Nhà 4 người ở lại phố đón Tết: Chỉ tốn thêm 1 triệu đồng

Năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cả nhà anh Tuấn quyết định ở lại thành phố, với chi phí phát sinh thêm chỉ 1 triệu đồng.

Đây là quyết định vừa được cả nhà anh Trần Văn Tuấn ở Cầu Giấy (Hà Nội) thông qua. Do e ngại dịch bệnh nên sau nhiều ngày đắn đo, gia đình anh không về quê ăn Tết như mọi năm mà ở lại thành phố.
Anh Tuấn cho biết, quê nội ở Hà Tĩnh còn quê ngoại ở Đà Nẵng. Cả hai anh chị đều là nhân viên công sở ở Hà Nội, với tổng thu nhập khoảng 25 triệu/tháng. Vợ chồng anh đã có nhà riêng và hai con. Con gái lớn của anh chị 10 tuổi, con trai nhỏ mới lên 5.
“Do hai con đều học trường công và có ý thức tiết kiệm nên mỗi tháng, vợ chồng mình chi tiêu khoảng 15 triệu, để dành khoảng 10 triệu. Mọi năm, cứ năm này về Tết quê nội thì năm sau về Tết quê ngoại. Dù nhà nội hay nhà ngoại, vợ chồng mình vẫn rất tốn kém bởi lo đủ thứ. Chính bởi thế, ở lại thành phố ăn Tết, gia đình mình không phát sinh bất cứ khoản nào”, anh Tuấn nói.
Anh Tuấn chia sẻ, ở lại trước tiên là vì bản thân. Tuy không về quê sum họp gia đình được nhưng đổi lại, được sự an tâm về sức khỏe của chính mình và của người thân. Bởi dịch dã, có về quê thì cũng phải cách ly. Chưa kể, không biết khi đi tàu, đi xe nhỡ có F0, F1 thì cả gia đình anh sẽ vô tình gánh rủi ro.
Chưa kể ra Tết, từ quê lên Hà Nội, chẳng may dinh F0 còn gây ảnh hưởng cho cả chung cư, con ngõ. Sum họp gia đình sau một năm dài là điều rất chính đáng. Tuy nhiên, anh cho rằng trong bối cảnh đặc biệt thì mỗi gia đình phải thích ứng theo kiểu đặc biệt.
Nha 4 nguoi o lai pho don Tet: Chi ton them 1 trieu dong
Thay vì mua thịt cá, Tết đến anh chị đổi sang mua bánh chưng, các loại giò, chả.
Ông bà hai bên nội ngoại cũng động viên năm nay ai ở đâu ăn Tết ở đó, không hối thúc con cháu ở xa về, anh Tuấn nói.
Đặc biệt, không về quê ăn Tết, vợ chồng anh Tuấn tiết kiệm được một khoản kha khá. Nếu như mọi năm về quê ăn Tết, gia đình anh tiêu hết khoảng 25 triệu bao gồm: tiền xe cộ đi lại, tiền mừng tuổi, mua quà Tết, tiền làm cơm đãi khách...
"Vì muốn gặp mặt anh em họ hàng hai bên, anh chị thường làm 8-9 mâm cơm. Nói chung, Tết vui nhưng cũng tốn kém”, anh kể.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ở lại thành phố, vợ chồng anh vẫn mua sắm hệt như ngày thường. Thay vì mua thịt cá thì giờ đổi sang mua bánh chưng, các loại giò, chả. Nói chung, anh tính cả năm tiêu xài thế nào thì Tết vẫn thế. Tủ lạnh cũng chỉ có ít đồ ăn trong 3 ngày vì mùng 2 chợ đã bán đầy đủ.
Anh Tuấn tâm sự, có chăng chỉ là tốn thêm khoảng 1 triệu mua cành đào, cây quất nhỏ với vài chậu hoa xuân để cùng đất trời đón xuân. “Ngày Tết với vợ chồng mình chỉ là dành thời gian dọn nhà vì cả năm bận rộn. Có khác cũng chỉ là không khí: thêm vài lọ hoa, cành đào, cây quất, làm bữa cơm cúng".
Năm nay, do không đi chúc Tết, không họp mặt tất niên nên anh chị dự tính sẽ không mất tiền mừng tuổi. Còn gửi về cho các em hay biếu bố mẹ ở quê, vợ chồng anh đã biếu trong cả năm rồi, khỏi chờ đến Tết.
"Vì thế, mình thấy việc ăn Tết thật đơn giản. Nên mình thấy Tết đến cũng nhẹ nhàng mà, không hiểu sao mọi người kêu ca ghê nhỉ?”, anh thắc mắc.

Đi siêu thị sắm Tết hãy tránh 5 loại thực phẩm tưởng ngon này

Hạn sử dụng của hải sản trong tủ hải sản siêu thị là một bí ẩn. Bởi bạn không thể biết được chính xác thời gian đông lạnh của chúng.

1. Salad, thực phẩm chế biến sẵn

Theo tiến sĩ Michael Doyle, ông hiện đang làm giám đốc của Trung tâm Nâng cao Chất lượng và An toàn Thực phẩm tại Đại học Georgia, Mỹ: Salad, các món ăn nguội, thực phẩm chế biến sẵn… nhìn qua trông vô cùng hấp dẫn. Thế nhưng, thực chất các món ăn này là "hang ổ" của những vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và norovirus.

Vợ tôi bung lụa mua sắm cuối năm

Tuần trước, vợ rinh một thùng đồ về, khoe mua được giá tốt. Nay vợ lại đổi chiếc nệm mới, anh ngán ngẩm, chẳng biết góp ý sao. Anh phải làm gì để cô ấy bớt 'cơn ghiền chốt đơn.

Dạo này, sau khi đi làm về, anh Công luôn thấy nhà cửa hơi khang khác. Chưa kịp định thần khác cái gì, vợ đã hào hứng khoe mới thay bộ rèm cửa. Hôm vợ đổi cái này, mốt lại đổi thứ khác. Anh Công sực nhớ: “À, thì ra mùa sắm tết của vợ đã bắt đầu”.

Vợ anh Công là phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát. Mọi chuyện trong nhà, anh không phải lo lắng gì, vì đã có chị quản hết. Vợ anh giỏi, nhưng giỏi nhất vẫn là vụ “chốt đơn”. Mà năm nào cũng vậy, mùa tết là chị chốt đơn ào ạt nhất.

Vo toi bung lua mua sam cuoi nam

Vợ anh rất ham mua sắm. Ảnh minh họa.

Tuần trước, chị mang về nhà 3 cái áo thun cho anh, đâu đó cũng 7, 8 bộ đồ mới cho con. Mấy vật dụng cảm thấy cũ, là chị lập tức thay mới. Anh góp ý: “Cái nào còn dùng được thì để dùng, em đừng bỏ uổng”.

Cả ngày hôm ấy chị buồn, lên mạng viết vài câu dỗi hờn: “Bản thân mình thì không lo, hết lòng lo cho chồng con, cuối cùng vẫn nhận về những lời trách móc”.

Báo hại, hôm ấy cha mẹ anh, cha mẹ vợ gọi hỏi chuyện. Anh phải giải thích ngọn ngành, tối phải dỗ vợ. Sau trận ấy, anh nản, tự động viên "thôi thì sở thích của phụ nữ, cũng nên chịu khó chiều".

Nào ngờ, vợ anh sau cơn buồn chán lập tức “bung lụa”, mua sắm thả cửa. Có hôm rinh hẳn một thùng đồ về, toàn những đồ linh tinh mà anh biết rồi sẽ không đụng đến. Chiếc nệm còn xài tốt, vợ đã thay. Mà nệm cao su thiên nhiên nào có rẻ, cả chục triệu đồng. Nệm cũ thì vợ đem cho hàng xóm. Anh hỏi thì vợ bảo cái nệm mới này đang giảm giá 50%, thế là khuân về ngay.

Hôm đó anh giận, không vào phòng nằm. Phải giận chứ, bởi năm nào vợ cũng mua sắm vô tội vạ. Đống quần áo năm ngoái, thậm chí còn chưa xé tem nhãn, hôm trước vợ phải đem thanh lý giá bèo vì lỗi mốt.

Đồ đạc trong nhà, nhất là dụng cụ nhà bếp, vợ sắm đến nỗi chẳng còn chỗ chứa. Mấy cái chén đĩa Nhật, năm ngoái vợ thích lắm, mua về nói là để đựng món tết, nhưng xong khâu chụp ảnh sống ảo, đã không muốn dùng. Năm nay, tủ chén chật cứng, vậy mà vợ vẫn tha thêm mấy cái tô chén gỗ dừa, thớt gỗ, bảo đó là xu hướng mới.

Vo toi bung lua mua sam cuoi nam-Hinh-2

Anh góp ý thì vợ giận - Ảnh minh họa.

Mà vợ chồng anh giàu có gì đâu. Tết cũng phải đau đầu chuẩn bị cho những khoản chi tiêu khác. Anh bỗng thấy giận thế giới công nghệ. Bây giờ, vợ anh chẳng cần ra ngoài, chỉ cần ở nhà cầm điện thoại lướt quẹt quẹt là hàng giao đến tận cửa. Mà cũng chính vì “sắm tết online” nên rất nhiều món đồ không vừa, không hợp. Hình ảnh trên mạng nhìn đẹp nhưng khi giao tới lại khác hẳn.

Mấy cái áo vợ anh mua, anh mặc vào cái thì rộng thùng thình, cái thì chật ních, dù trên tem ghi cùng cỡ. Có cái còn sứt chỉ, vợ lại lúi húi ngồi khâu. Anh đâu có cần nhiều đồ tết đến vậy, tiền thì phải tiết kiệm chứ. Thời buổi dịch bệnh này, không thể tiêu xài xả láng được.

Có lẽ, anh phải dành một buổi “nịnh vợ”, rồi nhẹ nhàng tâm sự, để cô ấy bớt "cơn ghiền chốt đơn". Tết cũng như mọi ngày trong năm, cái quan trọng là nhà cửa ấm áp, sạch sẽ, đủ đầy thành viên, cái gì cần thì hãy thay mới chứ không phải dịp để “cải cách” toàn bộ ngôi nhà.

Anh hi vọng vợ anh sẽ nghe ra. 

Tin mới