Nhà đầu tư lại đổ xô mở tài khoản chứng khoán

Lượng tài khoản mở mới trong tháng 7 đã quay lại mốc trên 100.000 đơn vị sau 7 tháng suy giảm, qua đó giúp thị trường chứng khoán bắt đầu khởi sắc.

Theo thống kê từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới tăng vọt trong tháng 5, đạt 104.966 tài khoản.

Con số này cao gấp gần 5 lần tháng liền trước. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 4 chỉ đạt 22.926 tài khoản, thấp nhất kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát.

Số lượng tài khoản mở mới ghi nhận trong tháng vừa qua cũng là cao nhất trong vòng 9 tháng (tính từ tháng 8/2022) và chấm dứt 7 tháng liên tiếp ghi nhận có số thấp hơn mức 100.000 tài khoản mới.

Nha dau tu lai do xo mo tai khoan chung khoan
 

Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn là bộ phận chủ lực khi mở mới đến 104.624 tài khoản trong tháng vừa qua, đưa tổng số tài khoản của nhóm này lên hơn 7,1 triệu tài khoản (tương đương khoảng hơn 7% dân số).

Trong khi đó, số tài khoản của tổ chức trong nước tăng thêm 121 đơn vị trong tháng qua. Nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mở thêm 208 tài khoản và tổ chức ngoại mở mới 13 tài khoản.

Việc nhà đầu tư đổ xô mở tài khoản trở lại cũng giúp thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE đạt gần 11.000 tỷ đồng, tăng 10% so với tháng 4.

Giao dịch sôi động hơn còn đến từ việc một lượng nhà đầu tư cũ kích hoạt lại tài khoản sau một khoản thời gian "rút chân" ra khỏi thị trường và lượng tiền margin được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tháng 5 đã có đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 kể từ đầu năm. Cơ quan này cũng quán triệt quan điểm yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất đầu ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh khó khăn.

Lãi suất huy động giảm đã giúp kênh chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn so với thời điểm đầu năm 2023. Giới chuyên gia kỳ vọng dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển dần dần từ các kênh đầu tư thu nhập cố định sang kênh chứng khoán.

Thực tế cho thấy dòng tiền có sự chạy mạnh vào cổ phiếu các nhóm bất động sản, xây dựng, chứng khoán. Nhiều mã chứng khoán đã ghi nhận mức tăng mạnh 50-80% trong tháng 5 giúp nhà đầu tư càng hưng phấn.

Đà phục hồi luân phiên ghi nhận ở nhiều nhóm cổ phiếu khác giúp thị trường chung khởi sắc. Những phiên giao dịch cuối tháng 5 đầu tháng 6, sự khởi sắc của cổ phiếu ngân hàng đẩy VN-Index tiến lên vùng 1.100 điểm.

Một yếu tố khác cũng kích thích nhà đầu tư trở lại là các chương trình kích cầu của các công ty chứng khoán. Nhiều cuộc chạy đua giảm phí, thậm chí là miễn phí đến từ các đơn vị dẫn đầu đang giúp sự tự tin trở lại trên bảng điện.

Chiến lược giao dịch nào dành cho chứng sĩ tuần này?

Công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế giải ngân trước khi chỉ số VN-Index thành công bứt phá khỏi vùng kháng cự quanh 1.050 hiện tại.

Thông tin từ việc hai ngân hàng của Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank sụp đổ đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu đỏ lửa trong phiên đầu tuần trước. 
Tại thị trường Việt Na`m, VN-Index ổn định hơn so với diễn biến chung của thế giới, trong 3 phiên đầu tuần chỉ số thậm chí còn tăng hơn 10 điểm lên vùng trên 1.060. Sau đó, VN-Index lùi về chốt tuần tại 1.045,14, giảm 7,84 điểm so tuần trước, tương đương 0,75%. 
Khối ngoại trở lại mua ròng cả 5 phiên trong tuần với tổng giá trị vào ròng đạt gần 2.164 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 135 triệu cổ phiếu.
Chien luoc giao dich nao danh cho chung si tuan nay?
 Chứng khoán tuần này diễn biến thế nào?

Về kỹ thuật, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết VN-Index kết tuần tạo mẫu hình nến doji thể hiện sự lưỡng lự trong tâm lý nhà đầu tư xung quanh vùng 1.030 – 1.050 điểm và đây cũng đang là vùng tích lũy ngắn hạn của thị trường kể từ khoảng giá tháng 2/2023 đến nay.

Xét trên khung đồ thị tuần, VN-Index vẫn đang bám sát và nằm trên đường trung bình động MA20. Chỉ báo DI+ ở khung đồ thị tuần cũng chưa cho tín hiệu về xu hướng mới so với tuần trước và vẫn đang hướng lên tích cực, cho thấy khả năng lớn hơn là VN-Index vẫn tiếp tục có xu hướng phân hóa tăng điểm hướng lên các vùng điểm số cao hơn.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì vị thế cổ phiếu khoảng 15-25% trong tài khoản và bám sát diễn biến thị trường trong tuần này, đồng thời hạn chế giải ngân trước khi chỉ số VN-Index thành công bứt phá khỏi vùng kháng cự quanh 1.050 hiện tại.

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đánh giá VN-Index vẫn duy trì được trạng thái nằm trong kênh uptrend ngắn hạn (kênh giữa 2 đường kẻ xanh) và trên đường MA20, như vậy trạng thái kỹ thuật không có quá nhiều khác biệt so với đóng cửa tuần trước.
Nếu thị trường tiếp tục đi ngang hoặc điều chỉnh trong tuần này thì xu hướng tích lũy chặt chẽ dần sẽ chiếm ưu thế và lúc đó có thể dần xác nhận VN-Index đang hướng tới khu vực cân bằng quanh 1.050 điểm để tích lũy cạn kiệt.
"Thị trường trong ngắn hạn vẫn có các cơ hội giải ngân nhưng không nhiều. Đối với đầu tư trung - dài hạn, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu mạnh đang có xu hướng tích lũy, phục hồi sớm và tiếp tục duy trì uptrend, các cổ phiếu dẫn đầu ngành và vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận và tiếp tục có kỳ vọng tăng trưởng trong năm nay. Việc mua vào nên được được hiện dần trong suốt quá trình tích lũy và trong các phiên điều chỉnh", SHS khuyến nghị.
Còn theo Chứng khoán MB (MBS), tuần này thị trường được hỗ trợ bởi thông tin giảm lãi suất nhưng lực cầu nội lại không mấy hào hứng. Về kỹ thuật, khả năng thị trường lại duy trì trạng thái đi ngang trong biên độ hẹp ở tuần sau, thanh khoản cũng được dự báo sẽ giảm so với tuần này.
Do vậy, MBS lưu ý nhà đầu tư không nên lướt sóng trong bối cảnh thanh khoản ở mức thấp. Vùng hỗ trợ cho chỉ số VN-Index ở khu vực 1.030 – 1.033 điểm, thanh khoản thấp nên dòng tiền cũng không lưu trú quá 1 vòng T+ ở các nhóm cổ phiếu tín hiệu như: đầu tư công, dầu khí, thép, sản xuất điện,…

Khối ngoại đột ngột bán ròng mạnh 783 tỷ đồng tuần đầu tháng 4

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hụt hơi, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài là điểm trừ khi khối ngoại đã quay đầu bán ròng 783 tỷ đồng tuần 3-7/4.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch khởi đầu bằng một cây nến xanh dài cho thấy tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư, tuy nhiên, chỉ vài phiên sau đó lực mua đã suy yếu và bên bán dần chiếm ưu thế hơn vào 2 ngày giao dịch cuối tuần. Tổng cộng sau 5 phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,07 điểm (0,48%) và đóng cửa tại 1.069,71 điểm.
Trong bối cảnh thị trường hụt hơi, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài là điểm trừ khi khối ngoại đã quay đầu bán ròng 783 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại ghi nhận bán ròng 736 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại bán ròng 747 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, nhưng mua ròng 10 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.
Tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng tiếp tục ghi nhận tại mã ngân hàng STB, giá trị hơn 421 tỷ đồng. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại mã ngành chứng khoán VND và mã ngành sữa VNM với giá trị 121 tỷ đồng tại mỗi mã. Cổ phiếu SSI cũng bị bán ròng hơn 102 tỷ sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.
Tại chiều mua, khối ngoại gom mạnh VIC, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt 125 tỷ đồng, toàn bộ là mua ròng khớp lệnh.
Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại HPG với 117 tỷ đồng và HDB với 85 tỷ đồng. Danh sách cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua tại sàn HoSE còn có VPB (70 tỷ đồng), CTG (57 tỷ đồng),...
Khoi ngoai dot ngot ban rong manh 783 ty dong tuan dau thang 4
 Khối ngoại bán ròng mạnh trong tuần đầu tháng 4.
Trên sàn HNX, khối ngoại cũng bán ròng 44 tỷ đồng trong cả tuần, gần như tập trung toàn bộ trên kênh khớp lệnh.
Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại PVS với 33 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có SHS, MBS, PLC, NVB,...
Ở chiều mua vào, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu TNG với giá trị khoảng 9 tỷ đồng. IDJ và CEO cũng lần lượt được mua ròng lần lượt 3 tỷ và 2 tỷ. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có EVS, NRC, TVC,...
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này bán ròng khoảng 3 tỷ đồng, chủ yếu giao dịch trên kênh khớp lệnh.
Tại phía bán ra, cổ phiếu VEA dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 14 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VTP và CLX với giá trị lần lượt là 7 tỷ và 4 tỷ đồng.
Ngược lại, cổ phiếu BSR tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 18 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến PGB, MML, PAT với giá trị lần lượt đạt 7 tỷ, 4 tỷ và 2 tỷ đồng.

Tin mới