Nhật Bản chi hơn 1 tỷ USD để mua về 56 tên lửa phòng không

Nhật Bản chi hơn 1 tỷ USD để mua về 56 tên lửa phòng không

(Kiến Thức) - Khoản tiền này tương đương với 56 tên lửa SM-3 - loại vũ khí được coi là "con bài tẩy" trong hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis hiện nay của Mỹ.

Xem toàn bộ ảnh
Theo truyền thông Mỹ đưa tin hôm thứ ba vừa qua, Washington đã thông qua thoả thuận bán tổng cộng 56  tên lửa SM-3 Block IB cho Nhật Bản với tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 1,15 tỷ USD. Nguồn ảnh: Defence.
Theo truyền thông Mỹ đưa tin hôm thứ ba vừa qua, Washington đã thông qua thoả thuận bán tổng cộng 56 tên lửa SM-3 Block IB cho Nhật Bản với tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 1,15 tỷ USD. Nguồn ảnh: Defence.
Ngoài việc thu được một khoản tiền khá lớn từ hợp đồng này, phía Mỹ cũng khẳng định việc bán một loạt tên lửa SM-3 thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis cho phía Nhật sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ trong khu vực. Nguồn ảnh: Defence.
Ngoài việc thu được một khoản tiền khá lớn từ hợp đồng này, phía Mỹ cũng khẳng định việc bán một loạt tên lửa SM-3 thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis cho phía Nhật sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ trong khu vực. Nguồn ảnh: Defence.
Đây không phải là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được tiếp cận với loại tên lửa hiện đại này. Từ cách đây 12 năm, vào năm 2007 phía Nhật đã thử nghiệm thành công tên lửa SM-3 Block IA từ tàu JS Kongo. Nguồn ảnh: Defence.
Đây không phải là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được tiếp cận với loại tên lửa hiện đại này. Từ cách đây 12 năm, vào năm 2007 phía Nhật đã thử nghiệm thành công tên lửa SM-3 Block IA từ tàu JS Kongo. Nguồn ảnh: Defence.
Tới năm 2015, phía Nhật Bắt đầu cân nhắc việc sử dụng ngân sách quốc phòng của nước này cho việc nghiên cứu và lắp đặt các cơ sở phòng thủ mặt đất có khả năng tương thích với tên lửa SM-3 thay cho hệ thống Patriot PAC-3 được cho là không đủ năng lực phòng vệ trong trường hợp bị tấn công tổng lực. Nguồn ảnh: Defence.
Tới năm 2015, phía Nhật Bắt đầu cân nhắc việc sử dụng ngân sách quốc phòng của nước này cho việc nghiên cứu và lắp đặt các cơ sở phòng thủ mặt đất có khả năng tương thích với tên lửa SM-3 thay cho hệ thống Patriot PAC-3 được cho là không đủ năng lực phòng vệ trong trường hợp bị tấn công tổng lực. Nguồn ảnh: Defence.
Có tên gọi đầy đủ là RIM-161C SM-3 Block IB, loại tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp Aegis này bắt đầu được sản xuất từ tháng 6/2009. So với các phiên bản trước là RIM-161A và RIM-161B, phiên bản RIM-161C có nhiều cải tiến khá vượt bậc. Nguồn ảnh: Defence.
Có tên gọi đầy đủ là RIM-161C SM-3 Block IB, loại tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp Aegis này bắt đầu được sản xuất từ tháng 6/2009. So với các phiên bản trước là RIM-161A và RIM-161B, phiên bản RIM-161C có nhiều cải tiến khá vượt bậc. Nguồn ảnh: Defence.
Cụ thể, đầu dò hồng ngoại của RIM-161C có khả năng nhận biết hai màu sắc khác nhau - cho phép nó tấn công mục tiêu chính xác trong điều kiện thời tiết cực đoan, tầm nhìn kém. Ngoài ra, nó còn được trang bị Hệ thống Kiểm soát Cao độ TDACS cho phép RIM-161C đánh chặn được cả những mục tiêu bay hành trình ở độ cao dưới 10 mét so với mực nước biển. Nguồn ảnh: Defence.
Cụ thể, đầu dò hồng ngoại của RIM-161C có khả năng nhận biết hai màu sắc khác nhau - cho phép nó tấn công mục tiêu chính xác trong điều kiện thời tiết cực đoan, tầm nhìn kém. Ngoài ra, nó còn được trang bị Hệ thống Kiểm soát Cao độ TDACS cho phép RIM-161C đánh chặn được cả những mục tiêu bay hành trình ở độ cao dưới 10 mét so với mực nước biển. Nguồn ảnh: Defence.
Có trọng lượng 1,5 tấn, loại tên lửa này dài 6,55 mét, đường kính 34,3 cm. Sau khi triển khai, tên lửa RIM-161C sẽ mở ra sải cánh rộng 1.57 mét. Tên lửa có tổng cộng bốn pha phóng trong đó pha cuối cùng sẽ sử dụng cơ cấu TDACS để điều chỉnh cao độ phù hợp với mục tiêu. Nguồn ảnh: Defence.
Có trọng lượng 1,5 tấn, loại tên lửa này dài 6,55 mét, đường kính 34,3 cm. Sau khi triển khai, tên lửa RIM-161C sẽ mở ra sải cánh rộng 1.57 mét. Tên lửa có tổng cộng bốn pha phóng trong đó pha cuối cùng sẽ sử dụng cơ cấu TDACS để điều chỉnh cao độ phù hợp với mục tiêu. Nguồn ảnh: Defence.
Tầm hoạt động tối đa của RIM-161C là 900 km kèm theo đó là tốc độ tối đa 3 km/giây. Cơ cấu dẫn đường của loại tên lửa này bao gồm GPS/INS kết hợp với radar dẫn đường bán chủ động cùng hồng ngoại. Nguồn ảnh: Defence.
Tầm hoạt động tối đa của RIM-161C là 900 km kèm theo đó là tốc độ tối đa 3 km/giây. Cơ cấu dẫn đường của loại tên lửa này bao gồm GPS/INS kết hợp với radar dẫn đường bán chủ động cùng hồng ngoại. Nguồn ảnh: Defence.
Hiện tại, ngoài Nhật còn có Hàn Quốc cũng hiện đang sở hữu loại tên lửa này. Việc hai quốc gia ở Đông Bắc Á cùng sở hữu hệ thống RIM-161 đồng nghĩa với việc Mỹ đã dựng được một hệ thống "hàng rào đánh chặn" cực kỳ kín đáo quanh khu vực đầy nhạy cảm này. Nguồn ảnh: Defence.
Hiện tại, ngoài Nhật còn có Hàn Quốc cũng hiện đang sở hữu loại tên lửa này. Việc hai quốc gia ở Đông Bắc Á cùng sở hữu hệ thống RIM-161 đồng nghĩa với việc Mỹ đã dựng được một hệ thống "hàng rào đánh chặn" cực kỳ kín đáo quanh khu vực đầy nhạy cảm này. Nguồn ảnh: Defence.
Mời độc giả xem Video: Khu trục hạm với hệ thống Aegis đắt tiền hiện đại của Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT