Nguyên nhân trẻ em Việt Nam thấp còi top 20 thế giới

Nguyên nhân trẻ em Việt Nam thấp còi top 20 thế giới

(Kiến Thức) - Có đến hơn 3/4 của những yếu tố dẫn đến tình trạng trẻ em thấp còi ở Việt Nam là các yếu tố có thể cải tạo được. 

Xem toàn bộ ảnh
WHO đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có số lượng trẻ em thấp còi cao nhất thế giới. Một nghiên cứu cũng cho thấy, cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. So sánh với các nước khác trong bảng đánh giá, chiều cao trung bình cả hai giới của người Việt Nam chỉ đạt 1,59cm và chỉ cao hơn một số nước như Ấn Độ, Peru, Indonesia, Philippines và Bolivia.
WHO đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có số lượng trẻ em thấp còi cao nhất thế giới. Một nghiên cứu cũng cho thấy, cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. So sánh với các nước khác trong bảng đánh giá, chiều cao trung bình cả hai giới của người Việt Nam chỉ đạt 1,59cm và chỉ cao hơn một số nước như Ấn Độ, Peru, Indonesia, Philippines và Bolivia.
Tại Hội thảo “Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho người Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết “ Trong vòng 30 năm qua, chiều cao của người Việt có cải thiện nhưng chậm. Tốc độ tăng chỉ 1-1,5cm trong một thập niên”
Tại Hội thảo “Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho người Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết “ Trong vòng 30 năm qua, chiều cao của người Việt có cải thiện nhưng chậm. Tốc độ tăng chỉ 1-1,5cm trong một thập niên”
Trước hiện tượng thấp bé, nhẹ cân của người Việt, các nhà khoa học đã cho rằng, đây không hoàn toàn là thuộc tính di truyền của người Việt. Và ngay cả các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con người gồm: chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%, vận động thể dục thể thao chiếm 20%, môi trường tâm lý và xã hội chiếm 16% và yếu tố chủng tộc di truyền chiếm 23%. Như vậy, có đến hơn 3/4 (77%) của những yếu tố ảnh hưởng lên chiều cao là các yếu tố có thể cải tạo được.
Trước hiện tượng thấp bé, nhẹ cân của người Việt, các nhà khoa học đã cho rằng, đây không hoàn toàn là thuộc tính di truyền của người Việt. Và ngay cả các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con người gồm: chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%, vận động thể dục thể thao chiếm 20%, môi trường tâm lý và xã hội chiếm 16% và yếu tố chủng tộc di truyền chiếm 23%. Như vậy, có đến hơn 3/4 (77%) của những yếu tố ảnh hưởng lên chiều cao là các yếu tố có thể cải tạo được.
Về chế độ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khảo sát và phát hiện người dân Việt có chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, vẫn thừa đạm, thiếu canxi do ít ăn thủy sản và ăn quá mặn, khẩu phần canxi chỉ đáp ứng 60% khẩu phần khuyến nghị. Nguồn thức ăn không đủ canxi, ví như sữa là nguồn giàu canxi, dễ hấp thụ, nhưng chưa là khẩu phần bình thường trong bữa ăn mà chỉ dành cho trẻ em, người ốm, người già. Trong khi đó, cua, tôm, cá nhiều canxi, song ăn để bổ sung canxi phải ăn cả mai và yếm cua, xương cá, tôm ăn cả vỏ… Mà như vậy thì không nhiều người Việt ăn.
Về chế độ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khảo sát và phát hiện người dân Việt có chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, vẫn thừa đạm, thiếu canxi do ít ăn thủy sản và ăn quá mặn, khẩu phần canxi chỉ đáp ứng 60% khẩu phần khuyến nghị. Nguồn thức ăn không đủ canxi, ví như sữa là nguồn giàu canxi, dễ hấp thụ, nhưng chưa là khẩu phần bình thường trong bữa ăn mà chỉ dành cho trẻ em, người ốm, người già. Trong khi đó, cua, tôm, cá nhiều canxi, song ăn để bổ sung canxi phải ăn cả mai và yếm cua, xương cá, tôm ăn cả vỏ… Mà như vậy thì không nhiều người Việt ăn.
Trong khi đó, rau xanh, hoa quả mỗi người chỉ ăn 160g, chỉ bằng 50% so với khuyến cáo của ngành y tế. Mà không phải khi trưởng thành mà từ khi lọt lòng, nhiều trẻ em Việt Nam đã được nuôi dưỡng theo “công thức” mất cân bằng. Trong khi các nhà khoa học đã tính 5 năm đầu đời là khoảng thời gian nuôi dưỡng nền tảng, quyết định hình thể và thể chất trong tương lai của các em.
Trong khi đó, rau xanh, hoa quả mỗi người chỉ ăn 160g, chỉ bằng 50% so với khuyến cáo của ngành y tế. Mà không phải khi trưởng thành mà từ khi lọt lòng, nhiều trẻ em Việt Nam đã được nuôi dưỡng theo “công thức” mất cân bằng. Trong khi các nhà khoa học đã tính 5 năm đầu đời là khoảng thời gian nuôi dưỡng nền tảng, quyết định hình thể và thể chất trong tương lai của các em.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, khẩu phần vitamin D của người Việt rất thấp, dù đây là yếu tố giúp hấp thụ canxi tốt. Khẩu phần ăn của người Việt hiện chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, 80-90% vitamin D của cơ thể chủ yếu tổng hợp từ tiền chất vitamin D dưới da nhờ tác động quang hóa của tia cực tím ánh nắng mặt trời. Nhiều người chưa có thói quen tắm nắng, phụ nữ đi ra đường lại che nắng quá nhiều mà không biết ánh nắng trước 10 giờ và sau 16 giờ rất cần thiết với cơ thể.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, khẩu phần vitamin D của người Việt rất thấp, dù đây là yếu tố giúp hấp thụ canxi tốt. Khẩu phần ăn của người Việt hiện chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, 80-90% vitamin D của cơ thể chủ yếu tổng hợp từ tiền chất vitamin D dưới da nhờ tác động quang hóa của tia cực tím ánh nắng mặt trời. Nhiều người chưa có thói quen tắm nắng, phụ nữ đi ra đường lại che nắng quá nhiều mà không biết ánh nắng trước 10 giờ và sau 16 giờ rất cần thiết với cơ thể.
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng, còn có các yếu tố là do sự tác động liên qua đến môi trường giáo dục trẻ em của phụ huynh và nhà trường.
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng, còn có các yếu tố là do sự tác động liên qua đến môi trường giáo dục trẻ em của phụ huynh và nhà trường.
Theo phân tích của chuyên gia, ở nước nhiệt đới như Việt Nam, trẻ ăn sáng vào thời điểm từ 6 giờ đến 7giờ là hợp lý nhất, bảo đảm việc hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều trẻ phải dậy từ rất sớm, ăn sớm hơn khoảng thời gian đó với lý do để đi học đúng giờ do khoảng cách từ nhà đến trường khá xa. Điều này khiến bữa ăn của trẻ không hấp thụ tốt, hoặc bé ăn ít dẫn đến bệnh và suy dinh dưỡng. Hậu quả về lâu về dài là những đứa trẻ này sẽ kém phát triển về thể chất, nhất là chiều cao, cân năng”.
Theo phân tích của chuyên gia, ở nước nhiệt đới như Việt Nam, trẻ ăn sáng vào thời điểm từ 6 giờ đến 7giờ là hợp lý nhất, bảo đảm việc hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều trẻ phải dậy từ rất sớm, ăn sớm hơn khoảng thời gian đó với lý do để đi học đúng giờ do khoảng cách từ nhà đến trường khá xa. Điều này khiến bữa ăn của trẻ không hấp thụ tốt, hoặc bé ăn ít dẫn đến bệnh và suy dinh dưỡng. Hậu quả về lâu về dài là những đứa trẻ này sẽ kém phát triển về thể chất, nhất là chiều cao, cân năng”.
Bên cạnh đó, thời gian ngủ trong ngày không đảm bảo, khiến cho trẻ chậm phát triển hơn và phát triển không toàn diện. Một đứa trẻ trong độ tuổi học tiểu học, thời gian ngủ trong ngày phải bảo đảm 9 tiếng đồng hồ, trong đó phải có 1 giờ ngủ trưa. Thế nhưng hiện nay, nhiều trẻ học tiểu học phải thức quá khuya đến 11 giờ, thậm chí đến 12 đêm nên chỉ ngủ được khoảng 6 tiếng trong đêm.
Bên cạnh đó, thời gian ngủ trong ngày không đảm bảo, khiến cho trẻ chậm phát triển hơn và phát triển không toàn diện. Một đứa trẻ trong độ tuổi học tiểu học, thời gian ngủ trong ngày phải bảo đảm 9 tiếng đồng hồ, trong đó phải có 1 giờ ngủ trưa. Thế nhưng hiện nay, nhiều trẻ học tiểu học phải thức quá khuya đến 11 giờ, thậm chí đến 12 đêm nên chỉ ngủ được khoảng 6 tiếng trong đêm.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ cách quản lý giáo dục của nhà trường và gia đình hiện nay khiến trẻ gần như rất ít vận động. Một đứa trẻ, nhất là trẻ em mầm non và tiểu học bán trú đều được giáo viên, bảo mẫu chăm sóc một cách thái quá. Trong bữa ăn, các trẻ ở đây, không chỉ được các giáo viên, bảo mẫu bưng bê đồ ăn, thức uống đến tận nơi mà con mớmm, đút cho các em. Việc làm này khiến trẻ mất đi tính vận động và cả tính tự lập. Điều này vô hình trung làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể trạng của các em, đồng thời làm mất đi cả sự tự giác, tính tự lập của trẻ.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ cách quản lý giáo dục của nhà trường và gia đình hiện nay khiến trẻ gần như rất ít vận động. Một đứa trẻ, nhất là trẻ em mầm non và tiểu học bán trú đều được giáo viên, bảo mẫu chăm sóc một cách thái quá. Trong bữa ăn, các trẻ ở đây, không chỉ được các giáo viên, bảo mẫu bưng bê đồ ăn, thức uống đến tận nơi mà con mớmm, đút cho các em. Việc làm này khiến trẻ mất đi tính vận động và cả tính tự lập. Điều này vô hình trung làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể trạng của các em, đồng thời làm mất đi cả sự tự giác, tính tự lập của trẻ.

GALLERY MỚI NHẤT