Nhà nước Hồi giáo IS sắp trút hơi thở cuối cùng?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia về Trung Đông Patrick Cockburn, Nhà nước Hồi giáo (IS) sắp trút hơi thở cuối cùng trước đòn phối hợp giữa các liên quân do Nga-Mỹ cầm đầu.

Cuộc chiến ở Syria và Iraq đã dẫn đến sự ra đời của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo ở miền đông Syria và phía tây Iraq vào mùa hè năm 2014, theo nhà báo người Ireland và chuyên gia về Trung Đông Patrick Cockburn trong một bài viết đăng trên tờ London Review of Books.
Nha nuoc Hoi giao IS sap trut hoi tho cuoi cung?
Các lực lượng Iraq tái chiếm thành phố Ramadi từ tay phiến quân IS. 
Nhà báo Cockburn viết: "Nhà nước Hồi giáo cuối cùng sẽ bị tiêu diệt, mặc dù các tín đồ của nó sẽ vẫn là một thế lực ở Iraq, Syria và phần còn lại của thế giới Hồi giáo".
Cockburn dẫn lời những người trốn thoát khỏi Mosul, thành trì của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tư xưng ở Iraq, nói rằng các phiến quân IS "đang oằn mình dưới áp lực quân sự và kinh tế”.
Trong khi lực lượng chống IS đã chiếm lại các thành phố Sinjar, Ramadi và Tikrit ở Iraq, Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) và quân đội Syria đã buộc phiến quân IS và hiện đang áp sát thành phố Raqqa, “thủ phủ” của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Ông Cockburn viết tiếp: "Các lực lượng mặt đất tấn công IS (YPG, quân đội Syria, lực lượng vũ trang Iraq và Peshmerga) đang thiếu nhân lực, nhưng các lực lượng này có thể kêu gọi không kích phá hủy bất kỳ vị trí nào của phiến quân IS”.
Phiến quân IS đang bị tổn thất nặng nề và hiện thời bị cô lập với thế giới bên ngoài do không còn có thể liên kết với Thổ Nhĩ Kỳ như trước đây.
Dẫn lời những người chạy khỏi thành phố Mosul hồi đầu tháng 2/2016, nhà báo Cockburn nhấn mạnh rằng các cơ sở hạ tầng hành chính và kinh tế của cái nhà nước khủng bố này đã bị sụp đổ trước các cuộc không kích liên tục và phong tỏa của liên quân.
Ông Cockburn dẫn lời thương nhân Ahmad đến từ quận al-Zuhour Mosul nói rằng điều kiện sống trong cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đã xấu đi rất nhiều, trong khi hành động của các quan chức IS đang ngày càng bạo ngược.
Theo ông Ahmad, thành phố Mosul thiếu nguồn điện và không có mạng điện thoại di động. Các cửa hàng đều trống rỗng, mọi thứ đều rất đắt đỏ và nước uống bị thiếu thốn nghiêm trọng.
"Có nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng phạm tội và tham nhũng ngày càng gia tăng, mặc dù điều này chủ yếu có thể là bằng chứng cho thấy IS trong cơn tuyệt vọng, rất thiếu tiền".
Những người trốn thoát cũng tố cáo rằng phiến quân IS đã trở nên tàn bạo hơn trong việc thực thi các luật lệ tôn giáo. Thương nhân Ahmad nói: "Những kẻ độc tài này trở nên rất bạo lực khi chúng cảm nhận được rằng ngày tàn của chúng đang đến gần".
Trong khi đó, quân đội Iraq và Syria, YPG và Peshmerga đang trên đà chiến thắng nhờ sự yểm trợ không quân to lớn của Nga và liên quân do Mỹ cầm đầu.
Nhà báo Cockburn tiên đoán rằng một khi cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, chính quyền trung ương ở Baghdad và Damascus có thể sẽ trở nên vững mạnh hơn.
Nha nuoc Hoi giao IS sap trut hoi tho cuoi cung?-Hinh-2
Quân đội Assad và Lực lượng Phòng vệ Quốc gia tiếp tục đánh đuổi phiến quân IS khỏi các khu vực chiến lược trên khắp lãnh thổ Syria. 
Trong khi đó, quân đội Assad và Lực lượng Phòng vệ Quốc gia tiếp tục đánh đuổi phiến quân IS và các nhóm khủng bố khác khỏi các khu vực chiến lược trên khắp lãnh thổ Syria.
Trong 24 giờ qua "quân đội Syria giành lại quyền kiểm soát nhiều làng trọng điểm, nhiều thị trấn và thành phố ở các tỉnh Hama, Aleppo, Lattakia, Deir ez-Zor, Dara và các tỉnh Damascus, xua đuổi phiến quân khỏi các căn cứ của chúng", theo hãng thông tấn Fars của Iran.
Ngày 27/2, thỏa thuận ngừng bắn ở Syria đã có hiệu lực và chiến sự đã chấm dứt ở một số thị trấn và làng mạc Syria. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phiến quân IS, Mặt trận al-Qaeda al-Nusra và các nhóm khủng bố khác dễ thở hơn.
Video các lực lượng Iraq tái chiếm thành phố Ramadi từ tay phiến quân IS (Nguồn RT):
Nha nuoc Hoi giao IS sap trut hoi tho cuoi cung?-Hinh-3
 

Mỹ lập căn cứ quân sự chống phiến quân IS ở Iraq

(Kiến Thức) - Mỹ đang rục rịch xây dựng một căn cứ quân sự ở Iraq nhằm làm bàn đạp cho cuộc chiến chống phiến quân IS bằng lực lượng bộ binh.

Trong khi khẳng định không thay đổi về chiến lược tổng thể của mình, Tổng thống Mỹ Obama lại vừa mới triển khai 450 binh sĩ Mỹ sang Iraq để giúp nước này chống lại phiến quân IS.
Và một vấn đề đã được các chuyên gia tính tới. Cụ thể, họ băn khoăn rằng, tất cả số binh sĩ Mỹ điều động tới Iraq sẽ cần một nơi để “làm việc, ăn ngủ nghỉ”. Bởi lẽ đó, nhiều thông tin tiết lộ, chính phủ Mỹ đang tính thiết lập một căn cứ quân sự ở Iraq.

Lo sợ người Kurd, phiến quân IS củng cố Raqqa

(Kiến Thức) - Phiến quân IS củng cố Raqqa vì lo sợ chiến binh người Kurd sắp mở cuộc tấn công vào "thủ đô" của Nhà nước Hồi giáo này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN hôm 24/6, các nhà hoạt động nhân quyền và một quan chức người Kurd cho biết quân IS ra sức củng cố Raqqa vì lo sợ bị dân quân người Kurd tấn công.
Theo các nguồn tin này, phiến quân IS ráo riết đào hào và xây dựng các tuyến phòng thủ để đối phó với cuộc tấn công có thể của lực lượng người Kurd vào thành trì Rappa ở miền bắc Syria.

Tin mới