Nhân dân tệ của Trung Quốc chạm đáy kỷ lục, đồng tiền Việt sẽ ra sao?

(Kiến Thức) - Dưới sức ép gia tăng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đồng nhân dân tệ phá giá kỷ lục, rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm: 7 nhân dân tệ đổi 1 USD. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

Ngày 5/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) điều chỉnh tỷ giá trung tâm ở 6,9225 nhân dân tệ đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018. Ngay lập tức, nhân dân tệ mất giá, đánh dấu lần đầu tiên vượt ngưỡng 7 nhân dân tệ đổi 1 USD kể từ năm 2009.
Bộ Tài chính Mỹ cùng ngày cho biết thông báo từ PBOC cho thấy rõ nhà chức trách Trung Quốc đã kiểm soát tỷ giá hối đoái liên quan đồng nhân dân tệ. Hành động của Trung Quốc vi phạm cam kết không cạnh tranh hạ giá nội tệ của nhóm nước công nghiệp G20. Mỹ kỳ vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ cam kết và không dùng tỷ giá hối đoái cho mục đích cạnh tranh.
Nhan dan te cua Trung Quoc cham day ky luc, dong tien Viet se ra sao?
Đồng nhân dân tệ chạm đáy kỷ lục trong hơn thập kỷ qua. 
Tại báo cáo phân tích hàng ngày, các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, ngưỡng 7 nhân dân tệ "ăn" 1 USD được giới đầu tư đánh giá là ngưỡng cản tâm lý nhạy cảm và đã được giữ ngay cả khi thương chiến Mỹ - Trung bùng phát với đợt áp thuế đầu tiên của Mỹ vào tháng 6 năm ngoái. Trước phiên sáng hôm qua, đồng nhân dân tệ mới mất giá khoảng 0,5% kể từ đầu năm đến nay.
Việc ông Trump đe dọa áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc kể từ đầu tháng 9 tới là nguyên nhân chính kích hoạt đà giảm mạnh trở lại của nhân dân tệ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhân dân tệ mất giá mạnh tác động nhất định đến kinh tế thế giới. Thứ nhất, khiến cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng hơn, biểu hiện là Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Thứ hai, động thái của Trung Quốc có thể khiến một số nước lớn theo dõi, xem xét điều chỉnh tỷ giá trong nước. “Tình hình chưa đến mức là cuộc chiến tiền tệ song đang tạo ra những tác động, cú hích để các nước có thể xem xét điều chỉnh tỷ giá nội tệ”, TS. Lực nhận định.
TS. Lực cũng cho rằng khả năng Trung Quốc phá giá đồng tệ sâu hơn nữa rất khó xảy ra, nếu không kinh tế nước này sẽ gánh chịu tổn thất nặng nề.
Nhan dan te cua Trung Quoc cham day ky luc, dong tien Viet se ra sao?-Hinh-2
 Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực.
Các chuyên gia BVSC cũng có chung nhận định khi lý giải rằng Trung Quốc không muốn kích hoạt một làn sóng rút vốn nước ngoài mạnh hơn nữa, gây thêm bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời làm xói mòn dự trữ ngoại hối của nước này như đã từng diễn ra trong giai đoạn 2014- 2015.
Trong ngắn hạn, với phiên giảm mạnh bất ngờ ngày hôm qua của nhân dân tệ, chuyên gia BVSC đánh giá, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ sớm có các biện pháp nhằm ổn định lại tâm lý và làm “mềm” lại dao động của đồng tệ.
Tuy vậy, việc tỷ giá nhân dân tệ/USD xuyên qua mức 7 sẽ khiến đồng tiền của các thị trường mới nổi khác ít nhiều chịu áp lực.

Trung Quốc đối mặt với rớt giá Nhân dân tệ thấp nhất - Theo Youtube: FBNC

Với Việt Nam, tỷ giá VND/USD tính đến cuối tháng 7 gần như đi ngang so với cuối năm ngoái nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang còn khá nhiều “dư địa” để điều hành trước diễn biến mới của đồng tệ.
Chuyên gia BVSC nhận định, dù có thể chịu sức ép giảm giá theo nhân dân tệ nhưng NHNN sẽ có các giải pháp, không để VND giảm giá quá sâu (trên 3%) nhằm tránh rủi ro bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ.
Riêng với tỷ giá VNĐ/USD, tác động trước mắt do Trung Quốc mất giá đồng nhân dân tệ là chưa lớn. Nhân dân tệ chỉ là một trong 8 loại tiền tệ để NHNN tính toán điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, ngoài biến động của các đồng tiền trên thế giới, các nhà điều hành tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá tính toán rất nhiều nhân tố như: kim ngạch xuất nhập khẩu, vốn FDI, yếu tố vĩ mô trong nước…
Trong bối cảnh thị trường thế giới diễn biến phức tạp, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục theo dõi, đánh giá, tiếp tục kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt: “Tỷ giá không tác động nhiều đến xuất nhập khẩu của Việt Nam do cấu trúc nền kinh tế. Thứ hai, Việt Nam đang bị Mỹ đưa vào danh sách theo dõi về chính sách tiền tệ, nên phải cực kỳ thận trọng, không để bị cuốn theo cuộc xung đột tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Phải lưu ý đối với nền kinh tế nước ta, ổn định vĩ mô là quan trọng nhất, muốn vậy thì cần phải ổn định tỷ giá”.

Doanh nghiệp Việt phải làm gì khi “hết cửa” vay ngoại tệ?

Khi có lộ trình tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ, doanh nghiệp Việt cần có sẵn kịch bản tìm nguồn vốn tài trợ giá rẻ để giảm áp lực chi phí hoạt động.

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng yêu cầu toàn ngành ngân hàng kiểm soát chặt việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ. Mục đích nhằm hạn chế việc găm giữ ngoại tệ, đặc biệt tại các ngân hàng thương mại, cùng với đó là phục vụ mục tiêu chung về chống đô la hóa nền kinh tế.

Ngân hàng công bố điểm đổi ngoại tệ để không bị phạt 90 triệu

(Kiến Thức) - Sau khi dư luận xôn xao trước việc anh Nguyễn Cà Rê (Cần Thơ) bị phạt 90 triệu vì đổi 100 USD tại cửa hàng vàng không được phép giao dịch ngoại tệ, nhiều ngân hàng công bố các điểm thu đổi ngoại tệ hợp pháp để khách nắm rõ.

Tin mới