Nguyên tắc điều trị tay chân miệng

(Kiến Thức) - Bệnh tay chân miệng là do virus Coxsackie A gây ra. Virus này thuộc nhóm virus ruột (Enterovirus) có tính lây lan. Đặc điểm lâm sàng là phát ra những mụn nước ở ngoài da tay, chân, miệng. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bệnh phát quanh năm, rất hay lây và có thể thành dịch. Bệnh phát ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Nói chung, bệnh này tiên lượng tốt, nhưng một số ít trường hợp nặng lên gây các biến chứng ở tim, não, màng não và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây tay chân miệng là do cảm nhiễm. Vị trí bệnh ở hai kinh phế và tỳ. Ở trẻ em, tạng phế tỳ còn non yếu nên dễ bị tổn thương.
Nguyên tắc điều trị bệnh tay chân miệng là thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc. Nếu bệnh nhẹ, dùng các nhóm thuốc sau: Thuốc thanh nhiệt giải độc tuyên phế thẩu biểu (dùng kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm, bạc hà); thuốc hóa thấp dùng bạch khấu nhân, hoắc hương, thạch xương bồ; thuốc thanh nhiệt lợi thấp dùng hoạt thạch, nhân trần; thuốc thanh nhiệt lợi yết hóa đàm, chặn ho dùng bản lam căn, xạ can, xuyên bối mẫu. Nếu lợm giọng, nôn, dùng thêm thuốc hòa vị giáng nghịch như tô ngạnh, trúc nhự. Nếu tiêu chảy dùng thêm thuốc khứ thấp chỉ tả gồm trạch tả, ý dĩ. Nếu sốt cao dùng thêm cát căn, sài hồ để giải cơ, thoái nhiệt. Ngứa ngoài da nhiều thì thêm thuyền thoái (xác ve sầu), bạch tiên bì để khu phong, chặn ngứa.
Trường hợp bị nặng, bệnh nhân phải dùng các nhóm thuốc sau: Thuốc thanh nhiệt giải độc khứ thấp (hoàng liên, chi tử, liên kiều); thuốc lương huyết, thanh nhiệt (sinh thạch cao, tri mẫu); thuốc giải độc thấu chẩn (đại thanh diệp, bản lam căn, tử thảo). Nếu thiên về thấp, dùng sinh địa, hoạt thạch, trúc diệp để thanh nhiệt, lợi thấp. Nếu táo bón, thêm đại hoàng huyền minh phấn để tả nhiệt, thông tiện. Miệng khô khát, thêm mạch đông, lô căn để dưỡng âm, sinh tân. Vật vã không yên, thêm đạm đậu xị, liên tử tâm (tâm sen) để thanh tâm, giải phiền. Nếu sốt cao, hôn mê, co giật, dùng an cung ngưu hoàng hoàn. Nếu tim hồi hộp, tức ngực, hơi thở ngắn, đó là tà độc phạm vào tâm gây viêm cơ tim (nên phối hợp điều trị với Tây y).

Lại gấp rút phòng chống bệnh tay chân miệng

(Kiến Thức) - Trước nguy cơ bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị y tế trực thuộc vào cuộc.

Trước tình hình bệnh tay - chân - miệng năm 2014 có chiều hướng tăng cùng với các bệnh dịch khác như sởi, sốt xuất huyết Dengue, Bộ Y tế đã có công văn khẩn số 2357/BYT - KCB yêu cầu các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Nhi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực triển khai các giải pháp phòng chống bệnh tay chân miệng để hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn; tiến hành kiểm tra, rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh Tay - chân - miệng của các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa nhi trực thuộc.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

(Kiến Thức) - Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Biến chứng viêm màng não. Vi rút gây bệnh sau khi xâm nhập qua da, chúng có thể đi qua lớp da và vào thẳng máu. Từ đây, chúng tìm mọi cách để đi lên não. Khi chúng tới được não bộ, chúng gây ra viêm não-màng não ở trẻ nhỏ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì não bộ ở trẻ em đa phần chưa có phản ứng điều tiết hoàn chỉnh.
Biến chứng viêm màng não. Vi rút gây bệnh sau khi xâm nhập qua da, chúng có thể đi qua lớp da và vào thẳng máu. Từ đây, chúng tìm mọi cách để đi lên não. Khi chúng tới được não bộ, chúng gây ra viêm não-màng não ở trẻ nhỏ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì não bộ ở trẻ em đa phần chưa có phản ứng điều tiết hoàn chỉnh.  

Tin mới