Nhân tố nào khiến Bầu cử Quốc hội Mỹ trở nên sôi động?

Nhân tố nào khiến Bầu cử Quốc hội Mỹ trở nên sôi động?

(Kiến Thức) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chính Tổng thống Donald Trump cùng với những chính sách cứng rắn của ông khiến cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ Mỹ trở nên sôi động và thu hút sự quan tâm của cử tri nhất trong 50 năm qua.

Xem toàn bộ ảnh
Theo kết quả cuối cùng của cuộc  bầu cử Quốc hội Mỹ 2018 được công bố ngày 7/11, Đảng Dân chủ giành chiến thắng tại Hạ viện trong khi Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump tiếp tục kiểm soát Thượng viện. Dù kết quả này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia nhưng đây lại được xem là cuộc bầu cử đặc biệt nhất nước Mỹ. Ảnh: New York Times.
Theo kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ 2018 được công bố ngày 7/11, Đảng Dân chủ giành chiến thắng tại Hạ viện trong khi Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump tiếp tục kiểm soát Thượng viện. Dù kết quả này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia nhưng đây lại được xem là cuộc bầu cử đặc biệt nhất nước Mỹ. Ảnh: New York Times.
Theo Business Insider dẫn số liệu từ Gallup cho thấy, trong lịch sử nước Mỹ hiện đại, chưa có vị tổng thống nào bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của mình lại có tỷ lệ ủng hộ thấp như Tổng thống Trump. Ảnh: BI.
Theo Business Insider dẫn số liệu từ Gallup cho thấy, trong lịch sử nước Mỹ hiện đại, chưa có vị tổng thống nào bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của mình lại có tỷ lệ ủng hộ thấp như Tổng thống Trump. Ảnh: BI.
Cuộc khảo sát gần đây nhất của Gallup trước khi cuộc bầu cử diễn ra cho thấy, chỉ 40% người dân Mỹ ủng hộ các quyết sách của ông Trump trên cương vị tổng thống trong hai năm vừa qua. Thậm chí nhiều nhận định cho rằng cử tri Mỹ tham gia bầu cử quốc hội 2018 nhiều hơn những năm trước đó là vì ông Trump. Ảnh: Getty.
Cuộc khảo sát gần đây nhất của Gallup trước khi cuộc bầu cử diễn ra cho thấy, chỉ 40% người dân Mỹ ủng hộ các quyết sách của ông Trump trên cương vị tổng thống trong hai năm vừa qua. Thậm chí nhiều nhận định cho rằng cử tri Mỹ tham gia bầu cử quốc hội 2018 nhiều hơn những năm trước đó là vì ông Trump. Ảnh: Getty.
Bên cạnh nhân tố mang tên "Donal Trump", bầu cử Quốc hội Mỹ 2018 vẫn còn có nhiều điều đặc biệt khiến cử tri trở nên quan tâm hơn. Ước tính, khoảng 5,2 tỷ USD được chi cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ ngày 6/11 và đây sẽ là cuộc bầu cử giữa kỳ đắt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh nhân tố mang tên "Donal Trump", bầu cử Quốc hội Mỹ 2018 vẫn còn có nhiều điều đặc biệt khiến cử tri trở nên quan tâm hơn. Ước tính, khoảng 5,2 tỷ USD được chi cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ ngày 6/11 và đây sẽ là cuộc bầu cử giữa kỳ đắt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay được đánh giá là cao nhất trong vòng 50 năm qua ở nước Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay được đánh giá là cao nhất trong vòng 50 năm qua ở nước Mỹ. Ảnh: Reuters.
Được biết, cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay thu hút 262 phụ nữ chạy đua vào các vị trí trong Thượng viện, Hạ viện và chức thống đốc các bang. Đây là một con số kỷ lục. Ngoài ra, kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ năm nay cũng ghi nhận nhiều "kỷ lục". Ảnh: EPA.
Được biết, cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay thu hút 262 phụ nữ chạy đua vào các vị trí trong Thượng viện, Hạ viện và chức thống đốc các bang. Đây là một con số kỷ lục. Ngoài ra, kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ năm nay cũng ghi nhận nhiều "kỷ lục". Ảnh: EPA.
Trong đó, nghị sĩ Sharice Davids (trái, 38 tuổi) và nghị sĩ Deb Haaland (58 tuổi) thuộc Đảng Dân chủ trở thành hai phụ nữ người Mỹ bản địa (thổ dân Mỹ) đầu tiên được bầu vào Quốc hội Mỹ. Trong đó, bà Davids chiến thắng tại bang Kansas còn bà Haaland chiến thắng tại New Mexico. Ảnh: CNN.
Trong đó, nghị sĩ Sharice Davids (trái, 38 tuổi) và nghị sĩ Deb Haaland (58 tuổi) thuộc Đảng Dân chủ trở thành hai phụ nữ người Mỹ bản địa (thổ dân Mỹ) đầu tiên được bầu vào Quốc hội Mỹ. Trong đó, bà Davids chiến thắng tại bang Kansas còn bà Haaland chiến thắng tại New Mexico. Ảnh: CNN.
Được biết, bà Davids là người đồng tính, trở thành người đầu tiên thuộc cộng đồng người đồng tính bang Kansas được bầu vào Quốc hội Mỹ. Ảnh: ABC News.
Được biết, bà Davids là người đồng tính, trở thành người đầu tiên thuộc cộng đồng người đồng tính bang Kansas được bầu vào Quốc hội Mỹ. Ảnh: ABC News.
Bà Rashida Tlaib (trái) đến từ bang Michigan và bà Ilhan Omar đến từ bang Minnesota trở thành những phụ nữ Hồi giáo đầu tiên trong Quốc hội Mỹ sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ 6/11 vừa qua. Ảnh: AP.
Bà Rashida Tlaib (trái) đến từ bang Michigan và bà Ilhan Omar đến từ bang Minnesota trở thành những phụ nữ Hồi giáo đầu tiên trong Quốc hội Mỹ sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ 6/11 vừa qua. Ảnh: AP.
Tại cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, bà Omar đã giành chiến thắng trước ứng viên Đảng Cộng hòa Jennifer Zielinski. Ảnh: Reuters.
Tại cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, bà Omar đã giành chiến thắng trước ứng viên Đảng Cộng hòa Jennifer Zielinski. Ảnh: Reuters.
Ở tuổi 29, Alexandria Ocasio-Cortez là người phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters.
Ở tuổi 29, Alexandria Ocasio-Cortez là người phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem video về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ (Nguồn: CBC News)

GALLERY MỚI NHẤT