Nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Diệp Dũng gây thiệt hại bao nhiêu?

Nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Diệp Dũng gây thiệt hại bao nhiêu?

Cơ quan Công an vừa có kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với ông Diệp Dũng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Saigon Co.op.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 19/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM cho biết đã công bố bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Diệp Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM - Saigon Co.op và 8 bị can khác về tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngày 19/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM cho biết đã công bố bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Diệp Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM - Saigon Co.op và 8 bị can khác về tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo Cơ quan An ninh điều tra, quá trình hoạt động của Saigon Co.op, từ 1999-1/2020 có 9 lần tăng vốn điều lệ. Trong đó, việc tăng vốn điều lệ lần thứ 9 từ 3.200 tỷ đồng lên 6.797 tỷ đồng (tăng thêm 3.597 tỷ đồng, chiếm khoảng 53%), với sự chỉ đạo trực tiếp của bị can Diệp Dũng.
Theo Cơ quan An ninh điều tra, quá trình hoạt động của Saigon Co.op, từ 1999-1/2020 có 9 lần tăng vốn điều lệ. Trong đó, việc tăng vốn điều lệ lần thứ 9 từ 3.200 tỷ đồng lên 6.797 tỷ đồng (tăng thêm 3.597 tỷ đồng, chiếm khoảng 53%), với sự chỉ đạo trực tiếp của bị can Diệp Dũng.
Cơ quan An ninh điều tra xác định, cuối năm 2015 đầu năm 2016, khi chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam công bố thông tin chuyển nhượng, Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Saigon Co.op đã thống nhất và trình Đại hội Thành viên Saigon Co.op thông qua nghị quyết tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới với phương thức “mua bán - sáp nhập” đối với các công ty, đơn vị có ý định chuyển nhượng các điểm bán lẻ tại Việt Nam.
Cơ quan An ninh điều tra xác định, cuối năm 2015 đầu năm 2016, khi chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam công bố thông tin chuyển nhượng, Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Saigon Co.op đã thống nhất và trình Đại hội Thành viên Saigon Co.op thông qua nghị quyết tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới với phương thức “mua bán - sáp nhập” đối với các công ty, đơn vị có ý định chuyển nhượng các điểm bán lẻ tại Việt Nam.
Tháng 2/2016, Saigon Co.op xin chủ trương mua lại chuỗi Big C Việt Nam, được UBND TP HCM chấp thuận và giao chịu trách nhiệm nghiên cứu, rà soát pháp lý, cân đối năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế của việc đầu tư (thông qua Đại hội Thành viên) để xem xét, quyết định việc mua lại chuỗi siêu thị Big C Việt Nam theo đúng quy định.
Tháng 2/2016, Saigon Co.op xin chủ trương mua lại chuỗi Big C Việt Nam, được UBND TP HCM chấp thuận và giao chịu trách nhiệm nghiên cứu, rà soát pháp lý, cân đối năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế của việc đầu tư (thông qua Đại hội Thành viên) để xem xét, quyết định việc mua lại chuỗi siêu thị Big C Việt Nam theo đúng quy định.
Đến tháng 8/2016, bị can Diệp Dũng (với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op) đã tự ý ký hợp đồng “Hợp tác đầu tư” với hai công ty là Đại Á số tiền 300 tỷ đồng, Đô Thị Mới là 700 tỷ đồng (mà không thông qua HĐQT).
Đến tháng 8/2016, bị can Diệp Dũng (với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op) đã tự ý ký hợp đồng “Hợp tác đầu tư” với hai công ty là Đại Á số tiền 300 tỷ đồng, Đô Thị Mới là 700 tỷ đồng (mà không thông qua HĐQT).
Bị can Diệp Dũng sau đó đã ký ủy nhiệm chi chuyển 1.000 tỷ đồng từ tài khoản chuyên dùng để huy động vốn của Saigon Co.op sang một tài khoản khác cũng của Saigon Co.op nhưng mở tại chi nhánh khác. Tiếp đó, Dũng ký ủy nhiệm chi chuyển tiền lần lượt 300 tỷ và 700 tỷ đến tài khoản hai công ty Đại Á và Đô Thị Mới để thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư.
Bị can Diệp Dũng sau đó đã ký ủy nhiệm chi chuyển 1.000 tỷ đồng từ tài khoản chuyên dùng để huy động vốn của Saigon Co.op sang một tài khoản khác cũng của Saigon Co.op nhưng mở tại chi nhánh khác. Tiếp đó, Dũng ký ủy nhiệm chi chuyển tiền lần lượt 300 tỷ và 700 tỷ đến tài khoản hai công ty Đại Á và Đô Thị Mới để thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư.
Theo hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Đại Á, Công ty Đô Thị Mới, Saigon Co.op được nhận tỷ lệ lợi nhuận cố định là 7%/năm, thời hạn 3 tháng và được thanh toán (gốc và lãi) một lần vào cuối kỳ hợp tác. Từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2017, bị can Diệp Dũng và Tôn Thất Hào, Võ Thành Trung tiếp tục ký 4 phụ lục hợp đồng để gia hạn thời gian hợp tác.
Theo hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Đại Á, Công ty Đô Thị Mới, Saigon Co.op được nhận tỷ lệ lợi nhuận cố định là 7%/năm, thời hạn 3 tháng và được thanh toán (gốc và lãi) một lần vào cuối kỳ hợp tác. Từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2017, bị can Diệp Dũng và Tôn Thất Hào, Võ Thành Trung tiếp tục ký 4 phụ lục hợp đồng để gia hạn thời gian hợp tác.
Tháng 3/2018, bị can Diệp Dũng không thông qua HĐQT, tự ký thỏa thuận bổ sung để điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận từ 7% xuống 0%/năm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Saigon Co.op thiệt hại số tiền lợi nhuận của hai hợp đồng gần 115,7 tỷ đồng (trong đó thiệt hại về thuế là hơn 29,7 tỷ đồng) và sau đó bị Cục Thuế TP HCM truy thu thuế và phạt tiền. Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung có vai trò giúp sức ông Dũng trong hành vi này.
Tháng 3/2018, bị can Diệp Dũng không thông qua HĐQT, tự ký thỏa thuận bổ sung để điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận từ 7% xuống 0%/năm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Saigon Co.op thiệt hại số tiền lợi nhuận của hai hợp đồng gần 115,7 tỷ đồng (trong đó thiệt hại về thuế là hơn 29,7 tỷ đồng) và sau đó bị Cục Thuế TP HCM truy thu thuế và phạt tiền. Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung có vai trò giúp sức ông Dũng trong hành vi này.
Nguyễn Thành Nhân và 5 người khác là lãnh đạo các đơn vị được xác định là "không thực hiện và thực hiện không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao" đối với việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc số tiền 3.000 tỷ đồng huy động vốn vào Saigon Co.op và 2 hợp đồng hợp tác đầu tư nên dẫn đến sai phạm trên.
Nguyễn Thành Nhân và 5 người khác là lãnh đạo các đơn vị được xác định là "không thực hiện và thực hiện không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao" đối với việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc số tiền 3.000 tỷ đồng huy động vốn vào Saigon Co.op và 2 hợp đồng hợp tác đầu tư nên dẫn đến sai phạm trên.
>>> Xem thêm video: Nhiều sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn. Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân.

GALLERY MỚI NHẤT