"Nhận lại con ruột sau 6 năm bị trao nhầm: "Tết năm nay là vui nhất"

Sau nửa năm nhận lại con ruột suốt 6 năm bị trao nhầm tại bệnh viện, chị Hương cho biết, có lẽ Tết năm nay chị cảm thấy vui nhất vì có đông con...
 

Những thay đổi sau nửa năm nhận lại con ruột suốt 6 năm bị trao nhầm
Câu chuyện nữ hộ sinh trao nhầm con cách đây 6 năm xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì giữa 2 gia đình anh Phùng Giang Sơn (29 tuổi, xã Tây Đằng) và chị Vũ Thị Hương (36 tuổi, xã Phú Sơn) gây xôn xao dư luận. Sau khi phát hiện ra sự thật, ngày 19/7/2018 hai gia đình đã quyết định đổi con.
Kể từ khi cháu Phùng Thanh Hải được trở về với mẹ ruột là chị Hương và cháu Đoàn Nhật Minh về với anh Sơn ở thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, cuộc sống của 2 gia đình đã dần ổn định, 2 cháu bé đã kịp thích nghi với bố mẹ ruột của mình.
Chị Hương bị trao nhầm con tại bệnh viện Ba Vì suốt 6 năm
 Chị Hương bị trao nhầm con tại bệnh viện Ba Vì suốt 6 năm
Trong những ngày cuối năm, dù rất bận rộn công việc song chúng tôi cũng tìm gặp được chị Hương (mẹ cháu Hải) tại trường mầm non nơi chị đang làm việc ở quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Cách đây nửa năm, sau cú sốc lớn về việc bị trao nhầm con, chị Hương dường như suy sụp hoàn toàn và khó có thể chấp nhận được sự thật thì giờ đây tâm lý của chị đã ổn định, chị hay cười và nói nhiều hơn.
Nhìn con trai đang chơi đùa trong căn phòng nhỏ, chị Hương bảo: Thời gian đầu khi Hải về sống cùng chị bé tỏ ra ngại ngùng, sống khép kín và ít giao tiếp. Hải chủ động đề nghị mẹ được ngủ riêng, hay giành đồ chơi với em, vẫn tự tạo khoảng cách, như đi xe không ôm mẹ, không chúc mẹ và em ngủ ngon.
“Sau khi trao lại con, đêm đầu tiên, nằm ôm con ruột của mình ngủ tôi không thể chợp mắt nổi, thương 2 con, nước mắt cứ thế rơi. Tuy cháu Hải lạ nhà nhưng không quấy khóc, cháu vẫn ngủ ngon”, chị Hương kể.
Chia sẻ về cháu Minh, chị Hương khẽ nói, Minh là đứa sống tình cảm và rất thương mẹ. Tuy còn nhỏ nhưng Minh luôn tỏ ra là người hiểu biết. Khi chia tay Minh để cháu về với gia đình, anh mắt của cậu bé khiến chị không thể nào quên.
2 đứa trẻ bị trao nhầm cho 2 gia đình ở Ba Vì
 2 đứa trẻ bị trao nhầm cho 2 gia đình ở Ba Vì
Thời gian đầu, chị Hương ở trên Ba Vì, sau đó chị quyết định đưa con trai xuống trung tâm Hà Nội sinh sống. Mới đầu, do ở quê quen với đường xá, lối sống nên khi xuống Hà Nội, Hải tỏ ra bẽn lẽn, sợ ô tô, xe máy và không dám sang đường vì đông người.
Đoạn đường đến trường mới của Hải ở một trường tiểu học thuộc quận Bắc Từ Liêm khiến cháu khá bỡ ngỡ. Khác với con đường yên tĩnh Hải từng đi khi sống cùng anh Sơn trên Ba Vì thì dưới này rất nhiều xe cộ đi lại khiến cháu sợ hãi.
“Mới đầu, con hay đòi về nhà bố Sơn mẹ Hiền và không thích đi học. Đôi lúc ở nhà con hay lén đánh em Khánh. Dù biết nhưng tôi cũng không nặng lời với con vì nghĩ con vừa trải qua cú sốc lớn, cần thời gian để thích nghi”, chị Hương nói.
Theo chị Hương, chị là một giáo viên mầm non nên chị hiểu tâm tư của những đứa trẻ. Trẻ con cũng cần có thời gian, mỗi lần con buồn chị chỉ biết vỗ về, an ủi để Hải dần quen với cuộc sống mới.
“Kí ức 6 năm qua của con là gia đình anh Sơn chứ không phải tôi, không thể trách con được. Nên hễ con nhớ bố mẹ trên kia thi thoảng tôi cũng đưa con về, hay lúc nào con muốn nói chuyện là để con gọi điện”, chị Hương bộc bạch.
Cái Tết đáng nhớ
Khi đón cháu Hải về chị Hương cũng không đổi tên cho con, giấy khai sinh vẫn giữ tên Đoàn Nhật Minh, còn tên ở nhà vẫn gọi là Hải. Bởi theo chị, đây cũng là kỷ niệm của con, chị muốn giữ để khi lớn con sẽ hiểu.
Sau hơn nửa năm về sống với mẹ, cuộc sống của Hải đã đi vào ổn định. Giờ Hải đã cởi mở hơn và thường xuyên có những hành động thể hiện tình cảm như ôm, thơm và nói 'con yêu mẹ'.
Sau nửa năm nhận lại ocn chị Hương cho biết chị đã ổn định tâm lý
Sau nửa năm nhận lại ocn chị Hương cho biết chị đã ổn định tâm lý 
Chị Hương cũng dạy Hải theo cách trước đây từng áp dụng với Minh. Ngoài giờ học chính ở trường, Hải đi học bóng rổ và lớp phát triển kỹ năng mềm.
Ngồi trò chuyện vui vẻ, thi thoảng chị Hương lại nhắc về cháu Minh (cháu bé chị nuôi 6 năm) rồi trầm tư. Chị kể, hồi tháng 10/2018, vào dịp sinh nhật của 2 con, chị đã về quê, xin vợ chồng anh Sơn được đón Minh lên nhà để tổ chức sinh nhật cùng với Hải.
“Tôi tự tay trang trí, làm bánh đón sinh nhật cho các con. Hôm đấy, Hải đòi về ngủ với mẹ Hiền còn Minh ngủ lại với tôi vì cháu rất nhớ tôi. Lâu mới được ngủ với mẹ, đến tận 2h Minh mới chịu đi ngủ, con cứ trò chuyện tíu tít cả đêm”, chị Hương rơm rớm nước mắt nói.
Khi ngủ với chị, Minh nhiều lần hỏi ‘sao mẹ đi lâu thế không về chơi với con?’ Thương con nhưng chị Hương cũng không nói gì, chỉ động viên Minh và nói ‘con có mẹ Hiền đưa đi học rồi sướng nha’. Nghe xong Minh đáp lại luôn ‘sướng gì, có biết người ta nhớ mình không ngủ được, khóc ướt hết cả gối không?’, nghe con nói vậy lòng chị Hương như thắt lại.
“Nuôi con 6 năm tôi hiểu tính con, dù còn nhỏ nhưng cháu biết chuyện lắm. Con kể, mỗi lần ngửi thấy mùi bánh pizza là lại thấy nhớ tôi. Vì dưới này, thi thoảng tôi hay đưa cháu đi ăn bánh”, chị Hương cười nói.
Khi chúng tôi hỏi về dự đinh sắp tới cũng như Tết năm nay chị đã chuẩn bị đồ gì cho các con, chị Hương nói: “Tôi đã đi mua những bộ quần áo mới cho Minh và Hải cùng 2 em nữa. Chắn chắn bọn nhỏ sẽ thích”.
Cháu Hải cũng đã quen dần với cuống sống mới
 Cháu Hải cũng đã quen dần với cuống sống mới
Chị Hương cũng mong muốn, gia đình anh Sơn cho cháu Minh về ăn Tết cùng với chị. Còn nếu cháu Hải muốn về nhà anh Sơn đón Tết chị cũng vui vẻ đồng ý.
“Tết năm nay là cái Tết đáng nhớ với tôi, có thêm con càng đông vui. Tôi mong các con sẽ luôn khoẻ mạnh, chăm ngoan học giỏi. Có như vậy những người làm cha làm mẹ như tôi mới thực sự vui và hạnh phúc”, chị Hương cười đáp.
Còn về phần cháu Hải, khi chúng tôi hỏi chuyện, cháu khoe khéo: “Cháu năm nay được 6 con 10 liền nhé. Cháu rất mong Tết để được về quê, được đi chơi với mọi người trong gia đình”.

Tình tiết ít biết vụ trao nhầm con ở Ba Vì

(Kiến Thức) - Trong khi xem điện thoại, ông nội cháu bé bị trao nhầm ở Ba Vì vô tình phát hiện một hình ảnh đứa trẻ giống hệt mình liền báo cho người con trai tìm hiểu. Từ đây, sự thật dần được hé lộ với niềm vui, nỗi buồn, bi kịch.

Chia sẻ với PV về sự việc trao nhầm con ở Ba Vì đang khiến dư luận xôn xao, cũng như người trong cuộc khó xử, anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, ở thôn Vân Trai, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) cho biết, 6 năm trước, gia đình trẻ của anh vui mừng đón đứa con đầu lòng là cháu Phùng T.H. (SN 1/11/2012). Tuy nhiên, càng lớn cháu càng không giống các thành viên trong gia đình nên gia đình không khỏi băn khoăn, lo nghĩ. 
Vô tình phát hiện từ tấm ảnh Facebook

Trao nhầm con ở Ba Vì: Không nên quá vội, quá nhanh!

(Kiến Thức) - Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, cả hai gia đình trong vụ bị trao nhầm con ở Ba Vì cần bám sát, theo dõi không nên quá vội, quá nhanh tạo áp lực quá khủng khiếp cho hai cháu bé... Nếu không các cháu dễ mắc bệnh tự kỷ.

Vụ việc trao nhầm con ở Ba Vì vẫn tiếp tục khiến dư luận dậy sóng, hiện tại một trong những dấu hỏi lớn nhất được đặt ra là việc hai gia đình sẽ trao lại con cho nhau như thế nào? Liệu việc "đổi con" có để lại hậu quả nào về mặt tâm lý cho các bé không? 

Tin mới