Nhận chuyển phát hơn 23 triệu, tài xế GrabBike ôm tiền bỏ trốn

Tối 14/1, tài xế GrabBike Nguyễn Văn L. nhận chuyển số tiền hơn 23 triệu đồng cho một nữ khách hàng. Tuy nhiên sau đó, tài xế này không giao tiền đến nơi và cắt đứt liên lạc.

Ngày 15/1, chị Lê Thị D. (sống tại Bình Dương) đăng tải lên mạng xã hội sự việc bị tài xế GrabBike nhận chuyển phát hơn 23 triệu đồng nhưng sau đó ôm tiền bỏ trốn.

Nhan chuyen phat hon 23 trieu, tai xe GrabBike om tien bo tron

Chị Lê Thị D. chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.

Chị cho biết, khoảng 21h tối 14/1, chị đặt một chuyến GrabBike nhưng không có nhu cầu di chuyển, chỉ yêu cầu tài xế chuyển phát số tiền 23.340.000 đồng đến địa điểm chỉ định trong ứng dụng Grab.

Tài xế này đồng ý và yêu cầu khách hàng chi trả 75.000 đồng phí ship, thay vì 66.000 đồng hiển thị trên ứng dụng. Tuy nhiên sau đó, tài xế không giao tiền đến địa điểm đã hẹn và cắt đứt liên lạc với chị D.

Đáng chú ý, theo chị D., sau khi liên hệ số điện thoại tài xế trên ứng dụng Grab, chị phát hiện số điện thoại này không thuộc sở hữu của tài xế nhận chuyển tiền cho chị. Chị cho rằng tài xế L. sử dụng chung tài khoản chạy xe với người khác.

Liên quan đến sự việc này, đại diện Grab cho biết đã nhanh chóng liên hệ với đối tác tài xế ngay khi nhận được phản ánh từ khách hàng. Vị khách thay vì đặt dịch vụ chuyển hàng đã sử dụng dịch vụ trả khách.

"Sau khi xác minh, Grab đã yêu cầu tài xế hoàn trả toàn bộ số tiền mặt hơn 23 triệu đồng cho khách hàng vào chiều ngày 15/1, đồng thời, Grab đã ngưng hợp tác vĩnh viễn với tài xế Nguyễn Văn L. do vi phạm Quy tắc ứng xử đã thỏa thuận", đại diện Grab khẳng định.

Nguy cơ bị quản lý như taxi, Grab gửi đơn lên Thủ tướng

Ngày 25/10, Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) đã có Công văn số 2510 gửi Thủ tướng Chính phủ bày tỏ quan ngại về dự thảo Nghị định Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô để thay thế Nghị định 86 và mong muốn Chính phủ đưa ra những quyết sách đúng đắn và phù hợp với thời đại.
 

Trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ, đại diện Grab cho rằng, doanh nghiệp đã đóng vai trò là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT), góp phần đưa ngành vận tải Việt Nam hòa nhập, bắt kịp với làn sóng Công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, Grab Việt Nam cảm thấy hết sức bất ngờ và quan ngại với những nội dung và quy định trong Dự thảo mới nhất mà Bộ Giao thông vận tải vừa trình lên Chính phủ.
Nguy co bi quan ly nhu taxi, Grab gui don len Thu tuong
 
Theo đại diện Grab, với Điều 3.7 và Điều 3.2, có nghĩa là xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ trở xuống sẽ không được áp dụng hợp đồng vận tải điện tử. Tất cả các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử sẽ buộc phải trở thành các đơn vị kinh doanh vận tải. Những quy định này không chỉ đi ngược lại chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng dụng khoa học công nghệ và cải cách thủ tục hành chính, mà còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích và kết quả tích cực mà Đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử đã mang lại cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Nguy cơ phải bồi thường 41,2 tỷ cho Vinasun, sếp Grab nói gì?

(Kiến Thức) - Sau khi VKS đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng cho Vinasun, đại diện Grab tỏ ý không phục.

Liên quan đến vụ Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab) bồi thường 41,2 tỷ, chiều 23/10, sau 4 ngày xét xử, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của Vinasun, buộc Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng.