Nguồn cung nhà phố và biệt thự tại TP HCM và vùng phụ cận sụt giảm mạnh

(Vietnamdaily) - Báo cáo thị trường quý I của DKRA Việt Nam cho thấy, nguồn cung mới nhà phố/biệt thự khu vực TP HCM và các tỉnh giáp ranh sụt giảm mạnh.

Cụ thể, phân khúc đất nền trong quý 1/2022 tại thị trường TP HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 11 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 1,832 sản phẩm, tương đương mức ở quý 4/2021 (khoảng 1,834 nền), tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 1,240 nền, tương đương 68% nguồn cung mới, tăng nhẹ 6% so với lượng tiêu thụ của quý trước và cùng kỳ năm 2021 (khoảng 1,174 nền).

Thị trường đất nền vùng phụ cận tiếp tục chiếm giữ vị thế chủ lực trong tổng nguồn cung mới do quỹ đất tại TP HCM ngày càng khan hiếm. Trong đó, Long An dẫn đầu toàn thị trường khi chiếm 43% nguồn cung và 56% lượng tiêu thụ mới trong quý.

Thị trường căn hộ ghi nhận 18 dự án mở bán (khoảng 3,398 căn) trong quý vừa qua. Các dự án tiếp tục tập trung chủ yếu tại TP HCM và Bình Dương. Nguồn cung mới bằng 42% so với quý 4/2021 (8,039 căn) và bằng 62% so với cùng kỳ năm 2021 (5,515 căn).

Lượng tiêu thụ đạt khoảng 2,596 căn, bằng 76% nguồn cung mở bán mới, chỉ bằng 45% so với quý trước (5,767 căn) và bằng 59% so với cùng kỳ năm 2021 (4,416 căn). Riêng tại TP HCM, nguồn cung sụt giảm đáng kể, trong đó, phân khúc căn hộ hạng B tại khu Tây chiếm vị trí chủ đạo.

Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự khu vực TP HCM và các tỉnh giáp ranh sụt giảm mạnh. Trong 3 tháng đầu năm 2022, thị trường đón nhận 611 căn mở bán đến từ 12 dự án, chỉ bằng 17% so quý trước và bằng 31% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ tiêu thụ đạt 71%, tương đương 432 căn, bằng 18% so với quý 4/2021 và bằng 65% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn cung mới tập trung ở TP HCM. Mặt bằng giá sơ cấp tăng 3% - 5% do chi phí đầu vào tăng, riêng Đồng Nai ghi nhận mức giá bán sơ cấp tăng 8% - 12% so với quý trước.

Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng có tín hiệu khởi sắc ở hầu hết các các phân khúc. Cụ thể, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng trong quý 1/2022 đạt khoảng 1,020 căn, tỷ lệ tiêu thụ đạt 57% (khoảng 579 căn) trên nguồn cung mới.

Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong khu phức hợp đón nhận nguồn cung mới khoảng 2,768 căn, tăng 4% so với quý trước và gấp 12.4 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt xấp xỉ 87%, tương đương 2,408 căn, tăng 4% so với quý 4/2021 và gấp 14.7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

 Riêng condotel ghi nhận 613 căn mở bán, tỷ lệ tiêu thụ đạt 32% nguồn cung mới, tương đương 199 căn, gấp 3.3 lần so với quý 4/2021 nhưng chỉ bằng 43% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguon cung nha pho va biet thu tai TP HCM va vung phu can sut giam manh
 Một dự án ở TP Thủ Đức, TP HCM.

Theo dự báo từ DKRA Việt Nam, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền trong quý 2/2022 có thể tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021, tập trung chủ yếu ở các thị trường giáp ranh TP.HCM như Đức Hòa, Cần Giuộc (Long An). TP HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới. Đất nền tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới có thể tăng tại TP HCM, dự báo số lượng đạt khoảng 5,500 căn, tại Bình Dương khoảng 1,200 căn, những tỉnh thành khác khan hiếm nguồn cung mở bán mới ra thị trường. Sức cầu chung cũng như thanh khoản thị trường có thể bị ảnh hưởng nếu động thái siết tín dụng bất động sản của ngân hàng được đẩy mạnh.

 Nguồn cung mới và sức cầu phân khúc nhà phố/biệt thự có thể tăng so với Quý 1/2022. Nguồn cung dao động khoảng 1,900 căn tập trung tại một số địa phương như TP HCM và Đồng Nai. Tây Ninh tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới. Tại TP HCM, khu Đông vẫn dẫn đầu về nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường. Mặt bằng giá sơ cấp có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng do chi phí đầu vào tăng.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể tăng so với quý 1/2022, tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Thanh Hóa.

Sức cầu chung toàn thị trường vẫn dự kiến tăng nhẹ so với quý trước, giao dịch tập trung chủ yếu vào loại hình nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và tập trung vào những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín. Bên cạnh đó, mô hình khu nghỉ dưỡng phức hợp (Integrated Resort) tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm.

'Cò' đất khuấy động làng quê Hà Tĩnh, vài ngày lại 'bay sạch'

Các dự án mới chỉ trên giấy, các nhóm “cò' đất đã kéo theo từng tốp tập trung về các vùng quê Hà Tĩnh tạo sóng. Tuy nhiên “cò” chỉ vây kín một vài ngày rồi lại kéo đến vùng quê khác.

Câu chuyện sốt đất vùng quê Hà Tĩnh bắt đầu từ việc đấu giá 8 lô đất ở tại khu quy hoạch dân cư vùng Le Le, thôn Yên Lạc, xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà diễn ra vào tháng 9/2021. Người dân không khỏi ngạc nhiên khi 8 lô đất nhưng có 200 bộ hồ sơ tham gia đấu giá. Các lô đất đều đấu vượt trên 54 bước giá, trong đó có lô số 1 được đấu vượt lên 58 bước giá.

Cả 8 lô đất được đấu giá thành công, thu về 18,716 tỉ đồng, vượt giá khởi điểm hơn 13,639 tỉ đồng. Chính quyền xã Thạch Thắng đánh giá đây là “hiện tượng chưa từng có tại địa phương”.

Gần đây dư luận tiếp tục ngạc nhiên khi nhiều vùng quê ở huyện Thạch Hà, huyện Cẩm Xuyên… lại tiếp tục dấy lên hiện tượng sốt đất, dòng người tứ phía đổ về quần thảo, lùng sục mua đất. Nhưng chỉ sau vài ngày, "cò" đất lại "biến mất", khiến làng quê Hà Tĩnh bị khuấy động.

“Ngửi mùi” dự án

Xã Thạch Văn, Thạch Trị (huyện Thạch Hà) là hai địa phương nằm trong quy hoạch Dự án Khu du lịch biển cao cấp Wyndham Costa Hà Tĩnh do Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Onsen Fuji làm chủ đầu tư. Khi dự án chỉ mới được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư, giới đầu tư khắp nơi đổ về, khiến đất hai xã này tăng lên chóng mặt.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'

Một gốc cây dán kín biển rao bán đất tại xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà)

Những lô đất vùng bãi ngang ven biển trước đây có giá từ vài trăm triệu nay được rao giá cao lên tới vài tỷ đồng.

Đáng nói, đất không chỉ sốt lên tại địa phương có dự án, những xã lân cận cũng bị cuốn theo làn sóng sốt đất do dân "cò" đất đẩy nhau tạo sóng.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-2

Xe ô tô đậu kín đường xuống Thạch Văn để mua bán đất khi "ngửi mùi" sắp có dự án

Xã Thạch Thắng (huyện Thạch Hà) là địa phương nằm sát hai xã Thạch Văn, Thạch Trị. Kể từ khi có dự án trên giấy Khu du lịch biển cao cấp Wyndham Costa, đất nông thôn tại xã này cũng ăn theo "sốt xình xịch”.

Ông Trần Bá Từ, Chủ tịch UBND xã Thạch Thắng cho hay, gần đây "cò" đất thổi giá, lấy cớ xung quanh sắp có dự án khu du lịch biển ở xã Thạch Văn, Thạch Trị.

“Thạch Thắng gần Thạch Văn, Thạch Trị, "cò" đất lợi dụng sắp có dự án về tại hai xã này nên thổi giá đất. Dọc đường chính hiện tại mỗi m2 đất có giá từ 12-13 triệu đồng. Còn cách đây khoảng 3 năm về trước, mỗi m2 chỉ khoảng 2-3 triệu. Sau mỗi năm, đất cứ tăng giá, gấp từ 10-12 lần”, ông Từ nói.

Theo ông Từ, trước đây có những mảnh đất khoảng 120 triệu, đấu giá từ năm này qua năm khác nhưng chẳng ai mua, nhưng giờ bán ra khoảng 1,3 tỷ. “Cò đất lùng về tận thôn, đất trong vườn của dân cũng hỏi mua. Chính quyền đã có nhiều văn bản, phát loa truyền thanh để cảnh báo người dân tránh sập bẫy cơn sốt đất ảo”, ông Từ nói.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-3

Cơn sốt đất xảy ra tại xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà) vào đầu tháng 3

Việt Tiến là xã nằm khá xa so với trung tâm hành chính huyện Thạch Hà, thế nhưng lượng người, xe cộ từng đổ về đây rất đông để mua bán đất sau khi “rục rịch” dự án VSIP về địa phương.

Khu vực này trước đây mỗi lô đất có giá từ 600 đến 700 triệu/lô, thì nay được “thổi” lên với giá mỗi lô lối 1 là hơn 2,6 tỷ đồng, lối 2 có giá 2 tỷ đồng/lô.

Những nơi “cò” ghé qua, vài ngày sau lại “bay sạch”

Cách đây không lâu, tại xã Yên Hòa (huyện Cẩm Xuyên), xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà) từng đoàn xe cộ tấp nập, nối đuôi nhau về từng ngõ ngách mua bán đất trước thông tin quanh khu vực này sắp khảo sát và quy hoạch dự án Tổ hợp khu đô thị nghỉ dưỡng, sân golf và Dự án VSIP. 

Chuyện mua bán đất tại xã Yên Hòa râm ran về tận các quán cafe trên địa bàn thành phố. “Cò” bàn tán cơn sốt đất, nói quá lên để hấp dẫn người mua đón đầu.

Anh N. (tự xưng là dân đầu tư bất động sản) chèo kéo người mua: “Nếu chốt cọc 200 triệu cho một lô đất 1,9 tỷ đồng ở xã Yên Hòa. Sau vài ngày lô đất này sẽ lên tới 2,3 tỷ. Nếu không mua ngay là không còn cơ hội, giá đất sẽ tăng chóng mặt vì dự án sắp về”.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-4

“Cò” đất khuấy động tại xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên) nhưng sau vài ngày là "bay sạch"

Anh N.T.H (trú TP Hà Tĩnh) cho biết: “Khi nghe các cò đất nói tôi chốt cọc, mua xong ít hôm, thậm chí trong ngày thì lập tức sẽ có người trả giá cao hơn. Cò đất còn mở điện thoại, bật loa ngoài cho tôi nghe một cuộc gọi của ai đó nói về việc trả giá đất, về việc đất mới cọc đã tăng vọt lên vài trăm để dụ tôi chốt cọc sớm. Nghe vậy tôi khá hoang mang, nhưng sau khi suy xét lại thì tôi nghĩ đó là trò của các cò đất nên không xuống tiền cọc".

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-5

Khu đất tại xã Việt Tiến đất từng "nhảy" lên theo giờ do đội nhóm "cò" khuấy động

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-6

Nhưng chỉ sau vài ngày, "cò" lại biến mất, vùng quê sạch bóng người mua bán

Tuy nhiên, những nơi “cò” kéo đến quần thảo, khuấy động cơn sốt đất, chỉ sau vài ngày lại sạch bóng, không còn bóng dáng người mua bán.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-7

Vài ngày trước nhóm người đứng ngồi trên bờ đường gần đoạn tiếp giáp xã Tân Lâm Hương và xã Thạch Xuân để mua bán đất

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-8

Từng đoàn xe nối dài đường lên xã Thạch Xuân

Tại xã Thạch Xuân (Thạch Hà), mấy ngày trước, hội nhóm “cò” đất cũng kéo về kín đường, đoạn tiếp giáp với xã Tân Lâm Hương. Nhóm người đứng, ngồi thành tốp giữa nắng để chèo kéo người mua đất. Nhưng chỉ sau một ngày, PV quay trở lại khu vực này thì “cò” đã “bay sạch”, không còn bóng dáng.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-9

Nhưng chỉ sau một ngày, khu vực trên lại sạch bóng người mua bán

Ông Trần Đình Cúc, Chủ tịch UBND xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên) cho hay: “Hiện đất ở xã này không còn ai mua bán gì nữa. Bữa này cò đất lại kéo nhau xuống đi theo dự án ở Thạch Văn, Thạch Trị (huyện Thạch Hà). Cò đất đi như mây về gió, khuấy động một tuần rồi lại đi vùng khác”.

Lãnh đạo UBND xã Thạch Xuân, ông Nguyễn Huy Hà cho hay, hiện tại xã Thạch Xuân chưa có dự án gì nhưng có hiện tượng sốt đất “bát nháo”.

“Sốt đất bát nháo, giờ có bộ phận cò khuấy động. Cò đất bay hết vạt này đến vạt khác, làm bát nháo. Thạch Xuân đất sốt, cao nhất khoảng 10 triệu/m2, so với giá trị thực rất cao. Nhưng cò chỉ tập trung tại một vùng vài ngày, rồi lại “bay” đi chỗ khác, khó hiểu. Chúng tôi cảnh báo người dân cẩn thận dính bẫy”, anh Hà nói.

Chuyên gia BĐS lên tiếng về việc loạt địa phương tạm dừng phân lô, tách thửa

Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, việc nhiều địa phương liên tiếp tạm dừng cấp quyền sử dụng đất để chặn phân lô, bán nền sẽ góp phần giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn. Tuy nhiên, về lâu dài cần có những quy định cụ thể, rõ ràng đối với đất đai để chặn "sốt đất" và "bong bóng" trong thị trường BĐS.

Đồng loạt “siết” phân lô, tách thửa