Nguyên TBT Thời báo Ngân hàng Nguyễn Lan Anh: “Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ làm báo“

"Hơn 30 năm đồng hành với biết bao vui, buồn, vất vả và giờ đây thảnh thơi rong chơi, ngắm thành quả", là dòng chia sẻ gần đây của nguyên TBT Thời báo Ngân hàng Nguyễn Lan Anh trên Facebook cá nhân.

Giờ đây, cuộc sống của bà bước sang chặng đường mới. Chặng đường dành cho gia đình, bản thân và sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ bạn bè bằng những kiến thức chuyên ngành nhiều năm trong nghề.

Trong hơn một tiếng đồng hồ trò chuyện, nguyên TBT Thời báo Ngân hàng say mê trải lòng về quá trình từ lúc chân ướt chân ráo vào nghề đến gánh vác vai trò lãnh đạo báo 12 năm. Nhìn lại quãng đường đã qua, nhà báo Lan Anh không giấu được niềm tự hào khi kể về những ngày tháng đồng hành cùng "anh em" - danh xưng thân thương bà nhắc tới các cộng sự tại Thời báo Ngân hàng.

Được làm nghề là hạnh phúc

- Ngược về quá khứ một chút, bà có thể chia sẻ câu chuyện bén duyên nghề báo, cũng như bật mí người truyền cảm hứng, dẫn đường bà trong suốt quá trình làm nghề?

Tôi may mắn sinh ra trong gia đình có truyền thống làm báo. Ông nội tôi là nghệ sĩ nhiếp ảnh, bố tôi làm ở Đài Truyền hình Việt Nam, nên từ bé chị em tôi đã được tiếp cận với máy ảnh, máy quay phim. Tôi còn nhớ như in, ông nội từng hướng dẫn chúng tôi chọn góc như thế nào để ánh sáng tự nhiên có thể đánh vào ven tóc cho đẹp v.v... Và đặc biệt là câu chuyện làm nghề của thế hệ ông cha, cũng như được chứng kiến, lắng nghe các cuộc trao đổi của bố tôi với đồng nghiệp, nghề báo cứ mỗi ngày ngấm vào tâm tưởng của chị em tôi lúc nào không hay. Khi trưởng thành, bố là người định hướng cho tôi thi vào báo chí.

Thời đó, thi vào trường Tuyên giáo Trung ương I (bây giờ là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), thế hệ của tôi có lẽ là lứa đầu tiên tuyển một số ít học sinh, còn lại phần lớn là cán bộ của các đài, báo trung ương và địa phương cử đi học. Từ đó nghề báo đã trở thành nghiệp của tôi đến tận lúc nghỉ hưu. Tôi luôn nghĩ, nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ làm báo!

- Từ những bỡ ngỡ của một cô sinh viên mới ra trường bước chân vào báo ngành ngân hàng, phương châm làm việc xuyên suốt của bà là gì? Phương châm đó được áp dụng thế nào tại Thời báo Ngân hàng dưới thời bà làm TBT?

Nói phương châm thì hơi to tát!

Tôi tâm niệm, được làm nghề đã hạnh phúc rồi. Cho nên, khi còn là phóng viên tôi đã làm nghề rất nghiêm túc và nhiệt huyết. Đến lúc trở thành lãnh đạo báo, tôi cũng luôn nhắc nhở và chỉ đạo anh em phải làm nghề nghiêm túc. Phóng viên yêu nghề sẽ khai thác được ở nhiều khía cạnh mới. Có khi dù chỉ là những con số khô khan nhưng khi biết cách phân tích sẽ tạo ra bài báo thú vị.

- Theo bà, một nữ lãnh đạo sẽ được - mất những gì?

Khó mô tả được bằng lời cái được – mất khi làm một nữ lãnh đạo cơ quan báo chí. Đôi khi có những cái mất lại chính là yếu tố tiền đề tạo ra nhiều cái được khác.

Không thể phủ nhận nữ lãnh đạo khó cân bằng hơn so với nam giới. Đối với nữ lãnh đạo báo chí, muốn cân bằng được giữa công việc và cuộc sống cần sự thông cảm, chia sẻ từ người bạn đồng hành. Tôi vô cùng biết ơn gia đình là chỗ dựa vững chắc để tôi luôn yên tâm làm nghề.

Nguyen TBT Thoi bao Ngan hang Nguyen Lan Anh: “Neu duoc chon lai, toi van se lam bao“
 Giao diện Thời báo Ngân hàng thay đổi từ 18/5/2023.
Chuyển đổi số báo chí là tất yếu

- Với xu hướng chuyển đổi số trên cả nước và ngành Ngân hàng đã đi tiên phong, vậy theo bà báo chí cần tiếp thu điều gì và vận dụng sáng tạo như thế nào cho phù hợp?

Tôi nghĩ, trong tương lai số hoá nói chung và chuyển đổi số báo chí nói riêng là một tất yêu và buộc các báo phải có những thay đổi rất căn cơ trong các khâu từ đầu tư đến triển khai, thực hiện.

Với Thời báo Ngân hàng thì đây là cơ hội để phát huy tốt hơn nữa. Việc các ngân hàng áp dụng mục tiêu phát triển ngân hàng số kéo theo số hoá của Thời báo Ngân hàng cũng phải được cải tiến. Điển hình là mới đây, báo Ngân hàng đã thay đổi giao diện gắn kết và gần gũi hơn với bạn đọc.

Đối với báo in, tôi đánh giá cao việc gắn mã QR code nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của bạn đọc trên các thiết bị thông dụng.

- Ở góc độ nguyên lãnh đạo báo chí, bà nhìn nhận như thế nào về sự phát triển của ngành báo chí nước nhà ?

Xu hướng báo chí đa phương tiện và tòa soạn hội tụ giúp bạn đọc được thưởng thức nhiều loại hình trên cùng một nền tảng và thông tin được cập nhật nóng hổi. Điều đó, buộc mỗi tờ báo phải chuyển mình. Thực tế, mô hình báo chí đa phương tiện không mới lạ, tuy nhiên, để trở thành xu hướng bắt buộc báo chí phải trải qua từng bước một. Thời điểm tôi mới làm nghề hầu như chỉ có báo in. Sau đó, đưa tin bài lên nền tảng online, chúng tôi từng cảm thấy thỏa mãn khi thông tin được cập nhật nhanh 24/7. Hiện tại, báo chí sống động hơn nữa trong xu thế đa phương tiện, đa nền tảng.

Chính sự thay đổi này buộc người lãnh đạo cơ quan báo chí cũng phải đổi mới tư duy, góc nhìn để đưa tờ báo thích ứng đến phát triển bứt phá.

- Cụ thể, người lãnh đạo nên làm gì để đưa cơ quan báo chí vượt khó, thích ứng, thưa bà?

Phần lớn lãnh đạo báo chí hiện nay trẻ và sẵn có sự năng động, nhiệt huyết, thích ứng nhanh nhạy với các xu hướng. Cái khó nhất là phải làm như thế nào để tờ báo có thể trụ được, nuôi được anh em trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Bởi nền kinh tế đang khó khăn thì báo chí cũng không khoẻ được. Dù vậy, tôi vẫn luôn tin rằng “trong cái khó ló cái khôn”, người đứng đầu các tờ báo sẽ tìm ra giải pháp vượt khó, thích ứng và phát triển.

- Còn đội ngũ phóng viên phải làm gì để thích ứng, không bị đào thải?

Phóng viên phải thay đổi từ khâu phát hiện, khai thác đến tác nghiệp để tạo ra tác phẩm vừa phục vụ nhu cầu, vừa hấp dẫn. Xu hướng báo chí đa phương tiện, đa nền tảng hiện nay buộc lực lượng này phải năng động, linh hoạt áp dụng đa phương tiện hay phân tích sâu cho từng vấn đề.

Do đó, phóng viên phải thay đổi mạnh mẽ, bởi họ là đội ngũ trực tiếp sản xuất ra những bài báo hay. Chính những bài báo hay đó mới góp phần xây dựng thương hiệu tờ báo uy tín.

Nguyen TBT Thoi bao Ngan hang Nguyen Lan Anh: “Neu duoc chon lai, toi van se lam bao“-Hinh-2

Cột mốc đáng nhớ
- Báo ngành ngân hàng nói riêng có đặc thù gì khác biệt báo chí nói chung? Những đặc thù đó tác động thế nào đối với người làm báo, thưa bà?
Tất cả báo ngành đều có đặc thù riêng, mang đậm dấu ấn, kiến thức và hoạt động của ngành, Thời báo Ngân hàng cũng vậy. Trước đây, người dân chưa thực sự cần và quan tâm dịch vụ ngân hàng như thanh toán, vay, tiết kiệm. Thời báo Ngân hàng lúc đó phục vụ chủ yếu cho cán bộ, nhân viên ngân hàng và các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
Khi kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn. Khi đó, Thời báo Ngân hàng là cầu nối giúp cho hoạt động ngân hàng gần với người dân hơn. Những câu hỏi, người dân – bạn đọc cần gì và Thời báo Ngân hàng phải phục vụ điều gì luôn được chúng tôi đặt ra để xác định thước đo, mục tiêu làm kim chỉ nam xuyên suốt trong hoạt động tác nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
Người làm báo Ngân hàng phải biết cách phân tích, chuyển hoá kiến thức ngân hàng thành thông tin phổ cập, gần gũi giúp người dân dễ tiếp cận. Đồng thời, Thời báo Ngân hàng cũng tiếp nhận và kết hợp với các Vụ, Cục của Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại để giải đáp những ý kiến thắc mắc của người dân, doanh nghiệp. Đó cũng là cách chúng tôi mang những hoạt động ngân hàng đến gần với người dân, doanh nghiệp và xã hội
- Trong suốt chặng hành trình đồng hành cùng Thời báo Ngân hàng, đâu là cột mốc đáng nhớ nhất?
Tôi nghỉ hưu sau thời gian gắn bó 28 năm với Thời báo Ngân hàng, trong đó có 12 năm làm Tổng biên tập, có lẽ, cột mốc đáng nhớ nhất trong hành trình của tôi là quá trình chuyển từ tờ báo hoàn toàn bao cấp sang cơ chế tài chính tự chủ một phần. Lúc đầu, nhiều anh em lo ngại và thú thật bản thân tôi cũng rất lo lắng. Tuy nhiên, tôi tin rằng tờ báo sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
Chính sự thay đổi này đã thúc đẩy anh em phóng viên năng động hơn, tiêu chí cập nhật thông tin cũng được mở rộng, bởi ngành Ngân hàng là then chốt trong nền kinh tế. Có thể nói, sự thay đổi này đã tạo ra bước ngoặt trong quá trình phát triển chung của tờ báo.
Tôi vui và hạnh phúc khi chứng kiến anh em làm nghề say mê, yêu nghề trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp.
Nguyen TBT Thoi bao Ngan hang Nguyen Lan Anh: “Neu duoc chon lai, toi van se lam bao“-Hinh-3Tập thể Thời báo Ngân hàng.

- Đâu là bí quyết giữ chân chất xám, thưa bà?

Phóng viên báo Ngân hàng được rất nhiều tờ báo săn đón, bởi các báo đều có trang kinh tế, tài chính hoặc ngân hàng.. Để giữ chân anh em đồng hành cùng mình phải xuất phát từ hai phía, Phóng viên nhiệt huyết với nghề nhưng lãnh đạo chúng tôi phải cứng rắn trong điều hành, đặc biệt là dám chịu trách nhiệm với những vấn đề mà báo đề cập. Có vậy anh em mới dám lăn xả và hứng thú làm nghề. Tôi biết ơn khi được đồng hành cùng anh em tại Thời báo Ngân hàng trong chặng đường 12 năm làm TBT.

Dừng lại đúng thời điểm

- Sau hơn 3 thập kỷ, làm nghề hẳn đã thành thói quen hàng ngày của bà. Bà đã chuẩn bị gì cho sự dừng lại “thói quen” này?

Tôi dừng đúng thời điểm. Bởi chặng đường dài 12 năm, tôi đã có những đóng góp nhất định với Thời báo Ngân hàng. Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện tại, tờ báo đòi hỏi sự phát triển mới. Và sự dừng lại của tôi là khởi đầu cho thế hệ trẻ tiếp nối, đồng thời phát huy sức mạnh, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số để Thời báo Ngân hàng có bước phát triển mới và tốt hơn.

Tôi biết ơn khi được Ban lãnh đạo ngành qua các thời kỳ ủng hộ, đặc biệt đội ngũ từ lãnh đạo toà soạn đến anh em đồng lòng cùng tôi. Tôi nghĩ đó là thành công rồi. Thành công đó là kết quả của tập thể Thời báo Ngân hàng chứ không phải của riêng tôi. Thời báo Ngân hàng thành công, trong đó có niềm vui của tôi cũng như của tất cả anh em.

- Có điều gì khiến bà cảm thấy tiếc nuối khi đến lúc nghỉ hưu mà chưa hoàn thành không?

Điều tôi vẫn băn khoăn là quyết định đổi mới đa phương tiện Thời báo Ngân hàng hơi chậm do vướng dịch Covid-19. Nhưng khi cả nước phải cách ly do dịch, chúng tôi mới cảm nhận rõ hơn tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau hơn bao giờ hết cả trong công việc lẫn cuộc sống. Thời điểm đó, nhu cầu đổi mới buộc phải “nhường sân” cho việc ổn định toà soạn.

Thôi thì, âu cũng để lại cho thế hệ sau phát huy, ứng dụng nhiều giải pháp mới trong một chặng đường dài phù hợp với xu thế.

- Có khi nào bà thấy nhớ nghề không?

Cuộc trò chuyện này khiến tôi có cảm giác được sống lại với nghề! (cười)

Bây giờ tôi yêu nghề ở một vị trí khác – trở thành bạn đọc. Trước đây, ở vị trí lãnh đạo Thời báo Ngân hàng, tôi đóng vai trò tổ chức và sản xuất nội dung ở cả hai phiên bản báo in và báo mạng. Tuy nhiên, thời điểm này tôi là bạn đọc và đọc báo hàng ngày cũng giúp tôi nạp thêm nhiều kiến thức, bắt kịp thông tin.

Nguyen TBT Thoi bao Ngan hang Nguyen Lan Anh: “Neu duoc chon lai, toi van se lam bao“-Hinh-4

“Tôi vui và hài lòng với cuộc sống hiện tại!”

- Từ lãnh đạo cơ quan báo chí nay lui về làm người vợ, người mẹ, bà có từng cảm thấy chông chênh, hụt hẫng?

Cũng có nhiều người trêu rằng, tôi phù hợp với nghỉ hưu hơn bởi thấy tôi trẻ trung, tươi tỉnh, tràn đầy sức sống! (cười)

Tôi vui và hài lòng với cuộc sống hiện tại!

Nghề báo là nghề phải đối mặt với những khó khăn, vất vả. Kể cả về nhà rồi, nhưng vẫn phải kè kè điện thoại, iPad để duyệt bài hay chốt bản in. Công việc luôn luôn phải cập nhật và thường trực , đôi khi có những title bài còn băn khoăn xuất hiện cả trong giấc ngủ.

Chặng đường làm lãnh đạo Thời báo Ngân hàng 12 năm của tôi còn vất vả hơn ở chỗ, tôi công tác ở Hà Nội, gia đình lại ở Thành phố Hồ Chí Minh và 8 năm đi về giữa 2 miền Nam, Bắc. Mãi cho đến khi chồng tôi nghỉ hưu, gia đình mới chuyển về Hà Nội. Bây giờ, thay vì cảm giác hụt hẫng tôi lại thấy mình như được bắt đầu sống một chặng đường mới thảnh thơi, thư thái bên cạnh gia đình.

Có lẽ, phải ở trong vai trò bận rộn suốt chặng đường dài đằng đẵng như thế mới thấy được rằng, bất cứ ai trong hoàn cảnh như tôi đều cảm nhận được sự quý giá của những phút giây thảnh thơi.

Nguyen TBT Thoi bao Ngan hang Nguyen Lan Anh: “Neu duoc chon lai, toi van se lam bao“-Hinh-5Nguyên TBT Thời báo Ngân hàng cùng ông xã tận hưởng cuộc sống thảnh thơi.

- Bà đang tận hưởng cuộc sống hiện tại của mình như thế nào?

Khi nghỉ hưu, tôi có nhiều thú vui lắm! (cười)

Mọi người cứ hỏi tôi dừng lại công việc có buồn không? Tôi chưa cảm thấy buồn hay chông chênh một chút nào.

Tôi thích cuộc sống chậm hiện tại. Tôi cho phép bản thân ngủ dậy muộn, thảnh thơi ăn sáng, cà phê xong cũng đến 9-10 giờ sáng. Mỗi ngày tôi đi bộ 2 lần, mỗi lần 40 phút. Tuần đi bơi 3 buổi. Mỗi tháng hai vợ chồng lại tìm một tour du lịch trong nước ngắn ngày.

Tôi còn có thú vui đọc truyện, xem phim đến 11-12 giờ đêm. Đặc biệt tôi đam mê thể loại truyện dịch, phải là truyện giấy in. Có những cuốn truyện tôi đọc đi đọc lại đến lần thứ ba, nhớ cả đoạn mình thích ở trang nào.

Ngoài ra, giờ có nhiều thời gian hơn, thú vui của tôi là tư vấn cho bạn bè, người thân chọn ngân hàng nào gửi tiết kiệm, kỳ hạn bao lâu… để vừa tăng thu nhập lại đảm bảo yếu tố an toàn. Và như vậy, vai trò cầu nối vẫn được duy trì.

- Theo bà, như thế nào là một cuộc sống hoàn hảo?

Không có cái gì hoàn hảo!

Có niềm vui này thì cũng có những lo lắng khác, đấy mới là cuộc sống.

Ai cũng phải trải qua lo toan, sắp đặt, hành động để cảm thấy niềm vui thực sự ý nghĩa. Mình cứ hài lòng với hiện tại là vui và hạnh phúc rồi.

- Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

Thực hiện: Cẩm Linh 

Nhà báo Lê Quốc Minh, TBT Báo Nhân Dân: “Chuyển đổi số báo chí không phải… quá ghê gớm, phức tạp“

Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nhận định, Chuyển đổi số là bước đi tất yếu của báo chí nếu muốn duy trì kết nối với độc giả, khán - thính giả.

Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022) Báo Tri thức và Cuộc sống vinh dự được trò chuyện cùng Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam về xu hướng chuyển đổi số của báo chí Việt Nam và chiến lược để Báo Nhân Dân phát triển thành cơ quan báo chí đa phương tiện chủ lực bám sát khẩu hiệu: “Nơi nào có nhân dân thì nơi đó phải có Báo Nhân Dân”.
Nha bao Le Quoc Minh, TBT Bao Nhan Dan: “Chuyen doi so bao chi khong phai… qua ghe gom, phuc tap“
Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.
“Chuyển đổi số là bước đi tất yếu của báo chí”

Nhà báo Bùi Hương làm Phó TBT phụ trách Tạp chí Khoa học Phổ thông

Sáng 22/8, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Khoa học Phổ thông cho nhà báo Bùi Hương.

Tham dự Lễ trao Quyết định bổ nhiệm có lãnh đạo UBND TP HCM, lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, đồng nghiệp các báo – đài Trung ương và địa phương, cùng tập thể cán bộ Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức chúc mừng nhà báo Bùi Hương nhận nhiệm vụ mới. Tạp chí là kênh thông tin kết nối các tri thức, người dân với chính quyền thành phố, truyền tải những thông tin, những ứng dụng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Ông mong Tạp chí Khoa học Phổ thông phát triển nhanh và mạnh mẽ, xứng đáng là kênh thông tin về khoa học công nghệ của TP HCM.

Ông Trần Mạnh Hùng làm Phó TBT Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và GLTM

Sáng 16/3, nhà báo Trần Mạnh Hùng đã được trao quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Phó TBT Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả; ông Phạm Lộc Ninh, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại; Nhà báo Nguyễn Đình Nhã, Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (Tạp chí); Nhà báo Nguyễn Minh Quang, Nguyên Tổng Biên tập Báo Khoa học và Đời sống cùng lãnh đạo một số cơ quan báo chí và doanh nghiệp.
Ong Tran Manh Hung lam Pho TBT Tap chi Ky thuat Chong hang gia va GLTM
Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại Phạm Lộc Ninh trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Trần Mạnh Hùng giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí. 
Phát biểu sau khi trao quyết định bổ nhiệm, Viện trưởng Phạm Lộc Ninh gửi lời chúc mừng Nhà báo Trần Mạnh Hùng, chúc mừng Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có tân Phó Tổng Biên tập đều là những cán bộ năng động, nhiệt huyết và có nhiều kinh nghiệm trong nghề báo.
Là cơ quan ngôn luận của Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, Tạp chí cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ tôn chỉ, mục đích thông tin về hoạt động của Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại; định kỳ cập nhật thông tin theo quy định của pháp luật để thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học; tham gia tư vấn, phản biện chính sách về kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại… 

“Những việc cần làm ngay“: Khuyến khích báo chí chống tiêu cực, ngăn chặn cái sai

Bằng một loạt bài báo với bút danh N.V.L trong mục “Những việc cần làm ngay”, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã khuyến khích báo chí tham gia tích cực, mạnh mẽ trên mặt trận chống tiêu cực, bảo vệ cái đúng...

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư - đây là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới.

Khi sớm thấy những căn bệnh tham nhũng, lãng phí, quan liêu cản trở công cuộc Đổi mới và ẩn chứa nhiều nguy cơ, có thể trở thành “quốc nạn”, là lực cản đối với sự nghiệp phát triển đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã công khai trước công luận “Những việc cần làm ngay” với 31 bài báo từ số đầu tiên ngày 25/5/1987 đến số cuối cùng ngày 28/9/1990 trên báo Nhân Dân.

Vụ đấu giá đất Cẩm Giang: “Trùm” Thủy “gỗ” lĩnh 4 năm 6 tháng tù

Bị cáo Thủy “gỗ” bị tuyên 4 năm 6 tháng về hai tội gây rối trật tự công cộng và trốn thuế. Cựu chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Giang Nguyễn Ngọc Đường bị tuyên 40 tháng tù.

TAND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) vừa tuyên án các bị cáo trong vụ gây rối trật tự công cộng, trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn và Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ…liên quan đấu giá đất thị trấn Cẩm Giang.
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Thủy (SN 1970, trú tại thị trấn Cẩm Giang, huyện Cẩm Giàng) 28 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, 26 tháng tù về tội trốn thuế. Tổng hình phạt là 4 năm, 6 tháng tù.

Tin mới