Nhà virus học Mỹ: “Vì sao Delta là biến thể đáng sợ, khủng khiếp nhất?”

Virus Sars-Cov-2 vô cùng đặc biệt, nó không ngừng biến đổi và xuất hiện những biến thể khó lường. Hiện nay, biến thể Delta được xem là đáng sợ và khủng khiếp nhất hoành hành ở khắp mọi lục địa. 

Hiện tại, có nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 được WHO xếp vào nhóm đáng lo ngại, tuy nhiên nguy hiểm nhất là biến thể Delta, là chủng lây nhiễm chủ đạo trên toàn cầu. SARS-CoV-2 lây lan được là nhờ trên bề mặt có những protein gai (spike protein) giúp virus bám vào đường hô hấp. Sau khi bám, nó sẽ nhảy sang tế bào biểu mô và nhân bản, sau đó thoát ra khỏi tế bào cũ để xâm nhập vào tế bào mới và lây cho cộng đồng qua đường mũi, miệng. Nếu sự biến đổi gen làm các “xúc tu” protein gai này hút chặt hơn thì tất yếu dẫn tới lây nhiễm nhanh hơn.
Gần đây, chủng Delta có 2 đột biến khiến nó nguy hiểm hơn phần còn lại gồm L452R (giúp virus dễ lây lan từ người sang người hơn) và E484Q (giúp virus tăng khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, ngay cả người đã mắc COVID-19 cũng có khả năng bị nhiễm biến thể này).

Tốc độ lây lan khủng khiếp của "quái vật" Delta  

Biến thể Delta đang hoành hành ở khắp nơi trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh chóng mặt tại hơn 135 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Đông Nam Á. Tại Bangkok, kết quả khảo sát của Cục Khoa học Y tế cho thấy biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang nhanh chóng trở thành biến thể chính ở Thái Lan, với hơn 90% bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể này. Tại Philippines, biến thể Delta đã lây lan tới 13/17 khu vực của nước này khiến các bệnh viện quá tải. Nó cũng được phát hiện trong đợt dịch mới đây tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 18/5 và tạo ra làn sóng lây nhiễm dữ dội với hàng ngàn ca mắc mỗi ngày. 

Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”
 Biến thể Delta được cho là nguy hiểm và đáng sợ nhất hiện nay của virus Sars-Cov-2.

CDC ước tính biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh như đậu mùa, và chỉ kém virus gây bệnh sởi. “Tốc độ lây nhiễm của biến thể này thật đáng kinh ngạc, cũng như khả năng nhân rộng của nó ở đường hô hấp trên”, nhà virus học Mehul Suthar của Đại học Emory (bang Georgia, Mỹ) cho biết. Uớc tính người mắc biến thể Delta lây nhiễm cho từ 5 đến 9,5 người, cao hơn nhiều lần so với chủng ban đầu ở Vũ Hán là từ 2,3 đến 2,7. Biến thể Alpha có chỉ số R từ 4 đến 5.

Gây bệnh nặng hơn các biến thể khác

Biến thể Dela không chỉ lây lan mạnh hơn mà còn gây bệnh nặng hơn các biến thể khác. Khi xét nghiệm mẫu quét phần mũi, tải lượng virus ở người mắc biến thể Delta cao gấp 1.000 lần so với những biến thể trước đó. Các bệnh nhân nhiễm biến thể này cũng có kết quả xét nghiệm dương tính nhanh hơn: khoảng 4 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, so với 6 ngày của chủng ban đầu. Điều đó cho thấy Delta tái tạo với tốc độ nhanh hơn.

Theo ông Eric Topol, nhà sáng lập và giám đốc của Viện Nghiên cứu Xuyên Quốc gia (bang California, Mỹ), biến thể Delta sở dĩ gây bệnh nặng hơn là do chúng nhân đôi nhanh chóng ở khoanh mũi. Mới đây, một cuộc nghiên cứu phát hiện, biến thể Delta chỉ mất trung bình 4 ngày để đạt ngưỡng bị phát hiện khi người bệnh mắc phải, so với khoảng 6 ngày ở chủng cũ ở Vũ Hán. 

Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-2
 Theo các chuyên gia, biến thể Delta sở dĩ gây bệnh nặng hơn là do chúng nhân đôi nhanh chóng ở khoanh mũi. 
Bên cạnh đó, biến thể Delta cũng mang theo năng lực tiêu diệt tế bào mạnh mẽ hơn hẳn, do đột biến ở vị trí 681 của protein gai (P681R) phá hủy tế bào ở người. Điều này cho phép nó đột phá thành công hơn hàng rào phòng vệ miễn dịch ở người. Đa phần các nghiên cứu hiện tập trung vào gai protein, thứ giúp virus xâm nhập tế bào. Nhưng Delta có những đột biến ảnh hưởng lên các bộ phận khác của virus, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về những phần còn lại đã thay đổi ngoài gai protein, cũng như tác động của chúng lên cơ thể người.

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Y học New England kết luận hai liều vắc xin Pfizer có hiệu quả 88% đối với biến thể Delta, chỉ số này ở vắc xin AstraZeneca là 67%. Đây là sự sụt giảm khả năng của vắc xin trong việc hạn chế nhiễm bệnh khi so sánh với biến thể Alpha trước đó cho thấy mức độ nguy hiểm của Delta. Nếu tiếp tục đột biến, chủng này sẽ gây ra mối đe dọa vô cùng lớn, đó là lý do khiến các chuyên gia y tế đang vô cùng căng thẳng.

Hy vọng mới về vắc xin ngăn ngừa biến thể Delta

Trước tình trạng lây lan khủng khiếp của biến thể Delta tại nhiều quốc gia trên thế giới, tổ chức y tế thế giới và các chuyên gia đều khuyến cáo tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất hiện nay để bảo vệ sức khỏe trước virus "tử thần". 

Tại Việ Nam, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành phân bổ vắc xin và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trên toàn quốc. Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh thành chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế cấp quận huyện, các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với số vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ.

Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-3
Tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng chống dịch bệnh COVID-19.  
Theo ThS.BS Lê Quốc Tuấn (Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM, vắc xin là một phần trong chiến lược phòng, chống dịch COVID-19. Mỗi loại vắc xin được cấp phép sử dụng có nhiều điểm khác nhau.

Trong đó, vắc xin Sinopharm của Trung Quốc sử dụng công nghệ cổ xưa nhất là virus SARS-CoV-2 bất hoạt. Vắc xin AstraZeneca và Sputnik V sử dụng DNA quy định protein gai của SARS-CoV-2 bọc trong một vỏ virus vô hại. Vắc xin Pfizer và Moderna sử dụng mRNA quy định protein gai của SARS-CoV-2 bọc trong lớp vỏ lipid. Các vắc xin ngừa Covid-19 hiện đều có chung mục đích là đưa protein gai của virus vào cơ thể, tiếp xúc với hệ thống miễn dịch và kích thích tạo kháng thể kháng protein gai trên bề mặt virus.

Vì vậy, khi virus xuất hiện biến thể mới, cấu trúc của các gai protein thay đổi, hiệu quả của các kháng thể bảo vệ cũng giảm đi. Vắc xin virus bất hoạt có thể sẽ gây ra một số biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ trong thời gian 2 - 3 ngày sau tiêm. Trong khi đó, vắc xin sử dụng DNA chứa trong vỏ virus vô hại sẽ giảm bớt các triệu chứng sau tiêm hơn.

ThS.BS Lê Quốc Tuấn cho hay, vắc xin sử dụng DNA chứa trong lớp lipid mềm mịn có lẽ sẽ êm nhất bởi vì chỉ có đúng protein gai được đưa vào cơ thể, không kèm theo bất kỳ protein tạp nào khác. Do vậy, các loại vắc xin như Pfizer hoặc Moderna nên được ưu tiên cho các đối tượng là người già, có kèm bệnh nền, có tiền căn dị ứng hoặc thai phụ nhằm làm giảm thiểu các tác dụng phụ sau tiêm xuống mức thấp nhất.

Vào ngày 21/7 vừa qua, nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) và các cơ quan khác của nước này được công bố trên chuyên san New England Journal of Medicine cho thấy việc tiêm hai mũi vắc xin Pfizer có hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa triệu chứng bệnh từ biến chủng Delta.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hai mũi vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 67% đối với biến chủng Delta. Theo đó, sự khác biệt về hiệu quả của hai liều vắc xin trước biến chủng Alpha so với trước biến thể Delta là khá nhỏ. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin vẫn có thể nhiễm biến thể Delta nhưng nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Đáng lưu ý, mới đây, tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm Cuba (BioCubaFarma) cho biết các loại vắc xin ngừa COVID-19 do nước này bào chế và sản xuất có khả năng chống lại biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. 

Theo báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc Bộ Y tế Cuba (Minsap) sau khi phân tích dữ liệu và các chỉ số lâm sàng dịch tễ của quá trình tiêm chủng đại trà từ tháng 5 vừa qua cho thấy: có 21.000 người trong số 2,5 triệu người được tiêm vắc xin đầy đủ bị mắc bệnh trở lại kể từ khi Cuba bắt đầu triển khai tiêm phòng đại trà cho tới thời điểm hiện nay. Trong số đó, số người tử vong sau khi bị mắc bệnh trở lại là 99 người.

Đây được xem là một dấu hiệu đáng khích lệ, thể hiện rằng các loại vắc xin của Cuba đang phát huy tác dụng, bao gồm cả hiệu quả chống lại biến thể Delta, cũng như đặc biệt là ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng.
Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-4
Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-4

Mời quý độc giả xem video: Tình hình dịch COVI-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Nguồn: THĐT1. 

Nguy cơ lây lan Covid-19 cực cao từ những giao dịch hàng ngày

(Kiến Thức) - Giao dịch tiền để mua hàng hóa, quẹt thẻ ATM hay cầm chung cốc, bật lửa,…tại các quán nước vỉa hè cũng tiềm ẩn mối nguy cơ lây lan Covid-19.

Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay
  Mùa dịch Covid-19, bấm nút thang máy dường như trở thành “nỗi ám ảnh” của nhiều người. Nút bấm trong thang máy được sử dụng hàng ngày, mang theo vi khuẩn, thậm chí là mầm bệnh nguy hiểm nếu người sử dụng không rửa tay sạch sau khi có biểu hiện ho hay hắt hơi.
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-2
 Tương tự như nút thang máy, nút bấm ở những cây ATM, hay thậm chí những chiếc thẻ giao dịch cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan Covid-19 mà nhiều người thường chủ quan.
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-3
 Theo phát hiện khoa học, trung bình những vị trí này chứa lượng vi khuẩn cao gấp nhiều lần so với bồn cầu.
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-4
 Để hạn chế lây nhiễm virus corna, các chuyên gia y tế khuyên người dân nên tận dụng những đầu bút hết mực, tăm bông, hoặc khăn giấy,…khi bấm nút tại nơi công cộng. Sau khi dùng xong thì vứt chúng vào thùng rác ngay.
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-5
 Việc chuyển tiền qua lại từ tay người này sang tay người khác trong những giao dịch, mua bán hàng ngày không hề vô hại, mà ngược lại, nguy hiểm hơn bạn tưởng. Tiền là một trong những vật dụng bẩn nhất, chứa hàng ngàn vi khuẩn lây bệnh, có thể bao gồm cả virus Covid-19.
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-6
 Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Singapore, người dùng smartphone nên thường xuyên vệ sinh điện thoại, đặc biệt lưu ý nếu có ý định mượn dùng thiết bị này từ người có biểu hiện nhiễm bệnh. Giọt bắn sau khi ho, hắt hơi chứa virus corona có thể tồn tại trên thiết bị di động tới 96 giờ nếu không được sát khuẩn.
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-7
 Ngay cả bàn phím máy tính, hay điều khiển ti vi,... chúng ta thường có thói quen vừa sử dụng chúng vừa dùng tay bốc đồ ăn, trong khi bàn phím hay điều khiển lại không phải là đồ vật mà bạn vệ sinh mỗi ngày, thậm chí có thể còn được sử dụng bởi nhiều người.
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-8
  Sau khi chạm vào tay nắm cửa ô tô, cửa trung tâm thương mại, hay cửa phòng chung,…
Nguy co lay lan Covid-19 cuc cao tu nhung giao dich hang ngay-Hinh-9
  Ngay cả khi chạm vào những vật dụng tại các quán ăn, điểm công cộng bạn cũng nên sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn nhẹ hoặc nước rửa tay chuyên dụng, để tránh nguy cơ lây lan Covid-19.

Hệ thống loa truyền thanh đưa thông tin phòng dịch Covid-19

Từ đầu tháng 2/2020 đến nay, hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường đã trở thành một trong những kênh truyền thông góp phần quan trọng trong việc đưa thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 lan tỏa đến từng ngõ xóm, len lỏi tới mỗi gia đình.

He thong loa truyen thanh dua thong tin phong dich Covid-19
Trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã (Ảnh minh họa: Internet) 
Tuyên truyền chống dịch 4 lần mỗi ngày qua loa phường
 “Alo, mày nghe gì chưa con? Nay có thêm mấy trăm người cách ly rồi! Nhớ rửa tay nghe chưa!!!”, những đoạn hội thoại liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 như thế này đã dần trở nên quen thuộc với chị Phan Thanh Hòa, hiện đang sống tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Là một người trẻ đang sống ở Thủ đô, được tiếp xúc với nhiều phương thức truyền thông, thông tin hiện đại khác nên chị Thanh Hòa không mặn mà với các thông tin được cung cấp qua hệ thống đài truyền thanh xã phường. Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị, trong hơn một tháng gần đây, các loa truyền thanh đang là một kênh tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng dịch Covid-19 khá hiệu quả đối với người lớn tuổi.
“Với gia đình tôi, các thông tin liên quan đến dịch Covid-19 được phát hàng ngày trên loa truyền thanh phường như: Covid-19 là gì, các dấu hiệu nhiễm bệnh, rửa tay thế nào cho đúng, hotline của y tế phường…  được mẹ chồng và bố mẹ đẻ thường xuyên cập nhật, phổ biến cho mọi người qua các cuộc điện thoại đầu sáng và trong các bữa ăn”, chị Thanh Hòa chia sẻ.
Là một người dân Vĩnh Phúc, địa phương thời gian qua vừa là tâm dịch Covid-19 khi có tới 11/16 ca nhiễm, ông Nghiêm Xuân Khôi, Bí thư chi bộ Tổ dân phố Hồ Xuân Hương, thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường cho biết, thông tin về dịch Covid-19 được tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã với tần suất dày đặc.
Cụ thể, theo ông Nghiêm Xuân Khôi, tại khu phố Hồ Xuân Hương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đài truyền thanh huyện tiếp sóng phát 4 lần/ ngày, hệ thống loa phát thanh đọc bản tin 5 lần/ ngày. Ngoài ra, các khu phố còn thành lập tổ công tác đi tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 đến từng nhà, kết hợp với công tác đo thân nhiệt và hướng dẫn người dân cách vệ sinh phòng dịch.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, trong 2 tháng đầu năm nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bệnh dịch Covid-19 đặc biệt phát huy hiệu quả qua các kênh thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống truyền thanh huyện, xã.
Bộ TT&TT đã sử dụng công nghệ AI chuyển thể từ văn bản sang âm thanh để tuyên truyền, hướng dẫn người dân "đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19)"
Dùng công nghệ AI trong các bản tin chống dịch
 Từ khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2/2020, các tài liệu, cẩm nang, tư liệu phát thanh về bệnh dịch, hướng dẫn người dân tự bảo vệ trước nguy cơ bệnh dịch lây lan đã được Cục Thông tin cơ sở thuộc Bộ chuyển đến các địa phương để phân phát, phổ biến cho người dân, cũng như phát tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của các quận/ huyện, phường/ xã của các địa phương trong cả nước.“Cục Thông tin cơ sở đã liên tục phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế để lấy tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tuyên truyền trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở”, Bộ TT&TT cho hay.
 Tổng hợp từ thông tin của các Sở TT&TT tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT cho hay, tại các địa phương, các Sở TT&TT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tiếp tục cập nhật các thông điệp truyền thông, các tài liệu khuyến cáo phòng, chống dịch để thông tin kịp thời chính xác về tình hình dịch bệnh để không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, không gây hoang mang trong nhân dân; khuyến cáo người dân không nên mua sắm, tích trữ ồ ạt khẩu trang y tế, nước rửa tay…
 Các Sở TT&TT địa phương cũng đều đã hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, nhiều Sở TT&TT đã gửi 4 file âm thanh sử dụng công nghệ AI đọc tự động được chuyển thể từ bản text sang file âm thanh đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, các cơ quan, đơn vị và hệ thống đài truyền thanh cấp xã - nơi các địa phương chưa có người đọc kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
 Bốn file âm thanh nêu trên tập trung phổ biến đến người dân những thông tin cần thiết liên quan đến phòng dịch Covid-19 như: Đeo khẩu trang đúng cách để phòng lây nhiễm virus nCoV (tên hiện nay là Covid-19) đối với người dân tại cộng đồng; Cẩm nang hỏi đáp thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; Hướng dẫn quy trình rửa tay; Các khuyến cáo của Bộ y tế đối với người dân để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
 Bên cạnh đó, theo Cục Thông tin cơ sở - Bộ TT&TT, các địa phương cũng đã triển khai nhiều hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 như: Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; thành lập Tổ công tác xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19; Phối hợp với sở, ngành liên quan như Sở Công an và Thanh tra Sở Y tế rà soát, kiểm tra thông tin mạng.

Tin mới