Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thông qua máy bay tuần tra P-3C. 

Theo tờ Yomiuri Shimbun, Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã quyết định rút về nước  máy bay tuần tra P-3C tham gia chống cướp biển ngoài khơi Somalia và trên đường về sẽ quá cảnh ở các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Nhat Ban quyet dinh tang cuong hien dien o Bien Dong
Các chuyến bay của P-3C của Nhật Bản sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia vốn có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản tham gia  các hoạt động chống cướp biển ngoài khơi Somalia, chúng thường tiếp nhiên liệu ở  các căn cứ xa Biển Đông, trong đó có Thái Lan. Hiện thời, trong khi duy trì  các chuyến bay ra nước ngoài, các chuyến bay này sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia - các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù động thái tiếp nhiên liệu này có vẻ bình thường, nhưng tác động của nó sẽ là đáng kể. Do máy bay P-3C có khả năng giám sát tiên tiến, sự hiện diện của nó ở các chặng dừng mới sẽ bao quát  phần lớn Biển Đông, nơi mà hành vi ngang ngược của Trung Quốc tiếp tục là mối quan tâm không chỉ đối với các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền mà còn đối với các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản.
Nói rộng hơn, theo Yomiuri Shimbun, đây là một trong những cách riêng mà Nhật Bản  góp phần vào việc bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, sau khi Mỹ tuần tra xung quanh các “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc bồi đắp trái phép  năm ngoái. Trong khi chưa có việc tuần tra chung Mỹ-Nhật Bản  ở Biển Đông, hai nước ngày càng phối hợp hoạt động trong khu vực, kể cả bằng cách tập trận hải quân lần đầu tiên giữa hai nước ở  Biển Đông hồi tháng 10 năm ngoái.
Ngoài ra, máy bay tuần tra P3-C có thể là một phần của giao lưu quốc phòng giữa Nhật Bản với các nước hữu quan. Theo dự kiến, máy bay tuần tra P-3C sẽ  thực hiện chặng dừng ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam trong tháng 2/2016. Theo Yomiuri Shimbun, trong chuyến Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, hai bên đã đồng ý rằng tàu Nhật Bản có cập cảng tại Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, các quan chức Việt đã nói rõ rằng tàu nước ngoài sẽ chỉ cập bến ở phần cảng quốc tế, chứ không phải là căn cứ hải quân Cam Ranh.
Các chặng dừng khác được đề cập đến là Palawan ở Philippines và Labuan ở Malaysia, cả hai cũng đều rất quan trọng. Philippines đang xây dựng một căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster thuộc đảo Palawan và cách quần đảo Trường Sa khoảng 100 hải lý. Căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster có thể chứa được  các tàu hải quân lớn và có  các hệ thống radar hiện đại giám sát tình hình Biển Đông. Philippines và Nhật Bản cũng đã tiến hành tập trận hải quân chung đầu tiên hồi năm ngoái và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông dự kiến được đưa ra vào cuối năm nay.
Đối với Labuan ở ngoài khơi bờ biển Borneo, Mỹ và Malaysia - trong cuộc hội đàm ở  Thủ đô Kuala Lumpur – đã đạt được thỏa thuận cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon và P-3 Orion của Hải quân Mỹ hạ cất cánh tại căn cứ Không quân Hoàng gia Malaysia ở đó. Malaysia ngày càng lo ngại trước việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của nước này.
Hồi tháng 12/2015, Singapore đã cho phép Mỹ triển khai luân phiên máy bay do thám P-8 Poseidon ở đảo quốc này.

Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc, chủ yếu là do chính sách gây hấn của Bắc Kinh trong những vụ tranh chấp lãnh thổ gần đây.

Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng phản ứng mạnh hơn trước các hành động đe dọa chủ quyền bằng việc Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Dong Nam A ngay cang “khong than thien” voi Trung Quoc
 Phản ứng trên tàu Philippines sau khi vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Trong vụ kiện Trung Quốc kéo dài hai năm qua, cuối cùng Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague cũng đã chấp nhận đơn kiện của Philippines và đứng ra xét xử vụ này, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. PCA tuyên bố rằng vụ án này thuộc thẩm quyền của tòa và sẽ lắng nghe lập luận của Manila chống lại tuyên bố thâu tóm Biển Đông của  Trung Quốc, trong cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” vô cùng phi lý và trái với những qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các chuyên gia pháp lý tự tin rằng Philippines có thể giành chiến thắng trong vụ kiện này, khi PCA  bác bỏ phần lớn các lập luận của Trung Quốc trong các buổi điều trần sơ bộ.

Trung Quốc khuấy động Biển Đông đầu năm 2016

(Kiến Thức) - Mới đầu năm 2016, Trung Quốc đã khuấy động Biển Đông bằng vụ thử nghiệm hạ cánh máy bay dân dụng xuống đường băng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo giới phân tích, vụ máy bay dân dụng Trung Quốc hạ cánh lần đầu tiên xuống đường băng trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam báo hiệu những lần hạ cánh tiếp theo của máy bay quân sự.
Trung Quoc khuay dong Bien Dong dau nam 2016
Đường băng dài 3.000 mét trên "đảo nhân tạo" Đá Chữ Thập cho phép tất cả các loại máy bay quân sự của Trung Quốc hạ, cất cánh.
Sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp có thể dẫn đến việc Bắc Kinh thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở đây, làm gia tăng căng thẳng với các cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông và Mỹ. Hành động của Trung Quốc đang biến Biển Đông thành một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới.

Tin mới