“Nhà chung” sau ly hôn

Cả hai không có chỗ ở mới cũng chẳng có khả năng ra ngoài thuê trọ, nên cuối cùng họ vẫn phải “chung nhà” dẫu chính thức ly hôn.

Sau bao nhiêu năm gồng mình chịu đựng, chị quyết định ly hôn, chấm dứt năm tháng đau khổ bên người chồng gia trưởng, độc đoán... Ngày ra tòa, anh ta nói không có chỗ ở mới cũng chẳng có khả năng ra ngoài thuê trọ. Về phía chị cũng thế nên cuối cùng họ vẫn phải “chung nhà” dẫu chính thức ly hôn.

Ly hôn xong, anh gọi thợ vào làm một vách ngăn chia đôi căn hộ 40 mét vuông. Một cánh cửa khác được mở ra, bên này chị đổi khóa cửa cũ. Họ chính thức tách khỏi nhau, khẳng định chủ quyền riêng. Hàng ngày chị đưa đón con tới trường rồi đến cơ quan. Về nhà, mẹ con ăn uống ngủ nghỉ không bị gò bó, chạy theo sở thích độc đoán của anh như trước đây. Bên kia, anh ngày ba bữa cơm bụi, sáng đi làm với bộ đồ nhàu nhĩ, tối khuya mới về nhà. Cuộc sống của hai người thay đổi thấy rõ, duy chỉ có con bé vô tư với thói quen cũ. Nó cứ chạy từ “nhà mẹ” sang “nhà bố” líu lo, bắt bố vẽ tranh, kể chuyện, đưa đi chơi. Trong mắt chị cảnh ly hôn nhưng vẫn chung nhà ấy ít ra cũng giúp con cái không phải chịu cảnh bố mẹ mỗi người một nơi.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Hai năm trôi qua, chị tìm được người đàn ông cùng cảnh ngộ yêu thương mình. Ngày đầu tiên dẫn người đó về nhà, chị nóng mặt khi “nhà bên” xuất hiện những tiếng động lạ, rồi tiếng chồng cũ gắt gỏng gọi con bé sang. Hôm ấy, anh ta dẫn con đi từ sáng đến tối khuya mới về mặc chị đứng ngồi không yên. “Lần sau anh đưa con về sớm…”, chị đón con bé đang ngủ gật gắt lên. “Về sớm để cho nó nhìn thấy cô hú hí với giai à”- anh ta hằn học. Chị ngỡ ngàng, đêm đó chồng cũ say rượu chửi đổng đến gần sáng. Cứ thế những ngày sau, mỗi lần thấy bóng người mới của chị đến là “nhà bên” lại vang lên đủ thứ âm thanh… cho đến một ngày, chị nhận được điện thoại của người mới. “Anh xin lỗi, chuyện tình cảm của chúng mình chắc không có kết quả…”. Tìm hỏi rõ ngọn ngành chị mới biết, chồng cũ yêu cầu anh chấm dứt chuyện tìm hiểu vì “vợ chồng tôi đang có ý định tái hợp lại”.

Lần thứ hai đón nhận tình cảm mới, chị nói hết hoàn cảnh. Người mới hứa sẽ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, kể cả rào cản từ “gã hàng xóm” đặc biệt. Biết người mới của chị “vô sản” vì khi ly hôn đã để lại hết tài sản cho vợ cũ nuôi con, chồng cũ mỉa mai “tưởng cô tìm thằng nào hơn tôi chứ…”. Người mới cũng nhận rõ sự bất cập của cuộc sống “nhà chung nhưng tình riêng” bàn với chị chuyển ra ngoài sống nhưng chị chần chừ. Chi phí ra ngoài thuê trọ khá đắt đỏ, vả lại sợ chuyển đi rồi phần tài sản này biết đâu sẽ bị chồng cũ chiếm luôn. Mặt khác, tình cảm của đứa con đối với bố quá khăng khít nên chị không nỡ chia rẽ… Thế là họ đành chấp nhận sống như vậy vài năm để dành dụm tiền “mua lại” nốt “nhà anh”. Thống nhất là vậy nhưng khi chuyển về sống chung, chị cảm nhận rõ sự cam chịu của chồng khi sống cảnh “chung nhà” với bố con bé.

Đêm nằm nghe tiếng hàng xóm say rượu văng tục bên kia bức vách, anh thở dài rồi nói. “Anh quyết định xin đi làm dự án ở bên Lào. Sau vài năm, anh sẽ kiếm được một số tiền kha khá để mua một căn hộ trả góp giá rẻ. Anh muốn mẹ con em được sống thoải mái hơn”. Chị ngập ngừng: “Trong thời gian anh đi, em cho thuê lại nơi này rồi tìm thuê một chỗ khác bên ngoài nhé. Em sẽ sắp xếp cho nó về thăm bố thường xuyên là được”. Tìm được giải pháp, chị thấy mình nhẹ lòng. Ngày mai, chị sẽ đăng tin cho thuê nhà.

Ly hôn - chẳng qua là hạnh phúc đến chậm

Tôi có đứa bạn có ông chồng ngoại tình. Bạn tôi đến đánh ghen nhưng thế nào về sau lại yêu luôn chồng của tình địch. Sau thì họ kết hôn với nhau. Cuộc hôn nhân sau thậm chí còn dài hơn cuộc hôn nhân trước. Đúng là kỳ lạ. Ly hôn chắc chắn không phải điều tồi tệ đâu.

Ly hôn không phải vì chồng ham của lạ

Câu trả lời của anh như đâm một nhát dao chí mạng vào tim tôi. Vậy là với anh, tôi không khác gì những cô gái điếm rẻ tiền.

Tôi đã ly hôn chỉ vì câu trả lời của chồng khi tôi hỏi: “Anh có em rồi mà còn đi gác tay gác chân; đi tăng 2, tăng 3. Anh thấy họ thế nào?”. Chồng tôi thản nhiên trả lời: “Cũng vậy thôi mà!”

Có người cho tôi là hâm, là dở người vì đã có thể chấp nhận chuyện chồng mình “ăn bánh trả tiền” mà lại không thể chấp nhận một câu nói… bình thường như thế. Sự thật, tôi là loại người vợ hèn yếu, nhẫn nhịn, nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lần đầu tiên biết chồng mình đi cà phê ôm, bia ôm, gác tay gác chân, tôi đau lắm, nhưng cũng đành chấp nhận những gì anh nói: “Đàn ông bây giờ, mười thằng hết tám là vậy, còn hai thằng thì thuộc loại thử rồi không hạp. Em phải mừng là anh không nói dối, giấu diếm em, luôn cố gắng để gìn giữ, không mang bệnh về nhà”. Tôi từng khóc ngày khóc đêm với cái lý luận của anh nhưng cũng phải nhìn nhận, trong lời anh có một phần sự thật. Tôi vốn bệnh tật, yếu ớt, không đáp ứng nổi nhu cầu của anh, nên anh có ra ngoài “ăn bánh trả tiền” cũng là bất đắc dĩ, là thậm chí như anh nói: “Thà vậy còn hơn vì bức bách mà anh có bồ nhí rồi bỏ em luôn”.

Thế nhưng một lần, khi nằm cạnh nhau trong một lần anh đi hai ngày mới về nhà, tôi đã lấy hết can đảm hỏi anh câu hỏi đó, để biết cảm giác của anh là gì khi làm chuyện đó với những người phụ nữ bán thân nuôi miệng. Câu trả lời của anh như đâm một nhát dao chí mạng vào tim tôi. Vậy là với anh, tôi không khác gì họ. Với anh, tôi không phải là người vợ được tôn trọng, thương yêu; thậm chí còn tệ cả họ, là một món đồ chơi không dùng được. Mọi chịu đựng, cố gắng của tôi đã sụp đổ. Tôi hiểu ra rằng, mình còn thấp kém hơn những cô gái đó. Họ bán thân nuôi gia đình, nuôi con cái, nuôi chính bản thân; còn tôi, tôi chẳng có gì để bán nên chấp nhận mua anh làm chồng bằng sự im lặng chịu đựng những khinh rẻ, nhục nhã anh dành cho tôi.

Tôi đã làm đơn ly hôn trong nỗi đau mà tôi biết khó bao giờ mình có thể gột rửa, xóa nhòa.

Tin mới