Nhà báo Tunisia tự thiêu, liệu có Mùa Xuân Arab lần 2?

Một nhà báo tại Tunisia – nơi xảy ra phong trào nổi dậy Mùa Xuân Arab - đã tự thiêu, châm ngòi cho cuộc biểu tình phản đối thất nghiệp và nghèo đói. Vụ việc này khiến người ta lo ngại về một Mùa Xuân Arab phiên bản mới.
 

Nhà báo Tunisia tự thiêu, liệu có Mùa Xuân Arab lần 2?

Mời độc giả xem video: Cảnh biểu tình tại Tunisia trong những ngày qua (nguồn: RT)

Kênh RT (Nga) đưa tin nhà báo Tunisia Abderrazak Zorgui ngày 24/12 phát biểu tại thị trấn nghèo Kasserine: “Đối với người dân Tunisia không có sinh kế, hôm nay tôi sẽ khởi đầu một cuộc cách mạng”.
Nhà báo Zorgui sau đó tự thiêu rồi qua đời. Không lâu sau đó, biểu tình bạo lực đã nổ ra tại Kasserine và nhiều thị trấn khác. Tại Kasserine, nhiều người biểu tình đã ném đá lực lượng chức năng khiến cảnh sát buộc phải dùng hơi cay để giải tán đám đông.
Bộ trưởng Nội vụ Tunisia xác nhận đã bắt giữ nhiều cá nhân có liên quan tới biểu tình và phá hoại tài sản. Trong khi đó, cơ quan chức năng tại Kasserine đã mở cuộc điều tra về cái chết của nhà báo Zorgui.
Nha bao Tunisia tu thieu, lieu co Mua Xuan Arab lan 2?
Nhà báo Abderrazak Zorgui trước khi tự thiêu. Ảnh: Aljazeera 
Cuối năm 2010, cái chết của người bán hàng rong Mohamed Bouazizi đã châm ngòi cho phong trào Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia sau đó lan rộng sang các quốc gia Trung Đông khác.
Học giả Edmund Ghareeb tại Đại học Mỹ ở Washington nhận xét: “Người dân đã mất hy vọng và một số người còn có kỳ vọng rất cao sau Mùa Xuân Arab năm 2011. Nhưng chính phủ Tunisia đã không thể đáp ứng những kỳ vọng này, nền kinh tế đi xuống trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng”.
Sau sự kiện Mùa Xuân Arab, Tunisia có tình trạng khá ổn định so với những quốc gia mà phong trào này ghi dấu chân như Libya và Syria. Tuy nhiên, chính quyền hậu Mùa Xuân Arab vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình hình kinh tế xấu.

“Mùa xuân Ả-rập” tàn phá Trung Đông

(Kiến Thức) - Năm năm sau khi mùa xuân Ả-rập tàn phá Trung Đông, khu vực này khốn khổ vì bạo lực và bị bao trùm bởi bóng đen mang tên Nhà nước Hồi giáo.

“Mùa xuân Ả-rập” tàn phá Trung Đông
Trong một xã luận có tựa đề “Sự kết thúc của  giấc mơ mùa xuân Ả-rập” đăng trên tờ Wall Street Journal, nhà phân tích Sohrab Ahmari khẳng định: "Ngày nay, Trung Đông  bất ổn hơn và ít hy vọng hơn so với trước khi xảy ra cái gọi là ‘mùa xuân Ả-rập’. Năm năm trước đây, người dân ở đây vung vẩy điện thoại thông minh. Bây giờ, các chiến binh thánh chiến vung dao và làn sóng người tị nạn khốn cùng là đặc trưng của khu vực”. Theo ông, mỗi quốc gia Ả-rập đều "không hạnh phúc theo cách riêng” sau giấc mơ “mùa xuân Ả-rập”.
“Mua xuan A-rap” tan pha Trung Dong
"Mùa xuân Ả-rập" khởi nguồn từ Tunisia.
Nhà phân tích Ahmari lưu ý Tunisia, nơi “mùa xuân Ả-rập” bắt đầu vào tháng 12/2010, được ca ngợi là câu chuyện thành công duy nhất. Với hiến pháp thế tục mới được thông qua, Tunisia đang trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ. Tuy nhiên,  Tunisia - "nơi sinh ra mùa xuân Ả-rập” này  “cũng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các chiến binh cho Nhà nước Hồi giáo".

Cuộc sống người dân Tunisia 5 năm sau "Mùa xuân Arập"

(Kiến Thức) - Mặc dù cuộc cách mạng "Mùa xuân Arập" đã thành công ở Tunisia cách đây 5 năm,  nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn khốn khó.

Cuộc sống người dân Tunisia 5 năm sau "Mùa xuân Arập"
Người dân Tunisia vẫn đối mặt với nhiều vấn đề
Cuộc cách mạng "Mùa xuân Arập" ở Tunisia diễn ra thành công cách đây 5 năm nhưng quốc gia Bắc Phi này vẫn đối mặt với nhiều vấn đề như tình trạng bất ổn kinh tế, sự tha hóa và nỗi tuyệt vọng của giới trẻ.

Những hình ảnh rùng mình về các cuộc xung đột khủng khiếp nhất 2018

(Kiến Thức) - Năm 2018, thế giới chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng và xung đột khủng khiếp tác động tới cuộc sống của hàng triệu người, từ các điểm nóng ở Trung Đông, Bắc Phi cho đến tận Đông Á. Tất cả đều được thể hiện rõ nét qua chùm ảnh sau đây của Reuters.

Những hình ảnh rùng mình về các cuộc xung đột khủng khiếp nhất 2018
Nhung hinh anh rung minh ve cac cuoc xung dot khung khiep nhat 2018
Hệ thống phòng thủ tên lửa "Iron Dome" đánh chặn một tên lửa được phóng đi từ dải Gaza về phía lãnh thổ Israel gần thành phố Sderot vào tháng 8/2018. Ảnh: Reuters.

Tin mới