Nhà quay phim của đài truyền hình Nga "bị sát hại" tại Iraq

(Kiến Thức) - Một nhà quay phim của Ruptly đã bị nhóm lạ mặt có vũ trang sát hại khi đang tác nghiệp tại Iraq hồi tuần trước.

Nhà quay phim của đài truyền hình Nga "bị sát hại" tại Iraq
Theo Tổng biên tập kênh truyền hình RT (Nga) Margarita Simonyan, nhà quay phim của Ruptly Saaf Ghali, 26 tuổi, đã bị các tay súng có vũ trang bắn chết tại Basra (Iraq) hồi tuần trước.
"Tại Iraq, các tay súng lạ mặt có vũ trang đã sát hại nhà quay phim Saaf Ghali của chúng tôi. Saaf đã làm việc tích cực để quay video làm tài liệu cho cơ quan của chúng tôi trong khu vực. Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để giúp đỡ gia đình cậu ấy", bà Margarita cho hay.
Nha quay phim cua dai truyen hinh Nga
 Cuộc biểu tình tại Basra, Iraq, ngày 10/1. Ảnh: Sputnik.
France 24 dẫn thông báo từ Tổ chức quan sát tự do báo chí (JFO) cho biết thêm, nhà quay phim Ghali đã bị sát hại tại thành phố Basra, miền nam Iraq hôm 10/1, sau khi quay video các cuộc biểu tình phản đối chính quyền.
"Ghali và phóng viên Ahmad Abdessamad 37 tuổi, làm việc cho đài truyền hình địa phương Al-Dijla, được cho là đã bị bắn chết khi đang ngồi trong ô tô gần một đồn cảnh sát ở Basra", trích tuyên bố của JFO.
"Những tay súng có vũ trang đã tấn công và nã đạn vào họ đêm 10/1, khiến phóng viên Abdessamad thiệt mạng tại chỗ. Nhà quay phim Ghali được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng cũng tử vong sau đó do vết thương quá nặng", France 24 dẫn thông tin từ JFO.

Được biết, nhà quay phim Ghali đã đóng góp khoảng 30 video về những cuộc biểu tình gần đây tại Iraq cho Ruptly.

Mời độc giả xem thêm video về vụ Iran tấn công căn cứ quân sự có lính Mỹ tại Iraq (Nguồn video: NBC News)

Thep Sputnik, hàng trăm người Iraq đã xuống đường ở Basra ngày 11/1 để bày tỏ sự tiếc thương đối với phóng viên và nhà quay phim vừa thiệt mạng tại Iraq.

Các cuộc biểu tình ở Iraq kéo dài suốt nhiều tháng qua, khiến hơn 400 người đã thiệt mạng kể từ tháng 10/2019. Người biểu tình chỉ trích các chính sách của chính phủ, tình trạng thiếu việc làm, đồng thời yêu cầu cải cách.

Những “tử địa” đối với phóng viên, nhà báo năm 2013

(Kiến Thức) - Năm thứ 2 liên tiếp, Syria trở thành đất nước nguy hiểm nhất đối với giới truyền thông với hàng chục phóng viên, nhà báo trên khắp thế giới thiệt mạng tại đây năm ngoái.

Những “tử địa” đối với phóng viên, nhà báo năm 2013
Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.

Clip diễn viên Nga bắn súng máy ở sân bay Donetsk

(Kiến Thức) - Một clip được đăng tải trên Internet cho thấy diễn viên Nga Mikhail Porechenkov đang bắn súng máy vào các vị trí Ukraine ở sân bay Donetsk.

Clip diễn viên Nga bắn súng máy ở sân bay Donetsk
Hình ảnh một người đàn ông mặc áo sau lưng có dòng chữ "báo chi" bắn liên thanh một khẩu súng máy khiến cho nhiều nhà báo chiến trường phải lo sợ về sự an toàn của mình khi tham gia hoạt động đưa tin ở chiến trường.

Tác giả "Em bé napalm" 3 lần suýt chết ở chiến trường

Tác giả "Em bé napalm" nói rằng, ra chiến trường xác định có thể chết bất cứ lúc nào, nhưng tâm trí vẫn nghĩ làm sao chụp được bức ảnh tốt.

Tác giả "Em bé napalm" 3 lần suýt chết ở chiến trường
Sau tuyên bố sẽ nghỉ hưu vào giữa tháng 7, phóng viên kỳ cựu Nick Ut - tác giả "Em bé napalm" bắt đầu cho những hành trình khắp thế giới. Ông khẳng định “chỉ nghỉ việc ở cơ quan gắn bó mấy chục năm qua là AP, chứ không phải nghỉ hưu với nghề ảnh”.

Tin mới