Nhật Bản có thể đưa 160 UAV MQ-8 giám sát Senkaku/Điếu Ngư

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nhật Ban đang xem xét khả năng mua và triển khai 160 UAV trực thăng MQ-8 để giám sát Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật Bản có thể đưa 160 UAV MQ-8 giám sát Senkaku/Điếu Ngư
Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin, để tăng cường mật độ cảnh giới giám sát đối với “khu vực biển Tây Nam”, Bộ quốc phòng Nhật Bản đang xem xét việc trang bị trực thăng trinh sát không người lái MQ-8 (Mỹ sản xuất) để triển khai các nhiệm vụ “cảnh giới khu vực biển Tây Nam” như đảo khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Với mật độ hoạt động biển của Trung Quốc tăng cao, để tăng cường “cảnh giới” đối với “các đảo Tây Nam”, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã điều chiến hạm đến khu vực biển liên quan để tăng cường cảnh giới. Trong thời gian này, trực thăng có người lái trên tàu luân thực hiện nhiệm vụ giám sát theo dõi, nhưng thời gian bay chỉ có thể duy trì được khoảng 3 tiếng. Khi cần phải thực hiện nhiệm vụ giám sát trinh sát với thời gian dài cần phải quay về tàu hộ vệ để tiếp dầu, gây ra một số gánh nặng cho phi công.
Trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout có thể xuất hiện ở Senkaku/Điếu Ngư.
 Trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout có thể xuất hiện ở Senkaku/Điếu Ngư.
Trong bối cảnh đó, trực thăng không người lái MQ-8 trang bị trên tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã lọt vào tầm ngắm của Bộ quốc phòng Nhật Bản. Trực thăng không người lái này có thể tiến hành nhiệm vụ trinh sát 8 giờ liên tục. Kế hoạch cuối cùng của Bộ quốc phòng Nhật Bản là sẽ trang bị hơn 160 trực thăng trinh sát không người lái kiểu này.
Gần đây Bộ quốc phòng Nhật Bản đã tiến hành việc điều tra, chủ yếu liên quan đến loại trực thăng không người lái này sau khi được trang bị trên tàu chiến của Nhật Bản liệu có nâng cao khả năng trinh sát, thời gian hoạt động có thực sự lâu?
Ngoài ra, Bộ quốc phòng Nhật Bản còn tiến hành thảo luận về việc làm thế nào đảm bảo máy bay không người lái kiểu này hạ cánh an toàn trên hạm.
Trước đó, chính phủ Nhật Bản cơ bản xác định phương châm đối phó với máy bay không người lái “xâm phạm không phận Nhận Bản”, trong đó bao gồm biện pháp cưỡng chế như bắn rơi. Trong báo cáo gần đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã bày tỏ sự tán thành.

Soi “thần hộ mệnh” tàu chiến mặt nước Nhật Bản

Soi “thần hộ mệnh” tàu chiến mặt nước Nhật Bản
Hiện nay, các đơn vị không quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) được trang bị 339 máy bay các loại, trong đó chiếm gần một nửa là máy bay săn ngầm (179 chiếc). Có thể nói, Nhật Bản đang sở hữu lực lượng săn tàu ngầm đáng gờm nhất khu vực Đông Bắc Á.
Hiện nay, các đơn vị không quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) được trang bị 339 máy bay các loại, trong đó chiếm gần một nửa là máy bay săn ngầm (179 chiếc). Có thể nói, Nhật Bản đang sở hữu lực lượng săn tàu ngầm đáng gờm nhất khu vực Đông Bắc Á.

Chiếm số lượng lớn thứ hai, nhưng lại là loại máy bay săn ngầm tốt nhất của Nhật Bản là 80 chiếc P-3C Orion. Đây là loại máy bay khá nổi tiếng trong làng máy bay săn tàu ngầm thế giới do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.
Chiếm số lượng lớn thứ hai, nhưng lại là loại máy bay săn ngầm tốt nhất của Nhật Bản là 80 chiếc P-3C Orion. Đây là loại máy bay khá nổi tiếng trong làng máy bay săn tàu ngầm thế giới do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

P-3C Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống tàu ngầm nhưng có thể đảm nhiệm thêm vai trò trinh sát, tuần tra và tác chiến chống tàu mặt nước.
P-3C Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống tàu ngầm nhưng có thể đảm nhiệm thêm vai trò trinh sát, tuần tra và tác chiến chống tàu mặt nước.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, P-3C được thiết kế với nhiều hệ thống điện tử hiện đại đã qua nhiều lần nâng cấp chuyên dùng để trinh sát mặt nước và phát hiện tàu ngầm đối phương.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, P-3C được thiết kế với nhiều hệ thống điện tử hiện đại đã qua nhiều lần nâng cấp chuyên dùng để trinh sát mặt nước và phát hiện tàu ngầm đối phương.

Những chiếc P-3C của Nhật Bản có chiếc đuôi dài “kỳ dị”, là nơi chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay.
Những chiếc P-3C của Nhật Bản có chiếc đuôi dài “kỳ dị”, là nơi chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay.

P-3C được thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: ngư lôi chống tàu ngầm Mk 46, Mk 50, Mk 54; tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon; bom thông thường loại Mk 82, Mk 83, Mk 20. Với khối lượng vũ khí khổng lồ này, P-3C không chỉ có khả năng tiêu diệt tàu ngầm mà còn có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn.
P-3C được thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: ngư lôi chống tàu ngầm Mk 46, Mk 50, Mk 54; tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon; bom thông thường loại Mk 82, Mk 83, Mk 20. Với khối lượng vũ khí khổng lồ này, P-3C không chỉ có khả năng tiêu diệt tàu ngầm mà còn có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn.

Mặc dù các máy bay P-3C Orion đang đảm nhiệm khá tốt vai trò tuần tra biển, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng này với việc chính thức đưa vào trang bị máy bay săn ngầm thế hệ mới P-1 vào tháng 3/2013. Hiện mới chỉ có 2 chiếc P-1 được biên chế nhưng trong tương lai số lượng này sẽ tăng hơn nữa.
Mặc dù các máy bay P-3C Orion đang đảm nhiệm khá tốt vai trò tuần tra biển, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng này với việc chính thức đưa vào trang bị máy bay săn ngầm thế hệ mới P-1 vào tháng 3/2013. Hiện mới chỉ có 2 chiếc P-1 được biên chế nhưng trong tương lai số lượng này sẽ tăng hơn nữa.

P-1 do Tập đoàn Kawasaki tự nghiên cứu phát triển từ năm 2001 để thực hiện nhiều các nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn.
P-1 do Tập đoàn Kawasaki tự nghiên cứu phát triển từ năm 2001 để thực hiện nhiều các nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn.

Theo những thông tin ban đầu, P-1 được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động Toshiba HPS-206; hệ thống phát hiện từ tính lạ; hệ thống phát hiện tín hiệu hồng ngoại. Với các hệ thống này cho phép P-1 phát hiện mọi mục tiêu trên mặt biển và dưới mặt biển.
Theo những thông tin ban đầu, P-1 được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động Toshiba HPS-206; hệ thống phát hiện từ tính lạ; hệ thống phát hiện tín hiệu hồng ngoại. Với các hệ thống này cho phép P-1 phát hiện mọi mục tiêu trên mặt biển và dưới mặt biển.

Khả năng mang vũ khí của P-1 không thua kém nhiều P-3C khi có thể mang tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C (trong ảnh); ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom.
Khả năng mang vũ khí của P-1 không thua kém nhiều P-3C khi có thể mang tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C (trong ảnh); ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom.

Chiếm số lượng đông nhất trong lực lượng chống tàu ngầm của JMSDF gồm 97 chiếc trực thăng săn ngầm SH-60J/K Sea Hawk. Các máy bay này thường được chở trên các tàu đổ bộ tấn công, tàu chiến có sân đáp trực thăng làm nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ một hoặc nhiều tàu trong hạm đội.
Chiếm số lượng đông nhất trong lực lượng chống tàu ngầm của JMSDF gồm 97 chiếc trực thăng săn ngầm SH-60J/K Sea Hawk. Các máy bay này thường được chở trên các tàu đổ bộ tấn công, tàu chiến có sân đáp trực thăng làm nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ một hoặc nhiều tàu trong hạm đội.

Trực thăng SH-60J/K Sea Hawk có khả năng mang 2 ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ Mk 46 với hệ thống định vị thủy âm tiên tiến.
Trực thăng SH-60J/K Sea Hawk có khả năng mang 2 ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ Mk 46 với hệ thống định vị thủy âm tiên tiến.

Hai “mắt thần” Nhật Bản canh Senkaku/Điếu Ngư mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Bộ đôi "mắt thần trên không" E-767 và E-2 làm nhiệm vụ canh phòng Senkaku/Điếu Ngư đều có thể phát hiện máy bay Trung Quốc ở cự ly hàng trăm km.

Hai “mắt thần” Nhật Bản canh Senkaku/Điếu Ngư mạnh cỡ nào?
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 tới căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc E-2C tới căn cứ Misawa (Aomori) để giám sát quanh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này nhằm nắm bắt mọi hoạt động của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
 Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 tới căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc E-2C tới căn cứ Misawa (Aomori) để giám sát quanh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này nhằm nắm bắt mọi hoạt động của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

“Mổ xẻ” máy bay Trung Quốc “nhìn trộm” Nhật Bản

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay Trung Quốc buộc tiêm kích F-15 Nhật Bản phải xuất kích đánh chặn là “mắt thần” Y-8J Skymaster.

“Mổ xẻ” máy bay Trung Quốc “nhìn trộm” Nhật Bản
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, các chiến đấu cơ F-15J của nước này buộc phải cất cánh vào hôm 24/7 sau khi một máy bay quân sự của Trung Quốc bay qua không phận quốc tế gần quần đảo Okinawa.

Tin mới