Một số nền văn minh thời cổ đại quan niệm hiện tượng nguyệt thực toàn phần là điềm báo của một thảm họa lớn sắp xảy ra. Theo đó, nhiều người dân lo lắng, sợ hãi sẽ gặp điều xui xẻo.
Tâm Anh (TH)/TT&CS
Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng sắp xếp đúng thứ tự theo một đường thẳng. Lúc này, Mặt trời sẽ chiếu sáng Trái đất và Mặt trăng bị khuất bóng. Ảnh: Matthias Hangst / Getty Images.
Từ thời xa xưa, một số nền văn minh cổ xưa đã có những quan niệm thú vị, bất ngờ về hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Canva Pro.
Trong số này, nền văn minh Inca quan niệm mỗi lần xảy ra nguyệt thực toàn phần đều xảy ra những điều xui xẻo, thậm chí tồi tệ. Ảnh: Fred Espenak.
Theo người Inca, nguyệt thực toàn phần xảy ra khi một con báo đốm tấn công và ăn mất Mặt trăng. Đây được cho là lý do vì sao trong thời gian diễn ra nguyệt thực, Mặt Trăng thường có màu đỏ như máu. Ảnh: solarseven/Dreamstime.com.
Sau khi tấn công Mặt Trăng, con báo đốm sẽ lao xuống Trái Đất để ăn thịt con người. Để ngăn chặn điều đó, người Inca sẽ cố gắng xua đuổi con báo bằng cách tạo ra nhiều tiếng động lớn. Ảnh: iStock/ Getty Images.
Trong khi ấy, người dân ở vùng Lưỡng Hà cổ đại quan niệm nguyệt thực xảy ra là do Mặt trăng bị 7 con quỷ tấn công. Nền văn minh cổ xưa ở nơi này còn cho rằng điều xảy ra trên bầu trời có mối liên hệ với cuộc sống trên mặt đất. Ảnh: nationalparksatnight.
Vào thời điểm xảy ra nguyệt thực, nhà vua sẽ gặp nguy hiểm, bị tấn công. Do vậy, mỗi khi xảy ra nguyệt thực, nhà vua sẽ ăn mặc giống như dân thường trong khi một người sẽ đóng giả là hoàng đế. Ảnh: Laura Corbiere.
Một số nền văn minh cổ đại khác như Ai Cập, Hy Lạp... quan niệm nguyệt thực toàn phần là điềm báo về một thảm kịch lớn sắp xảy ra như dịch bệnh, chiến tranh. Ảnh: PA.
Thậm chí, một số nền văn hóa cổ xưa tin rằng, phụ nữ mang thai không nên đi ra ngoài trong thời gian nguyệt thực để tránh bị sảy thai. Ảnh: getty.
Việc ăn uống trong thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, mang đến điều xui xẻo cho những người làm điều đó. Ảnh: Getty Images.
Xem hiện tượng “trăng máu” dài nhất thế kỷ như nào?
Ngày 19/11, hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra. Người dân Việt Nam sẽ chỉ thấy Mặt trăng chuyển đỏ một góc trong khoảng thời gia ngắn.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài 3 giờ 28 phút 23 giây vào rạng sáng ngày 19/11. Thời gian diễn ra hiện tượng này dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút.
Nhìn lại những hiện tượng thiên văn đáng nhớ trong năm 2024
Cùng nhìn lại năm 2024 với không ít hiện tượng thiên văn kỳ thú, mang đến cho những người yêu thích bầu trời một loạt sự kiện đáng nhớ.
1. Nhật thực toàn phần (2/8/2024): Ngày 2/8, người dân trên khắp Bắc Mỹ đã có cơ hội chứng kiến một nhật thực toàn phần kỳ thú. Hiện tượng thiên văn này chỉ xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng hoàn hảo. Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời, tạo ra một "buổi tối giả" kéo dài vài phút. (Ảnh: WTHI)