Ảnh: Thanh Niên. |
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề nguyên giám đốc BV Thanh Hóa nhận hối lộ: Chính xác...án gì?
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, pháp luật quy định việc tuyển dụng, bổ nhiệm, xét tuyển lao động không được phép nhận tiền, người lao động có được làm việc hay không phụ thuộc vào năng lực, trình độ chứ không phụ thuộc vào lượng tiền nộp cho người sử dụng lao động, người có chức vụ quyền hạn nhiều hay ít.
Bởi vậy người nào đưa ra thông tin gian dối về việc phải có tiền mới được trúng tuyển, bổ nhiệm, làm việc thì đây là thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Trường hợp nhận tiền hứa xin việc nhưng không xin được việc cũng không trả lại tiền thì có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp hành vi đưa ra thông tin gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự ở khung cao nhất về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 4, điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. |
Luật sư Cường cho biết thêm, cơ quan điều tra sẽ xác minh làm rõ trong số những người đưa tiền cho ông giám đốc này thì yêu cầu của họ là gì, nếu là thực hiện một công việc ở nơi khác thì có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi. Còn trường hợp dành tiền để thực hiện yêu cầu của người đưa tiền trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình thì đây là hành vi có dấu hiệu của tội nhận hối lộ, người đưa tiền có dấu hiệu của hành vi đưa hối lộ.
Cơ quan điều tra sẽ xác minh, làm rõ thông tin mà ông giám đốc bệnh viện huyện này đưa ra đối với những người lao động hoặc người thân của họ là gì, nói như thế nào để những người này đưa tiền cho ông này.
Sau khi đưa tiền thì ông này đã thực hiện việc bổ nhiệm, tuyển dụng như thế nào. Trong Vụ việc này nếu ông giám đốc là người có chức vụ quyền hạn, đã nhận tiền của những người lao động trên để thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền thì đây là hành vi nhận hối lộ theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.
Nếu trường hợp cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy giám đốc bệnh viện này là người có chức vụ quyền hạn trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm. Nếu người có đơn tố cáo nêu trên là người đã đưa tiền cho ông giám đốc này để ông giám đốc người thực hiện công việc tuyển dụng, bổ nhiệm, tiếp nhận lao động theo yêu cầu của người đưa tiền thì đây là hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Trong trường hợp này ông giám đốc sẽ bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ theo quy định tại điều 354 bộ luật hình sự nêu trên. Nếu số tiền nhận hối lộ từ 500.000.000 đồng trở lên thì ông này sẽ đối mặt với mức hình phạt là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Còn người đưa tiền cho ông giám đốc này sẽ bị xử lý hình sự về tội đưa hối lộ theo quy định tại điều 364 Bộ luật hình sự. Trường hợp những người này bị ép buộc phải đưa hối lộ nhưng đã tự nguyện khai báo trước khi bị phát giác thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Nguồn: VTC Now.