viện y học Giang Tô, trong Đông y gừng tươi có vị cay, tính ấm, không có độc, rất có lợi cho lá lách, dạ dày, phổi, dạ dày, giải độc... Gừng tươi chủ trị cảm lạnh, buồn nôn, ho, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Nước gừng có thể điều trị một số bệnh thông thường sau như đau ngứa họng, mặt nổi mụn, viêm loét miệng... sẽ cho mang lại hiệu quả.
Nguy hiem gi voi suc khoe khi an gung mua thu?
 Ảnh minh họa, nguồn: IFeng.
Theo y học hiện đại, gừng tươi chứa nhiều tinh dầu có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Ăn gừng tươi có vị cay có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị, có tác dụng thúc đẩy hỗ trợ chức năng tiêu hóa, kháng khuẩn.
Mặc dù lợi ích của gừng là rất nhiều nhưng sử dụng gừng cần phải chú ý. Một năm 4 mùa không phải lúc nào ăn gừng cũng tốt. Đặc biệt là mùa thu không thích hợp để ăn gừng.
Gừng tươi vốn có vị cay nồng nên thuộc thực phẩm nóng. Trong quá trình nấu nướng sẽ làm mất đáng kể lượng nước vốn có của gừng nên ăn vào càng dễ khiến cơ thể bốc hỏa.
>>> Mời độc giả xem video: "Công dụng của nước gừng nóng ít người biết:" tại đây. Nguồn: YouTube/Cuộc sống hạnh phúc.
Hơn nữa, mùa thu là mùa hanh khô, rất dễ làm tổn hại đến phổi. Nếu ăn thêm gừng tươi sẽ càng dễ khiến phổi bị tổn hại, cơ thể thêm mất nước, bốc hỏa gây nóng trong, dễ nổi cáu gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, mùa thu không nên ăn gừng tươi, đặc biệt là những người cơ địa nóng trong.
Theo chỉ dẫn của bác sĩ Đông y, khi bệnh nóng thì cần dùng đồ mát và thuốc có tính mát để trị liệu, khi bệnh lạnh thì cần dùng thực phẩm hoặc thuốc có tính ấm trị liệu. Nếu là người bệnh có tính hàn thì mùa thu dễ bị lạnh nên dễ gặp chứng ho dai dẳng, chướng bụng, buồn nôn thì lúc này cần phải uống nước canh gừng tươi giúp làm ấm phổi, ấm dạ dày, giảm cơn ho, giảm cơn buồn nôn. Mùa thu trị chứng ho và cảm hàn vẫn có thể dùng gừng tuy nhiên cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và không được lạm dụng. Ngoài ra, cũng nên hạn chế ăn hành hoặc những gia vị có vị cay vào mùa thu để giảm chứng bốc hỏa.

Những tác hại khó tin của củ gừng

(Kiến Thức) - Tác hại của củ gừng còn nhiều hơn những gì bạn biết rất nhiều. Thậm chí gừng có thể sản sinh độc tố gây ung thư.

Những tác hại khó tin của củ gừng
Nhung tac hai khó tin cua cu gung
Gừng tươi bị dập rất độc. Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng nếu bị dập hỏng sẽ sinh ra loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.  

Mách mẹ làm túi gừng đắp ngực trị ho dứt điểm cho bé

(Kiến Thức) - Trị ho bằng gừng là bài thuốc dân gian rất hiệu quả cho cả ban ngày lẫn buổi tối và hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Mách mẹ làm túi gừng đắp ngực trị ho dứt điểm cho bé
Mach me lam tui gung dap nguc tri ho dut diem cho be

Cảm cúm và cảnh lạnh là bênh thường gặp nhất ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh không nặng và không gây hại nhưng lại gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và khó có được giấc ngủ ngon. 

4 món ngon nấu với lá gừng dân dã khó quên

(Kiến Thức) - Dưới đây là 4 món ngon nấu với lá gừng dân dã, tuyệt ngon mà bất kể người Việt nào cũng không bao quên được.

4 món ngon nấu với lá gừng dân dã khó quên
4 mon ngon nau voi la gung dan da kho quen
Những món ngon nấu với lá gừng dẫn dã khó quên ngon khó cưỡng bạn đừng nên bỏ phí.

Tin mới