Nhân vật quyền lực của Nhà Trắng đằng sau cuộc gặp Trump - Kim

Nếu quan chức Triều Tiên phải liên tục xin ý kiến cấp trên thì Nhà Trắng ủy quyền cho Phó chánh văn phòng Joe Hagin quyết định phần lớn vấn đề an ninh - hậu cần cho sự kiện 12/6.

Trong tất cả khách sạn lớn của Sinapore, nơi duy nhất thông báo tất cả phòng và nhà hàng đã “kín” vào tuần lễ diễn ra cuộc gặp lịch sử thượng đỉnh Mỹ - Triều chính là khách sạn Capella, do kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Norman Foster và nằm giữa đảo du lịch nổi tiếng Sentosa của Philippines thiết kế.
Tuần trước, ông Kim Chang Son, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên, và Joe Hagin là Phó chánh văn phòng Nhà Trắng, đã gặp nhau tại khách sạn này để thảo luận những biện pháp hậu cần và an ninh cho cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Tất cả các phóng viên bị cấm tiếp cận khu vực này.
Phó chánh văn phòng Nhà Trắng Joe Hagin từng nắm nhiều chức vụ phụ trách hậu cần và tổ chức trong các chính quyền giai đoạn Cộng hoà nắm quyền. Ảnh: AFP.
 Phó chánh văn phòng Nhà Trắng Joe Hagin từng nắm nhiều chức vụ phụ trách hậu cần và tổ chức trong các chính quyền giai đoạn Cộng hoà nắm quyền. Ảnh: AFP.
Thách thức an ninh - hậu cần
Ông Hagin là quan chức từng phục vụ qua nhiều chính quyền Cộng hoà kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan, trải qua nhiều thập kỷ trong việc chuẩn bị kế hoạch hậu cần cho các chuyến công du của tổng thống, các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu hay những chuyến công tác bí mật đến vùng chiến sự.
Ông từng tham gia tổ chức cuộc gặp mặt lịch sử năm 1989 tại Malta giữa Tổng thống George H.W. Bush và Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Dù nắm sự ảnh hưởng rất lớn, Hagin luôn là một người kín tiếng, ngay cả trong lần chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới.

Một trong những nội dung quan trọng trong cuộc thảo luận giữa Hagin với phái đoàn Triều Tiên là số lượng cảnh vệ Triều Tiên được phép vào phòng họp. Ngoài ra là việc phương tiện đi lại của ông Kim Jong Un, cung cấp nhiên liệu cho chuyên cơ của ông như thế nào…

Là phó chánh văn phòng phụ trách hoạt động của Nhà Trắng, ông Hagin giám sát gần như toàn bộ các hoạt động hậu cần. So với việc Nhà Trắng uỷ quyền rất lớn cho ông Hagin thì các quan chức Triều Tiên không thể tự ý đưa ra ý kiến. Họ phải tham vấn với những lãnh đạo cấp cao ở Bình Nhưỡng ngay cả với những chi tiết hậu cần nhỏ nhất và quá trình này mất khoảng 1-2 ngày. Do vậy thời gian họp bàn và đàm phán tiếp tục bị kéo dài thêm.

Nếu ông Trump và Kim Jong Un cần thêm thời gian để thân thiết hơn trước khi tiến tới thoả thuận, thì sân golf hàng đầu của Singapore cách khách sạn Capella không xa. Ảnh: SCMP.
 Nếu ông Trump và Kim Jong Un cần thêm thời gian để thân thiết hơn trước khi tiến tới thoả thuận, thì sân golf hàng đầu của Singapore cách khách sạn Capella không xa. Ảnh: SCMP.
Nhiều nhà quan sát Mỹ, bao gồm một số thành viên đảng Dân chủ và những cựu quan chức, cũng tỏ ra an tâm hơn với xuất hiện của ông Hagin trong những cuộc thảo luận cấp cao với phía Triều Tên.
“Với những sự kiện thế này, anh cần ít nhất vài tháng để chuẩn bị. Nhưng nếu người chịu trách nhiệm là Hagin thì tôi cảm thấy an tâm hơn”, Josh Bolten, cựu chánh văn phòng của Tổng thống George W. Bush, nói.
Một quan chức Nhà Trắng thậm chí cho biết ông Hagin từng nhiều lần thể hiện không thoải mái về thói quen sử dụng Twitter tuỳ tiện của tổng thống.
Ít nhất hai nguồn tin nói ông Hagin từng không báo cáo với ông Trump về một số chi tiết hậu cần nhạy cảm nhất, bao gồm thông tin về chuyến đi “làm quen” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago năm ngoái. Nguyên nhân do Hagin lo ngại ông Trump có thể chia sẻ chuyện này lên Twitter và khiến kế hoạch đảo lộn.

Những ngày tất bật của Singapore

Tại trung tâm Singapore, phóng viên từ các nơi trên thế giới đang đổ về đây. Hàng trăm người đã đến, trong khi cơ quan thông tin Singapore cho biết đã nhận được hơn 5.000 đơn đăng ký tác nghiệp.

Nhiều cuộc họp bàn giữa ông Hagin và phía Triều Tiên luôn được các phóng viên săn đón. Thậm chí, một số buổi họp phải thay đổi địa điểm vào phút chót để “trốn” báo chí.

Việc ông Trump thay đổi thái độ nhanh chóng (và quyết định mới nhất là cuộc gặp vẫn diễn ra) khiến các cơ quan chuẩn bị hậu cần cũng bị “xoay” theo. Ngay cả khi Singapore đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức và bảo đảm an ninh cho những sự kiện quốc tế lớn, việc tiếp đón cùng lúc hai nhà lãnh đạo đặc biệt như ông Trump và Kim Jong Un cũng đặt ra nhiều thách thức.

Ông Kim Chang Son, người được coi là "chánh văn phòng của ông Kim Jong Un", rời khỏi cuộc họp ở Singapore trong vòng vây báo chí. Ảnh: Yonhap.
 Ông Kim Chang Son, người được coi là "chánh văn phòng của ông Kim Jong Un", rời khỏi cuộc họp ở Singapore trong vòng vây báo chí. Ảnh: Yonhap.
Đến nay các bên vẫn chưa xác định chính thức về nơi nghỉ của mỗi nhà lãnh đạo. Liệu cuộc gặp thượng đỉnh có diễn ra ở một địa điểm khác hay không? Chính quyền sẽ quản lý cách tác nghiệp của giới truyền thông và đặc biệt là sự hiếu kỳ của người dân địa phương như thế nào?
“Trump và Kim Jong Un giống như hai người đang hẹn hò trên Tinder. Kiểu như một người đề nghị ‘Hãy gặp nhau đi’ và người còn lại đồng ý ngay. Sau đó cả hai cùng đi đến một địa điểm bí mật”, Eileen Chen, một nhân viên môi giới chứng khoán tại Singapore, nói. Cô thừa nhận có thể sẽ thử chạy đến địa điểm cuộc họp sau khi nó được xác nhận, để cố gắng nhìn thấy Kim Jong Un ngoài đời.
Một số đơn vị kinh doanh thì cố gắng tận dụng sự kiện này, như quán Escobar đã pha chế ra những loại thức uống mới được đặt tên theo hai nhà lãnh đạo.
Trong khi đó, quân đội Singapore đã nhận lệnh phải luôn trong tình trạng sẵn sàng. Bộ trưởng Quốc phòng nước này là ông Ng Eng Hen khẳng định đảo quốc sẽ chịu toàn bộ chi phí an ninh.
“Đó là cái giá mà chúng tôi chấp nhận chi trả để đóng góp phần nhỏ trong sự kiện này”, ông nói. Vào những ngày hội nghị diễn ra, các trực thăng Apache và chiến đấu cơ F-16 sẽ liên tục tuần tra phía trên những khu vực trọng yếu.

Các chuyên gia thế giới nói gì về cuộc gặp lịch sử Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Nhiều nhà chính trị cùng các chuyên gia phân tích đã đưa ra các quan điểm cá nhân xung quanh cuộc gặp Mỹ-Triều Tiên dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.

Trong những ngày gần đây truyền thông quốc tế đưa tin rầm rộ về cuộc gặp mặt được coi là bước ngoặt trong lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Vào tối ngày 8/3 (giờ địa phương), bên ngoài Nhà Trắng, Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Chung Eui-yong đã có thông báo ngắn về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mời Mỹ cùng tham gia cuộc gặp mặt trực tiếp. Theo lời ông Chung, cùng lời mời trên, trong thời gian tới, Bình Nhưỡng cũng đồng ý dừng các vụ thử bắn tên lửa và sẵn lòng cùng ngồi vào bàn đàm phán để hướng tới việc ngừng chương trình hạt nhân.

TT Donald Trump hủy thượng đỉnh Mỹ-Triều: Thế giới phản ứng ra sao?

(Kiến Thức) - Nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ quan ngại ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào tháng 6/2018.

Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un để hủy cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra vào hôm 12/6 tới ở Singapore. Quyết định bất ngờ của ông chủ Nhà Trắng khiến các nước trên thế giới không khỏi ngỡ ngàng.
Theo hãng thông tấn Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in “rất lấy làm tiếc” khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, được lên kế hoạch trước đó giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bị hủy bỏ. Ông chủ Nhà Xanh bày tỏ mong muốn cuộc gặp lịch sử này vẫn sẽ diễn ra.

Tin mới