Nhan sắc diễm lệ của 4 công chúa, hậu duệ nhà Nguyễn ít người biết

Dù chỉ là những bức ảnh tư liệu được chụp cách đây hàng chục năm, nhưng những đường nét mỹ miều của các nàng công chúa, hậu duệ triều Nguyễn này không hề bị lu mờ.

Nhan sắc diễm lệ của 4 công chúa, hậu duệ nhà Nguyễn ít người biết

Công chúa Thuyên Hoa

Nàng công chúa sở hữu nhan sắc lộng lẫy nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam không ai khác ngoài nàng công chúa Thuyên Hoa – em gái vua Thành Thái. Theo những gì sử sách lưu lại, công chúa Thuyên Hoa có gương mặt đẹp hài hòa, đường nét tinh tế, nổi bật. Cô cũng mang vẻ đẹp tân thời mới mẻ đầy sức sống khiến nhiều chàng trai mê mẩn.

Nhan sac diem le cua 4 cong chua, hau due nha Nguyen it nguoi biet

Mệ Bông - Con gái Công chúa Mỹ Lương 

Công chúa Mỹ Lương tức bà Chúa Nhất, sinh năm 1872, là hoàng trưởng nữ của vua Dục Đức và chị cả của vua Thành Thái. Bà lấy Nguyễn Kế và sinh ra Công nữ Nguyễn Thị Cẩm Hà, thường gọi là Mệ Bông. Bà có công rất lớn với nghệ thuật tuồng Việt Nam thế kỉ XX. Đội ca vũ tuồng cung đình do bà thành lập và huấn luyện biểu diễn từ cuối triều vua Thành Thái đến đời các vua Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Bà là người có tấm lòng nhân đạo, sáng lập hội Lạc Thiện cứu tế người nghèo khó. 

Nhan sac diem le cua 4 cong chua, hau due nha Nguyen it nguoi biet-Hinh-2
Công chúa Mỹ Lương.
Con gái của Công chúa Mỹ Lương - Mệ Bông qua những bức ảnh tư liệu ngày trước cũng là một mỹ nhân với vẻ đẹp dịu dàng.
Nhan sac diem le cua 4 cong chua, hau due nha Nguyen it nguoi biet-Hinh-3
Công nữ Nguyễn Thị Cẩm Hà - con gái của công chúa Mỹ Lương.
Nhan sac diem le cua 4 cong chua, hau due nha Nguyen it nguoi biet-Hinh-4

Công chúa Như Mai

Công chúa Như Mai, con gái trưởng vua Hàm Nghi, là phụ nữ đầu tiên của Việt Nam đỗ thạc sĩ Nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa, vượt qua rất nhiều người Pháp. Trong cuốn "Các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn", tác giả Tôn Thất Bình viết, công chúa Như Mai được gửi về Paris học, thi vào Đại học Nông lâm, đỗ thứ năm. Suốt thời gian học, công chúa là sinh viên giỏi.

Nhan sac diem le cua 4 cong chua, hau due nha Nguyen it nguoi biet-Hinh-5

Tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông lâm ở Pháp, công chúa Như Mai trở lại Alger sống với vợ chồng vua Hàm Nghi, sau đó quay lại Pháp làm việc và tiếp tục học thêm, lấy bằng về Hóa học. Bà làm việc tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp, rồi đến tỉnh Dordogne và Correze. Tại tỉnh Correze quê mẹ, công chúa đã mang những gì học được hỗ trợ dân nghèo kỹ thuật trồng trọt nên rất được quý trọng.

Công chúa Suzy Vĩnh San

Nhan sac diem le cua 4 cong chua, hau due nha Nguyen it nguoi biet-Hinh-6

Bà là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân. Năm 1927, vua Duy Tân gặp bà Fernande Antier khi bà mới 14 tuổi. Trong khoảng 18 năm chung sống với vua Duy Tân, bà hạ sinh tổng cộng 8 người con: Thérèse, Solange, André, Ginette, Suzy, Georges, Claude và Roger, trong đó Suzy là trưởng nữ.

Công chúa Suzy Vĩnh San sinh ngày 6-9-1929, năm nay 88 tuổi, tại Saint Denis đảo Ile de la Réunion, nơi vua Duy Tân bị Pháp đày từ năm 1916, lúc vua mới 16 tuổi. 

Chuyện tình đơn phương bi thảm của công chúa triều Nguyễn với thiền sư

Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh - công chúa thứ 3 của Hoàng đế Gia Long, vì tình yêu đơn phương với với một nhà sư mà mang tới một kết cục thật bi thảm.

Chuyện tình đơn phương bi thảm của công chúa triều Nguyễn với thiền sư
Chuyện tình đơn phương của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – hoàng nữ vua Gia Long với vị Thiền sư đáng kính đất phương Nam Liễu Đạt Thiệt Thành được người đời ví như câu chuyện tình hoàng tộc bi ai nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam…

Chiêm ngưỡng biểu tượng quyền lực bất tử của vua nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Ngai vàng trong điện Thái Hòa, mũ thượng triều, ấn vàng Sắc mệnh chi bảo... là những hiện vật lịch sử đặc biệt, mang tính biểu tượng cho quyền lực của các vua nhà Nguyễn.

Chiêm ngưỡng biểu tượng quyền lực bất tử của vua nhà Nguyễn
Chiem nguong bieu tuong quyen luc bat tu cua vua nha Nguyen
1. Là công trình quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn trong hơn 100 năm. Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.

Trọng án thời nhà Nguyễn giết gần 100 mạng người lại mạo xưng công

Thiều và Xích bị xử lăng trì, cho thấy mức độ phạm tội là bất dung tha. Và Tôn Thất Thiều dòng họ tôn thất bị xử, họ gốc của cha không được giữ, phải đổi sang họ mẹ.

Trọng án thời nhà Nguyễn giết gần 100 mạng người lại mạo xưng công

Vụ án người viết muốn đề cập tới ở đây xảy ra vào thời nhà Nguyễn, nhằm dạo vua Tự Đức ở ngôi. Theo như ghi chép trong sử nhà Nguyễn, việc này nhằm tháng 5 năm Tân Hợi (1851), được thuật lại chi tiết, tường tận trong Đại Nam thực lục. Nay chúng tôi cứ theo bộ sử trên mà thuật lại hầu bạn đọc để đảm bảo tính trung thực của sự việc vậy.

Tin mới