Nhà sáng chế tiêm kích siêu tốc MiG-31 qua đời

(Kiến Thức) - Cha đẻ 2 mẫu tiêm kích chủ lực hiện nay của Không quân Nga MiG-29 và MiG-31 đã qua đời ở tuổi 94 vì bệnh nặng.

Nhà sáng chế tiêm kích siêu tốc MiG-31 qua đời
Cha đẻ thiết kế các mẫu tiêm kích đánh chặn MiG-29/31 - nhà thiết kế Rostislav Belyakov đã qua đời vào ngày 28/2 vừa qua ở độ tuổi 94 sau một thời gian dài mắc bệnh nặng, không thể chờ đợi cho đến dịp sinh nhật tròn 95 tuổi vào ngày 4/3 tới.
Nhà sáng chế máy bay tài ba Rostislav Belyakov.
 Nhà sáng chế máy bay tài ba Rostislav Belyakov.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, sự nghiệp vĩ đại của bậc thầy về chiến đấu cơ gắn liền với máy bay chiến đấu MiG. Dưới sự lãnh đạo của ông, Liên Xô đã phát triển một loạt các máy bay chiến đấu nổi tiếng như tiêm kích đánh chặn MiG-29, MiG-31 và tiêm kích bom MiG-27.
Ngoài ra, ông Rostislav Belyakov còn tham gia chế tạo một số máy bay khác, bao gồm cả việc thử nghiệm mẫu chiến đấu cơ tối tân thế hệ thứ 5 hiện nay của Nga.
Ông Belyakov sinh năm 1919 tại Krakow Vladimir Oblast Murom, năm 1941 tốt nghiệp Học viện Hàng không Moscow, sau khi tốt nghiệp, Belyakov gia nhập đội ngũ thiết kế của Cục thiết kế MiG từ năm 1941.
Thiết kế tiêm kích đánh chặn thành công, MiG-29.
 Thiết kế tiêm kích đánh chặn thành công, MiG-29.
Do thành tích xuất sắc trong công việc, ông đã được kết nạp Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1944. Năm 1962, ông được bổ nhiệm là Phó Phó giám đốc thiết kế của MiG, sau đó tới năm 1970 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc thiết kế của MiG.
Dưới sự dẫn dắt của ông, một dòng máy bay chiến đấu mới mang thương hiệu MiG đã ra đời, trong đó có những thương hiệu “không đối thủ” cho đến tận hôm nay.
Ông Sergei Korotkov, Tổng giám đốc Công ty MiG đánh giá: “Nhà thiết kế Rostislav Belyakov xứng đáng tiếp tục và phát triển sáng tạo cho trường phái thiết kế độc đáo của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich. Dưới sự lãnh đạo của ông, các máy bay MiG-29 và MiG-31 ra đời đã bảo vệ bầu trời tổ quốc của chúng tôi”.
MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ do Cục thiết kế MiG sáng chế và đi vào phục vụ từ năm 1983. Nó ra đời nhằm đối đầu với các mẫu tiêm kích F-16, F/A-18 của Mỹ. Các mẫu đầu của MiG-29 chỉ có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn/tầm trung và bom không điều khiển, nhưng các biến thể hiện đại hóa gần đây đã có thể mang được tên lửa không đối đất/bom có điều khiển.
Tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay, MiG-31.
 Tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay, MiG-31.
Còn MiG-31 là mẫu tiêm kích đánh chặn chiến lược được phát triển dựa trên mẫu MiG-25, nhờ đó thừa hưởng tốc độ có thể nói là nhanh nhất thế giới làng chiến đấu cơ hiện nay, Mach 2,83 (tương đương 3.000km/h).
Bộ vũ khí của MiG-31 cũng cực kỳ đáng sợ với tên lửa đối không tầm ngắn - tầm trung - tầm xa. Đặc biệt là tên lửa không đối không hạng nặng R-37 có thể đạt tốc độ Mach 6, tầm bay 300km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Loại tên lửa này chuyên được dùng để tiêu diệt các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không.

Đo sức mạnh tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới

Đo sức mạnh tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới
Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.
Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.

MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.
MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.

MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.

Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.
Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.

Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.
Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.

Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.
Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.

MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).
MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).

MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.
MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.

MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.

4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.
4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.

Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.
Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.

Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.
Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.

MiG-29: kẻ thù của “thiết ưng” F-16, “ong bắp cày” F/A-18

(Kiến Thức) - MiG-29 là tiêm kích đa năng nổi tiếng của Nga được thiết kế nhằm đối đầu với các dòng tiêm kích thế hệ 4 F-16 và F/A-18 của Mỹ.

MiG-29: kẻ thù của “thiết ưng” F-16, “ong bắp cày” F/A-18
MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
 MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29.
 MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29.

Soi “thần hộ vệ” họ MiG bảo vệ bầu trời Syria

(Kiến Thức) - Đứng trước cuộc tấn công tiềm tàng có thể là cả từ Không quân Mỹ, vậy Không quân Syria có những tiêm kích nào đối đầu với máy bay Mỹ?

Soi “thần hộ vệ” họ MiG bảo vệ bầu trời Syria
Theo số liệu trước khi cuộc nội chiến xảy ra, Không quân Syria có khoảng 300 chiếc tiêm kích đánh chặn làm nhiệm vụ phòng không đánh trả mọi máy bay địch xâm nhập không phận. Trong đó, chiếm tới một nửa là 160 chiếc MiG-21MF/bis. Ảnh minh họa nước ngoài
Theo số liệu trước khi cuộc nội chiến xảy ra, Không quân Syria có khoảng 300 chiếc tiêm kích đánh chặn làm nhiệm vụ phòng không đánh trả mọi máy bay địch xâm nhập không phận. Trong đó, chiếm tới một nửa là 160 chiếc MiG-21MF/bis. Ảnh minh họa nước ngoài 
Đây là loại tiêm kích thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất, tính năng chiến đấu rất hạn chế trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong 2 biến thể trang bị cho Không quân Syria, loại MiG-21bis hiện đại hơn nhưng chỉ có radar đạt tầm trinh sát 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Ảnh minh họa nước ngoài
 Đây là loại tiêm kích thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất, tính năng chiến đấu rất hạn chế trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong 2 biến thể trang bị cho Không quân Syria, loại MiG-21bis hiện đại hơn nhưng chỉ có radar đạt tầm trinh sát 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Ảnh minh họa nước ngoài

Tin mới