Nhiệt độ bình thường của cơ thể trẻ rơi vào khoảng 36,5 - 37°5C. |
5 Nguyên nhân khiến bé sốt cao không hạ
Trong khi trẻ sốt ở mức độ thấp thì bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc tại nhà. Nhưng nếu bé sốt cao hoặc nhiệt độ tăng ở mức nguy hiểm thì cần dùng thuốc hạ sốt kịp thời để hạ nhiệt cho trẻ. Tuy nhiên, có 5 nguyên nhân dưới đây khiến bé sốt cao không hạ dù đã dùng các giải pháp hạ nhiệt và thuốc hạ sốt.
1. Dùng thuốc hạ sốt không đúng cách
Trẻ em bị sốt có thể dùng thuốc hạ sốt chứa ibuprofen hoặc acetaminophen để hạ sốt. Hai loại thuốc này đều có thể kiểm soát cơn đau và hạ sốt. Có thể kết hợp liều dùng xen kẽ của cả hai loại để hạ sốt và ngăn ngừa dùng quá liều một loại. Một số loại thuốc kết hợp cả acetaminophen và ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt.
Tuy nhiên, đặc biệt đối với trẻ em cần chú ý liều dùng khi uống thuốc hạ sốt.
Dùng Paracetamol hạ sốt an toàn khi dùng đúng liều khuyến cáo:
Đối với trẻ em là 10mg -15mg cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể trong mỗi lần dùng,
Dùng thuốc hạ sốt cách nhau mỗi lần là 6 giờ
Liều dùng an toàn khi sử dụng thuốc chứa ibuprofen để hạ sốt
Dùng 5mg/kg/liều nếu nhiệt độ thấp hơn 39°2C, uống cách từ 6 – 8 giờ khi cần thiết
Dùng 10mg/kg/liều khi nhiệt độ cao từ 39°2C, uống cách nhau từ 6 – 8 giờ
Nên đọc kỹ hướng dẫn thuốc hạ sốt trước khi sử dụng để hạ sốt cho trẻ. |
Khi bố mẹ mua hạ sốt dạng siro, dạng cốm hay dạng viên đều nên nhìn kĩ thành phần hạ sốt trong mỗi gói, viên và hướng dẫn sử dụng thuốc. Bởi nếu pha hạ sốt ít và không đủ liều sẽ khiến cho bé sốt cao không hạ về mức nhiệt độ bình thường.
2. Trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt
Sau khi uống thuốc hạ sốt, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế để xem mức độ hạ nhiệt của trẻ. Nếu trong khoảng 30 phút đến 1 giờ trẻ không có dấu hiệu hạ nhiệt, có thể cơ địa của bé không đáp ứng với loại thuốc hạ sốt được kê uống.
Trường hợp này bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới phòng khám Nhi hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám và kiểm tra nguyên nhân cũng như kiểm soát cơn sốt của bé.
Khi trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt cần đưa tới phòng khám Nhi hoặc bệnh viện gần nhất. |
3. Sốt do trẻ bị say nắng
Việc đi ra ngoài nắng quá lâu hoặc tiếp xúc nhiều trong thời tiết nóng nực có thể khiến cho trẻ bị say nắng, thân nhiệt tăng cao. Khi đó, sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hay ibuprofen đều không có tác dụng hạ nhiệt khi này. Trẻ sốt cao do say nắng nên được làm mát ngay lập tức.
Khi người bệnh choáng váng, bất tỉnh hãy gọi cấp cứu. Trong thời gian sơ cứu nên:
Đắp khăn mát hoặc miếng dán hạ sốt cho trẻ
Đưa người bệnh tới nơi thoáng mát.
Bật quạt hướng vào người bệnh.
4. Sốt có nguyên nhân từ các bệnh nguy hiểm dẫn tới sốt cao không hạ
Sốt cao không hạ cũng có thể là dấu hiệu trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh truyền nhiễm, bệnh lao, bệnh tự miễn hoặc ung thư.
Đặc biệt, đối với bệnh sốt xuất huyết thì dấu hiệu sốt cao liên tục không hạ từ 2 – 7 ngày là rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi. Khi nhiệt độ tự nhiên hạ xuống đột ngột có thể bệnh nhân trở bệnh nặng nên không được chủ quan. Do virus sốt xuất huyết vào máu kết hợp với kháng thể tạo ra chất gây sốt nội sinh. Chất này tác động lên trung tâm điều khiển nhiệt khiến người bệnh sốt cao và khó hạ.
Virus sốt xuất huyết khiến cơ thể sốt cao và khó hạ. |