Nguy kịch sau khi ăn 2 miếng gan cá nóc

Sau khi ăn gan cá nóc, người phụ nữ 53 tuổi phải nhập viện do suy hô hấp, nguy kịch.

Bà Chu Thị T. (53 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) vào cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng tím tái, nhịp tim chậm, suy hô hấp.

Trước đó 1 giờ, bệnh nhân ăn 2 miếng gan cá nóc và xuất hiện tình trạng tê nóng lưỡi, môi, tê tay chân, khó thở. Ngay khi xác nhận tình trạng bệnh nhân nguy kịch, suy hô hấp cấp do ngộ độc cá nóc, các bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, rửa dạ dày khẩn cấp, sử dụng than hoạt, hồi sức tích cực theo phác đồ để thải độc tố nhanh chóng. Sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, qua cơn nguy kịch và được rút ống nội khí quản.

Nguy kich sau khi an 2 mieng gan ca noc

Bệnh nhân T. đã qua cơn nguy kịch. Ảnh: BVCC

BSCKI Trần Công Cẩn - Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, cho biết, bệnh nhân T. biểu hiện ngộ độc chất Tetrodotoxin trong cá nóc rất điển hình.

Loại chất độc này tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu của cá. Độc tính gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.

Chỉ trong vòng vài phút sau khi ăn cá nóc, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, tay, chân, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng.

Người bệnh cũng có cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ủng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.

Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện liệt toàn thân, người mềm, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.

Như vậy, tình trạng ngộ độc cá nóc xuất hiện và chuyển nặng rất nhanh, nguy cơ tử vong cao nếu không được chuyển đến bệnh viện xử trí cấp cứu kịp thời.

“Thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu do ở trên tàu thuyền, ngoài đảo, xa cơ sở y tế”, BS Cẩn thông tin thêm.

Theo nghiên cứu y khoa, độc của cá nóc không có trong thịt mà tập trung ở gan, thận, tụy, mắt, mang... Khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt sẽ gây độc khi dùng.

Chỉ cần ăn khoảng 10g thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim... với tỉ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn.

“Như vậy nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra do độc tố chưa bị phá hủy hết. Ngay cả khi phơi khô, chế biến thông thường độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc”, BS Tình khuyến cáo.

Ăn vải có gây hại cho gan không?

Gan là cơ quan bài tiết phân lớn nhất trong cơ thể, nếu có vấn đề sẽ khiến gan bị tổn thương rất lớn khiến các chất độc trong cơ thể không được đào thải kịp thời, dẫn đến gan bị tổn thương.

Mùa hè đến rồi, ăn vải thường xuyên có hại gan không?

Từ xa xưa, vải thiều vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tác dụng bổ gan, tỳ vị, trong quả vải có chứa rất nhiều vitamin, chanh, pectin, phốt pho, sắt… Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nó còn cải thiện lưu lượng máu của cơ thể con người và nuôi dưỡng gan. Tuy nhiên, vì “hỏa” rất mạnh, do vậy không nên ăn nhiều.

Gan không tốt sẽ xuất hiện 4 loại “dị tật” về da

Sở dĩ gan được gọi là “trái tim” ​của cơ thể, ​chủ yếu là do gan có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa, giải độc, miễn dịch, phòng thủ, bài tiết mật, tạo và dự trữ máu.

Ngứa da

Tin mới