Kính thiên văn Parkes (Ảnh: Csiro). |
Kính thiên văn Parkes (Ảnh: Csiro). |
Nghiên cứu cho thấy Trái đất là nơi duy nhất trong vũ trụ có sự sống.
Kết quả nghiên cứu mới đây có thể sẽ khiến những người mong muốn gặp người ngoài hành tinh thấy thất vọng khi chỉ ra, Trái đất của chúng ta có thể là một trong những hành tinh đủ điều kiện duy trì sự sống đầu tiên trong vũ trụ.
Ngoài ra, đa số các hành tinh thậm chí chưa hề xuất hiện cho đến khi Mặt trời của chúng ta hình thành vào 6 tỉ năm trước.
Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học thiên văn vũ trụ tại Baltimore (Maryland, Mỹ) đã dựa trên số liệu từ đài thiên văn Hubble và Kepler. Theo Tiến sĩ Peter Behroozi - trưởng nhóm nghiên cứu: "Khi so sánh với các hành tinh khác trong vũ trụ, Trái đất của chúng ta thực chất hình thành từ khá sớm".
Cụ thể, các chuyên gia dự đoán có tới một tỉ hành tinh giống Trái đất và con số này sẽ tăng lên rất nhiều khi có tới 100 tỉ ngân hà khác nhau trong vũ trụ.
Ước tính, những ngôi sao cuối cùng sẽ không biến mất trong vòng ít nhất là 100 nghìn tỉ năm nữa, do đó chúng ta sẽ không thể dự đoán chính xác về con số những hành tinh giống Trái đất được hình thành trong vũ trụ ở tương lai.
Các chuyên gia đánh giá, một trong những lợi thế của việc "xuất hiện sớm" đó là chúng ta đủ khả năng để tạo nên những kính thiên văn vĩ đại như Hubble, cho phép lần theo dấu vết của nguồn gốc vũ trụ.
Chính vì thế, không loại trừ khả năng người ngoài hành tinh sẽ có tốc độ phát triển tương đương, thậm chí là chậm hơn chúng ta. Do đó, nếu thực sự có người ngoài hành tinh, thì có lẽ chúng ta sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa mới có thể gặp nhau.
Nghiên cứu được công bố trên Báo cáo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia (Anh).