Nhận diện tàu đổ bộ TQ vừa xuất hiện ở biển Đông

Theo Philippines Star, một tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc vừa xuất hiện trên biển Đông

Theo nguồn tin, tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 934, thuộc lớp Ngọc Đình (Type 072-II), biên chế trong Hạm đội Nam Hải.

Tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình (Type 072-II) là loại tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn do Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc thực hiện theo đơn đặt hàng của hải quân vào đầu những năm 1990.

Thời điểm đó, dường như tất cả Hạm đội Hải quân Trung Quốc đều khát tàu, nên lớp Ngọc Đình được đóng trong thời gian “nhanh nhất thế giới”.

Chỉ trong vòng 5 năm (1992-1997), Trung Quốc đã chế tạo và đưa vào phục vụ 5 chiếc trong  (991, 934-937).

Thậm chí, 5 chiếc được đóng sau này chỉ cần đúng 3 năm để hoàn thiện (1999-2002).
Tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình (số hiệu 934) xuất hiện trên biển Đông.  Nguồn: Philippines Star
Tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình (số hiệu 934) xuất hiện trên biển Đông. Nguồn: Philippines Star

Một trong những điểm mấu chốt để Trung Quốc có thể thực hiện nhanh như vậy là do, tàu lớp Ngọc Đình (Type 072-II) được thiết kế giống hệt tàu đổ bộ Type-072. Nó chỉ có một chút sự khác biệt về kích thước.

Tàu lớp Ngọc Đình có lượng giãn nước 4.800 tấn, kích thước 119,5x16,4x2,8m. Tàu được lắp hai động cơ diesel 12PA6V-280MPC cho phép đạt tốc độ tối đa 18 hải lý/h, tầm hoạt động gần 5.000km.

Thân tàu được thiết kế với kiểu mũi giống tàu chiến để giảm sức cản nước, giúp di chuyển với tốc độ cao.

Ở mũi tàu còn có hai cánh cửa lớn và bộ cầu gấp gọn dài 17m sẽ được mở ra để các phương tiện cơ giới cùng binh lính di chuyển lên bờ hoặc vào tàu.

Cách thiết kế này phổ biến trên nhiều tàu đổ bộ thế giới, nhưng với Trung Quốc mãi tới đầu những năm 1980 mới áp dụng trong công nghiệp hàng hải Trung Quốc.

Khoang đuôi của tàu có thể làm ngập nước cho phép xe chiến đấu lội nước hoặc tàu đổ bộ đệm khí di chuyển ra ngoài bằng cửa đuôi đưa quân đổ bộ lên bờ biển trong trường hợp tàu không vào bờ.

Cửa mũi tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình.
Cửa mũi tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình.
Ở phía trên đuôi tàu có sân đỗ trực thăng (không có nhà chứa) đáp ứng yêu cầu cất/hạ cánh một trực thăng vận tải hạng trung Z-8.

Với lượng giãn nước 4.800 tấn, tàu lớp Ngọc Đình có thể chở 250 lính hải quân đánh bộ, một đại đội xe tăng (10-11 chiếc) hoặc 500 tấn hàng hóa.

Tàu lớp Ngọc Đình lắp hai tháp pháo phòng không Type 76 37mm 2 nòng (tầm bắn 9,4km) ở trước đài chỉ huy và một pháo Type 66 57mm 2 nòng (tầm bắn 12km) ở đầu tàu.

Hỏa lực của tàu lớp Ngọc Đình những năm 1990 khá lạc hậu so với tàu đổ bộ của thế giới, nó trang bị một số pháo phòng không thao tác bằng tay nên tốc độ bắn không cao, độ chính xác kém, không có radar điều khiển.

Ngoài ra, một số tàu lớp này còn trang bị thêm hai cụm pháo phản lực phóng loạt Type 81H 40 nòng cỡ 122mm để hỗ trợ hỏa lực trong chiến địch đổ bộ đường biển.
(Theo Đất Việt)

Tin mới