Nhân thân bí ẩn của CEO chuỗi cầm đồ F88 đầu tư MXH Gapo

Trong những lần trả lời báo chí gần đây, ông Phùng Anh Tuấn cho biết, năm 2018, F88 phục vụ 30.000 khách hàng thường xuyên. CEO sinh năm 1984 đặt mục tiêu sẽ có 300 cửa hàng cầm đồ F88 vào năm 2021 và con số này sẽ tăng lên tới 1.000 cửa hàng vào năm 2023.

Mạng xã hội Gapo mới đây đã mắt người dùng Việt Nam, và ngay trong lễ ra mắt, Gapo đã nhận được số tiền tài trợ lên tới 500 tỷ đồng từ G-Capital.
Như thông tin Dân Việt đã chia sẻ trong bài viết Hé lộ nhân vật đứng sau khoản đầu tư 500 tỷ vào MXH Gapo, cơ cấu cổ đông, CEO và cả quỹ G-Capital, đơn vị cam kết đầu tư 500 tỷ đồng cho mạng xã hội Gapo đều có liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn G (G-Group), một doanh nghiệp nơi ông Phùng Anh Tuấn từng là cổ đông sáng lập và hiện vẫn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.
Hiện tại, hệ sinh thái của G-Group hiện cũng có 8 thương hiệu ở các lĩnh vực dịch vụ công nghệ, tài chính tiêu dùng, bao gồm: F88, Tima, G-pay, Ginnovations, BEATVN, VSEC, G-Capital và GameTV.
Trong đó, ông Phùng Anh Tuấn được nhiều người biết tới vai trò người điều hành F88, chuỗi cửa hiệu cầm đồ đầu tiên tại Việt Nam. Đồng thời, ông Phùng Anh Tuấn cũng đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Đầu tư F88 và Công ty CP Kinh doanh F88.
Nhan than bi an cua CEO chuoi cam do F88 dau tu MXH Gapo
 
Hiện tại, ông Phùng Anh Tuấn cũng đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Đầu tư F88 và Công ty CP Kinh doanh F88.
Nói về cơ duyên tới với lĩnh vực cầm đồ, rong một lần chia sẻ với báo chí, ông Phùng Anh Tuấn cho biết: “Do lúc mở công ty, có những lúc tôi phải mang đồ đi cầm, từ đó tôi nhận thấy cầm đồ là một thị trường vô cùng tiềm năng vì có thể huy động được tiền nhanh chóng để xử lý công việc trước mắt. Dù thấy đây là một cơ hội lớn dành cho mình, nhưng phải đến 5 năm sau tôi mới đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để tôi có thể bắt đầu ngành cầm đồ với F88.
Qúa trình làm trung tâm an ninh mạng đã giúp tôi tích lũy rất nhiều kiến thức, chín chắn hơn trong mọi hoạt động cũng như tìm hiểu vấn đề rất cẩn thận. Từ đó, có thể áp dụng triệt để công nghệ vào hoạt động kinh doanh tại F88 cũng như không triển khai vội vàng mà tìm hiểu rất kĩ và làm đúng luật”.
Vậy là một người làm bảo mật, Phùng Anh Tuấn “chuyển mình” với F88, một công ty hoạt động trong lĩnh vực cầm đồ ở Việt Nam.
Hệ thống F88 ra đời năm 2013 và hiện có hơn gần 100 cửa hàng tại 7 tỉnh, thành, tập trung ở Hà Nội và TP.HCM. Đây cũng là một trong những hệ thống cầm đồ có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Tính đến ngày 30/6/2019, F88 sở hữu 84 phòng giao dịch trên toàn quốc, tăng gần gấp đôi so với năm 2018, trong đó 41 phòng giao dịch tại Hà Nội, 38 tại TP HCM và 5 tại các tỉnh miền Bắc khác.
Trong những lần trả lời báo chí, ông Phùng Anh Tuấn cho biết, năm 2018, F88 phục vụ 30.000 khách hàng thường xuyên. CEO sinh năm 1984 đặt mục tiêu sẽ có 300 cửa hàng cầm đồ F88 vào năm 2021 và con số này sẽ tăng lên tới 1.000 cửa hàng vào năm 2023.
Năm 2018, F88 đã giải ngân lũy kế 873 tỉ đồng và dự kiến năm 2019 là 1.837 tỉ đồng, tăng thêm gần 1.000 tỉ đồng.
Hệ thống cầm đồ này cũng được quỹ đầu tư Mekong Capital rót vốn từ năm 2017. Đây là quỹ từng đầu tư vào nhiều doanh nghiệp lớn như chuỗi bán lẻ Thế giới Di động, nhà phân phối hàng điện tử Digiworld, chuỗi nhà hàng Golden Gate.
Mới đây, Công ty đã kinh doanh F88 phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường trái phiếu Việt Nam nhằm tăng nguồn vốn phát triển kinh doanh và đẩy mạnh phát triển hệ thống phòng giao dịch trên toàn quốc. Quy mô ước tính 100 tỷ đồng dưới hình thức phát hành riêng lẻ, lãi suất không được tiết lộ.
Đợt phát hành trái phiếu đầu tiên của F88 do Công ty Cổ phần chứng Khoán Bảo Việt (BVSC) tư vấn. Bản thân BVSC đã đặt mua 30% tổng số lượng phát hành trái phiếu cho đợt phát hành này.
Theo ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của F88, cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu đầu tư sinh lời có thể mua lượng trái phiếu lớn tại F88. Dự kiến đợt mở bán trái phiếu đầu tiên này sẽ bán được 100 tỷ trái phiếu thông qua công ty chứng khoán Bảo Việt – một công ty chứng khoán uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này".
Bên cạnh mô hình vay cầm đồ, G-Group, nơi ông Tuấn giữ vai trò Chủ tịch HĐQT cũng có một công ty con kinh doanh trong lĩnh vực cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P) là Tima. Theo thông tin giới thiệu của doanh nghiệp, Tima thành lập năm 2016 và là nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng đầu tiên ở Việt Nam.
*) Title do Kiến Thức biên tập

Phát hoảng khi "ma" cá độ gãy kèo: Đem bằng tiến sĩ của vợ cắm

Nhiều “ma cá độ” gãy kèo đem cả bằng tiến sĩ của vợ hay thú cưng đi cầm cố, song đều bị tiệm cầm đồ từ chối và chỉ nhận hàng “sang chảnh”, phòng trường hợp khách bỏ không chuộc đồ về, lúc đó còn dễ bán thanh lý.

Ghi nhận của PV. VietNamNet, nhiều tiệm cầm đồ trên phố Đặng Dung, Đường Láng,... những ngày này đều hoạt động 24/24, nhân viên phải làm việc hết công suất để phục vụ nhu cầu cầm cố tài sản của khách. Đáng chú ý, mùa World Cup 2018 mới diễn ra được hơn chục ngày, nhiều tiệm cầm đồ đã quá tải, bắt đầu sàng lọc các mặt hàng nhận cầm cố. Theo đó, họ chỉ cầm các mặt hàng “sang chảnh” có giá trị cao, dễ thanh lý.

Nở rộ tín dụng đen, cho vay “cắt cổ” trá hình dịch vụ cầm đồ

Nhiều vụ đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích, thậm chí trọng án xuất phát từ chính tín dụng đen, núp bóng dịch vụ cầm đồ.

Với thủ tục cho vay đơn giản không cần tài sản thế chấp nên dù đi vay với lãi suất cao gấp nhiều lần so với ngân hàng, vẫn có nhiều người dân tìm đến các điểm cầm đồ, hỗ trợ tài chính… nhiều trường hợp không có khả năng trả nợ đã dẫn đến tình trạng đòi nợ thuê, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản thậm chí là cả trọng án.

Tin mới