Nguyên nhân Hải Hà Petro càng làm lớn càng lỗ “khủng“

Việc thua lỗ liên tiếp là nguyên nhân dẫn đến việc Hải Hà Petro đang gánh khoản lỗ sau thuế luỹ kế 4.576 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2022.

Theo cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) được biết đến với vị thế là một “ông lớn” trong lĩnh vực xăng dầu khu vực miền Bắc. Hải Hà Petro được thành lập năm 2003, có địa chỉ trụ sở chính tại số 132 khu 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Người đại diện pháp luật là bà Trần Tuyết Mai.
Thông tin trên báo Lao động, quá trình hình thành và phát triển của Hải Hà Petro gắn liền với vợ chồng ông Tô Văn Thọ (sinh năm 1959) và bà Trần Tuyết Mai (sinh năm 1961), ngoài đảm nhiệm các vai trò quan trọng, ông Thọ và bà Mai còn nắm giữ số cổ phần lớn tại doanh nghiệp xăng dầu này.
Cập nhật đến ngày 28/9/2022, vốn điều lệ Hải Hà Petro hơn 454 tỷ đồng, trong đó ông Tô Văn Thọ sở hữu 19,3% cổ phần, bà Trần Tuyết Mai sở hữu 47,8% cổ phần. Đồng thời, ông Tô Văn Thọ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng thành viên tại công ty. Ông Thọ liên tục nắm giữ vai trò này trong nhiều năm qua tại Hải Hà Petro.
Tuy nhiên, sau khi thông tin Hải Hà Petro nợ thuế đến hơn 1.800 tỷ đồng được công bố, bộ máy trong Hải Hà Petro đã có những thay đổi đáng chú ý. Theo đó, cập nhật tại ngày 16/6/2023 cho thấy, bà Trần Tuyết Mai đã nâng sở hữu của mình tại Hải Hà Petro từ 47,8% lên 69%, đồng thời được công bố là người đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm người đại diện pháp luật thay chồng là ông Tô Văn Thọ. Đi kèm với đó, danh sách thành viên của Hải Hà Petro cũng không còn cập nhật ông Thọ là cổ đông của công ty.
Nguyen nhan Hai Ha Petro cang lam lon cang lo “khung“
Nguyên nhân Hải Hà Petro càng làm lớn càng lỗ "khủng" (ảnh minh họa: Internet). 
Bức tranh tài chính ảm đạm
Trong lịch sử đấu thầu của mình, Hải Hà Petro cũng trúng nhiều gói thầu cung cấp nhiên liệu bảo đảm cho các cơ quan, doanh nghiệp. Thống kê hệ thống dữ liệu đấu thầu cho thấy, Hải Hà Petro được công bố đã tham gia 16 gói thầu, trong đó trúng 12 gói, trượt 2 gói, 2 chưa có kết quả, 0 gói đã bị huỷ. Tổng giá trị trúng thầu là 278,7 tỷ đồng.
Đáng nói, với việc trúng hàng loạt các gói thầu giá trị lớn cùng với các hoạt động kinh doanh khác đã đem về cho Hải Hà Petro hàng chục nghìn tỷ doanh thu nhưng lợi nhuận “bi đát”, thậm chí “càng làm càng lỗ”. Cụ thể, theo báo Lao Động, tính đến cuối năm 2022, doanh thu Hải Hà Petro đạt 30.060 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD), tăng thêm 58%, tương ứng với 11.077 tỷ đồng so với năm 2021. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn, nên trong năm 2022 doanh nghiệp này ghi nhận lỗ gộp 973 tỷ đồng. Năm 2021, Hải Hà Petro cũng lỗ gộp hơn 18 tỷ đồng.

Trong khi đó, gánh nặng chi phí ngày càng lớn khi chi phí tài chính tăng từ 196 tỷ đồng lên 523 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng từ gần 194 tỷ đồng lên 666 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 27,2 tỷ đồng lên 364 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ chi phí, Hải Hà Petro lỗ sau thuế xấp xỉ 2.574 tỷ đồng trong năm 2022. Trước đó, doanh nghiệp cũng ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ liên tiếp trong các năm 2020 và 2021 với số tiền lỗ lần lượt 787 tỷ đồng, 155 tỷ đồng. Việc thua lỗ liên tiếp là nguyên nhân dẫn đến việc Hải Hà Petro đang gánh khoản lỗ luỹ kế 4.576 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2022. Trong khi vốn góp chủ sở hữu công ty là 454 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu Hải Hà Petro âm hơn 4.122 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong 3 năm gần đây, Hải Hà Petro đã đưa về gần 60.000 tỷ đồng doanh thu, thế nhưng do liên tiếp thua lỗ, nên số tiền thuế doanh nghiệp công ty đóng trong 3 năm qua chỉ khoảng 149 triệu đồng...
Cũng theo báo Lao Động, tại báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2022 của Hải Hà Petro cho thấy, tổng tài sản doanh nghiệp này đạt 13.019 tỷ đồng, tăng thêm 13% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 11.000 tỷ đồng và tài sản dài hạn 2.019 tỷ đồng.
Do âm vốn chủ sở hữu nên Hải Hà Petro đã rơi vào tình cảnh nợ cao vượt trội so với tổng tài sản. Theo đó, tại ngày 31/12/2022, nợ phải trả của Hải Hà Petro ghi nhận ở mức 17.142 tỷ đồng, tăng thêm gần 4.000 tỷ đồng sau 12 tháng, cao gấp 1,3 lần tổng tài sản. Trong đó bao gồm 16.878 tỷ đồng nợ ngắn hạn và gần 268 tỷ đồng nợ dài hạn. Trong số này, nợ vay tài chính khoảng 2.400 tỷ đồng. Ngoài ra, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước hơn 1.375 tỷ đồng, quỹ bình ổn giá hơn 561 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong năm 2023, Hải Hà Petro liên tục bị nêu tên trong danh sách nợ thuế do Cục Thuế tỉnh Thái Bình cung cấp. Đơn cử, hồi cuối tháng 10/2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã công khai thông tin 107 người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước với số tiền là 2.199 tỷ đồng (tính đến 30/9/2023). Hải Hà Petro tiếp tục là doanh nghiệp có số nợ lớn nhất với tổng số nợ trên 1.781 tỷ đồng.
Ở diễn biến liên quan, thông tin trên Dân trí, Hải Hà Petro cũng là một trong những doanh nghiệp ngành xăng dầu rót hàng trăm tỷ đồng vào cổ phiếu bất chấp âm vốn và nợ thuế. Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, đầu tư tài chính dài hạn tại Hải Hà Petro đạt hơn 504 tỷ đồng. Trong đó, vụ thâu tóm Công ty CP Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco (mã chứng khoán: PBC) là thương vụ được chú ý nhất. Thương vụ này được thực hiện từ năm 2020, thời điểm Hải Hà Petro đã thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu (1.470 tỷ đồng) và nợ thuế (1.463 tỷ đồng).

Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà cùng các đơn vị có liên quan. Bà Trần Tuyết Mai, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Hải Hà Petro, cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Trước đó, ngày 12/1, Bộ Công Thương cũng đã có quyết định về việc thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu với Hải Hà Petro. Công ty này bị xác định là một trong những đầu mối kinh doanh xăng dầu có hàng loạt vi phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra.

Theo Thanh tra Chính phủ, cơ quan này chuyển hồ sơ sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định pháp luật đối với một số vụ việc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Trong đó có hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, việc sử dụng quỹ bình ổn giá sai mục đích bình ổn giá tại Hải Hà Petro.

Hải Hà Petro kinh doanh lỗ... bà Trần Tuyết Mai “thâu tóm” Dược Pharbaco vì động cơ gì?

(Kiến Thức) - Sự xuất hiện của nữ doanh nhân Trần Tuyết Mai tại Pharbaco là một động thái bất ngờ khi Hải Hà Petro đang kinh doanh lỗ. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Hải Hà Petro kinh doanh lỗ... bà Trần Tuyết Mai “thâu tóm" Dược Pharbaco vì động cơ gì?

Hải Hà Petro kinh doanh lỗ, nợ thuế đầm đìa
Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) của vợ chồng doanh nhân Trần Tuyết Mai và ông Tô Văn Thọ được thành lập năm 2003, có trụ sở chính tại thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.

Biết gì về doanh nhân Trần Tuyết Mai Hải Hà Petro “thâu tóm” Dược Pharbaco?

(Kiến Thức) - Trước khi “thâu tóm” Dược Pharbaco, bà Trần Tuyết Mai từng được biết đến là người đại diện theo pháp luật cho Công ty TNHH Xăng dầu Hải Hà Thái Bình.

Thông tin nữ doanh nhân Trần Tuyết Mai sở hữu 36,895% vốn điều lệ của Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro), nhưng bất ngờ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty CP Dược phẩm trung ương I (Pharbaco) đang gây xôn xao dư luận.
Biet gi ve doanh nhan Tran Tuyet Mai Hai Ha Petro “thau tom” Duoc Pharbaco?
  Nữ doanh nhân Trần Tuyết Mai. (Ảnh: Báo Thái Bình).
Trước khi ngồi lên ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Pharbaco, nữ doanh nhân Trần Tuyết Mai (SN 1961) cùng chồng là ông Tô Văn Thọ (SN 1959) vốn đã nổi danh ở đất Thái Bình khi sở hữu Hải Hà Petro (ông Thọ là Chủ tịch HĐTV, còn bà Mai là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật).

Lọt “tầm ngắm” kiểm tra kinh doanh xăng dầu, Hải Hà Petro làm ăn ra sao?

Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (có địa chỉ tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) là một trong 4 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu sắp tới sẽ bị Bộ Công Thương kiểm tra năm 2023.

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về việc lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu năm 2023 đối với 4 doanh nghiệp đầu mối.
Theo đó, 4 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị kiểm tra gồm: Công ty TNHH Thương mại và du lịch Xuyên Việt Oil (số 465-467 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TPHCM); Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát (số 73 Lê Lợi, phường Hải Đình, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình); Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức (số 287 Ngô Đức Kế, quận Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An); Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Số 132 khu 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Tin mới