Nhận diện 4 chiêu bài mới của Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Các nguyên tắc "kim chỉ nam" của Trung Quốc ở Biển Đông là thất thường, nhưng ngày càng rõ ràng hơn khi hiện trạng khu vực ngày một bị đe dọa.

Nhận diện 4 chiêu bài mới của Trung Quốc ở Biển Đông
4 nguyên tắc của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây đề xuất 4 nguyên tắc “dẫn đường chỉ lối” trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông (SCS) trong chuyến thăm gần đây tới Australia. Giới chuyên gia nhận định, đó có thể là một sự chuẩn bị của phía Bắc Kinh dành cho chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11 năm nay.
Đầu tiên, Ngoại trưởng Vương nói rằng, cuộc tranh chấp chủ quyền một số rạn san hô trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là vấn đề còn sót lại của lịch sử. Vị lãnh đạo Trung Quốc còn bày tỏ ý kiến rằng, các vấn đề tồn đọng của lịch sử nên được giải quyết trước tiên trong cuộc tranh chấp vốn kéo dài khá lâu này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời câu hỏi của phóng viên.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời câu hỏi của phóng viên.
Thứ hai, Ngoại trưởng họ Vương đề nghị các nước khác tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Thứ ba, các cuộc đối thoại và tham vấn trực tiếp giữa các quốc gia liên quan tới vụ tranh chấp lãnh hải này nên được tôn trọng. Và cuối cùng, ông đề nghị, các bên nên tôn trọng các nỗ lực mà Trung Quốc và khối ASEAN thực hiện trong nỗ lực nhằm duy trì và ổn định trong khu vực. Đồng thời, ông cũng hạn chế vai trò của các quốc gia ngoài khu vực trong việc giải quyết cuộc tranh chấp này.
Những nguyên tắc này được so sánh với những điều được đề cập trong Sách Trắng của Trung Quốc công bố hồi năm 2011 liên quan tới việc phát triển hòa bình. Cụ thể, Sách Trắng năm đó đưa ra các chỉ thị nhằm “gạt bỏ tranh chấp và tìm kiếm sự phát triển chung” như là kim chỉ nam nhằm duy trì hòa bình vào ổn định trong khu vực.
Hai nguyên tắc này cũng xuất hiện trong bài phát biểu của Thủ tướng Đặng Tiểu Bình năm 1984 cũng như trong một bài diễn văn khác của ông trong chuyến thăm Nhật Bản năm 1986. Kể từ đó, Thủ tướng kế nhiệm Lý Bằng và các ngoại trưởng như Tiền Kỳ Tham, Đường Gia Triền, Lý Triệu Tình, Dương Khiết Trì và Vương Nghị cũng liên tục nhấn mạnh nguyên tắc “gạt bỏ tranh chấp” trong các bài phát biểu công khai của họ.
Tuy nhiên, đề xuất của cựu Thủ tướng Đặng Tiểu Bình dường như quá trừu tượng trong việc duy trì bất kỳ đàm phán hiệu quả nào, đặc biệt khi mà Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mất khả năng để duy trì hiện trạng trong khu vực.
Việc thực thi các nguyên tắc trên thực tế
Hồi đầu những năm 2000, Trung Quốc tham gia và nhiều tổ chức đa phương khác nhau liên quan tới hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học, phát triển chung và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ, như Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và Thỏa thuận Khảo sát Địa chấn Biển chung. Tuy nhiên, thiện ý hòa giải với các nước láng giềng này của Trung Quốc nhanh chóng giảm dần và mất đi khi Trung Quốc kiên trì theo đuổi lợi ích cốt lõi của họ trong tranh chấp Biển Đông hồi cuối những năm 2000.
Theo đó, bốn khía cạnh mà Ngoại trưởng Vương Nghị đề xuất đã phần nào khẳng định những ưu tiên của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp Biển Đông và có thể “dẫn lối” để đem lại hiệu quả cho những nỗ lực ngoại giao của nước này. Kể từ khi DOC được ký kết hồi năm 2002, sức mạnh ngoại giao của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và đã được kiểm nghiệm trong khá nhiều nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng khu vực. Bắc Kinh hiện sử dụng “4 nguyên tắc vàng” đó trong các cuộc đàm phán song phương mang tính chất chủ động và để đưa ra các điều kiện tiên quyết đối với các nước bên ngoài muốn tham gia vào việc giải quyết tranh chấp này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh tháng 2/2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh tháng 2/2014. 
4 nguyên tắc đó cũng không phải là quá mới mẻ. Chúng đã được các nhà ngoại giao Trung Quốc đề cập thường xuyên trong những năm qua. Năm 2012, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đã đặt những nguyên tắc này là những ưu tiên hàng đầu của mình trong các cuộc đối thoại về tranh chấp Biển Đông trong suốt Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Ông Dương nói rằng: “Các quốc gia liên quan trước tiên nên giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ của mình ở quần đảo Trường Sa. Trên cơ sở đó, các bên mới tiếp tục giải quyết vấn đề phân định biển ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm có cả UNCLOS”.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 2/2014, chính ông Dương (lúc này trên cương vị Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc) lại đưa ra một quan điểm có phần lợi cho mình khi khẳng định “chủ quyền của Trung Quốc ở các đảo trên Biển Đông và các vùng biển liền kề”. Vì vậy, miễn là các đảo ở Trường Sa và các vùng biển liền kề được xem xét là thuộc lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận việc phân định lãnh hải thể theo UNCLOS (?).
Nhìn chung, các nguyên tắc mà Trung Quốc áp dụng trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông là thất thường. Tuy nhiên, chúng ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi hiện trạng khu vực bị đe dọa không ngừng bởi những hành động ngang ngược, khiêu khích của Bắc Kinh.

ASEAN “xới” lại vấn đề tranh chấp Biển Đông

ASEAN “xới” lại vấn đề tranh chấp Biển Đông
Lãnh đạo các nước thành viên ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Brunei.
 Lãnh đạo các nước thành viên ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Brunei.

Các tranh luận tại hội nghị không chỉ dừng lại ở nguyên tắc hoạt động  của ASEAN, trong đó có sự đồng thuận giữa 10 quốc gia thành viên, mà còn tập trung vào căng thẳng leo thang Trung Quốc-Mỹ, hai cường quốc  chính đang cạnh tranh gay gắt để chiếm “thế thượng phong” trên bàn cờ chiến lược Đông Nam Á.

Biển Đông: Triển vọng COC vẫn còn khá mờ mịt

(Kiến Thức) - Quan chức ngoại giao ASEAN và Trung Quốc bước đầu tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thế nhưng triển vọng đồng thuận còn khá xa vời.

Biển Đông: Triển vọng COC vẫn còn khá mờ mịt
Triển vọng đạt được COC xem ra vẫn còn khá mờ mịt.
Triển vọng đạt được COC xem ra vẫn còn khá mờ mịt.
Tối Chủ Nhật (15/9), Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông cáo: "Tất cả các bên tại cuộc gặp... đã thống nhất sẽ dần dần mở rộng đồng thuận và thu hẹp khác biệt... đồng thời tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc nghị trình thảo luận về bộ quy tắc".

Căng thẳng Biển Đông leo thang giữa năm 2014?

(Kiến Thức) - Căng thẳng có thể leo thang mạnh mẽ vào giữa năm khi tòa án Liên Hiệp Quốc bắt đầu xử vụ kiện của Philippines về các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Căng thẳng Biển Đông leo thang giữa năm 2014?
Theo tờ South China Morning Post, các vùng biển trên Biển Đông có thể “bình lặng” trong một thời gian ngắn (những tháng đầu năm nay) khi các quốc gia trong khu vực tập trung vào việc tìm kiếm một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc.

Tin mới