Nhật kí 200 ngày sống trên sao Hỏa của phi hành gia gây chấn động

Đây là ghi chép của Sheyna Gifford, nhà vật lý học và phi hành gia của NASA đang tham gia sứ mệnh mô phỏng sao Hỏa HI-SEAS IV.

Nhật kí 200 ngày sống trên sao Hỏa của phi hành gia gây chấn động

Phi hành gia của NASA đã ghi lại nhật ký 200 ngày sống trên sao Hỏa.

Tôi và các đồng nghiệp đã sống qua 200 ngày trong một khu vực đặc biệt của NASA có tên là HI-SEAS IV. Nơi đây được xây dựng nhằm mô phỏng tuyệt đối môi trường của sao Hỏa.

Ánh Mặt trời chói chang kéo dài liên tục giúp chúng tôi có năng lượng để nấu ăn, trữ nhiệt cho lò sưởi để chống lại cái rét cắt da thịt vào buổi tối và nấu nước ấm để tắm rửa và vệ sinh cơ thể.

Nhat ki 200 ngay song tren sao Hoa cua phi hanh gia gay chan dong
 Hình ảnh quả cà chua được trồng trong môi trường mô phỏng sao Hỏa. Nguồn ảnh: NASA.

Vào buổi tối, bầu trời tối đen, dày đặc sương mù và bão bụi. Trời lạnh đến mức chúng tôi phải mặc tới 5 lớp áo và găng tay, bật lò sưởi liên tục và uống trà nóng để giữ nhiệt cho cơ thể.

Chúng tôi còn 165 ngày để xây dựng các nhà máy, thực hiện một số thí nghiệm đặc biệt và xây các cấu trúc nền móng cho những cư dân sau này tiếp tục định cư, phát triển và sinh sôi. Chúng tôi phải hạn chế thấp nhất các tổn thương vật lý và chống chọi hàng ngày với sự khắc nghiệt của môi trường.

Không gian vắng lặng khiến cho tâm lý của chúng tôi dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và sợ hãi. Thú vui mà chúng tôi thường cùng làm với nhau là đứng chụp ảnh trên những tảng đá có màu sắc kì lạ với các xoáy màu đỏ, đen, xám mô phỏng theo đất đá trên sao Hỏa.

200 ngày trước, tôi và các đồng nghiệp phải đóng giả trở thành các phi hành gia vừa đáp xuống sao Hỏa. Phải nói rằng những nhà thiết kế của NASA thật sự là những con người thiên tài. Họ đã khiến cho chúng tôi trải nghiệm gần như toàn bộ cảm giác mà những phi hành gia trong quá trình bay và hạ cánh trên sao Hỏa có được.

Từ cảm giác không trọng lực đến sự rung lắc và sức ép dữ dội khi tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa (mô phỏng). Tại đây, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là mặt đất đầy nham thạch cứng, khô cằn và có rất nhiều lỗ tròn với kích thước to nhỏ vô cùng đa dạng.

Ngay sau khi hạ cánh, chúng tôi phải dựng lên một chiếc lều chuyên dụng có hỗ trợ công nghệ cao để có thể sống còn và chống chọi lại với môi trường quá mức khắc nghiệt nơi đây. Những thiết bị hỗ trợ sự sống trong lều đều có giá lên đến hàng trăm ngàn đô la.

Chúng tôi dựng lều ở cạnh một ngọn núi lửa lớn đã tắt nhằm tránh những cơn gió và bão bụi khổng lồ trên sao Hỏa.

Khi rời Trái đất, chúng tôi có mang theo một container rất lớn bằng thép chứa thực phẩm và các thiết bị dự trữ năng lượng dự phòng.

Phi hành đoàn của chúng tôi gồm 6 người và phải mất thời gian gần một ngày để có thể dựng lên các cấu trúc, sắp xếp dụng cụ và lắp đặt những thiết bị thiên văn.

Mỗi người trong phi hành đoàn được phát một túi sinh tồn. Bên trong chiếc túi này ngoài những thiết bị hỗ trợ sự sống còn có thêm một số những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân khác như giày, tất, bàn chải đánh răng, nước, mũ giữ ấm, đồ ăn nhẹ, và một chiếc máy tính bảng.

Trong vài tháng đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu những khu vực xung quanh căn cứ và phát hiện ra khá nhiều vật dụng thú vị còn sót lại từ những cuộc đổ bộ trước của loài người lên sao Hỏa.

Lần đầu chúng tôi tìm thấy những mảnh vỡ của một tên lửa đẩy. Sau đó, chúng tôi còn phát hiện một con robot chuyên dụng đã bị rỉ sét dùng để quan sát cận cảnh bề mặt sao Hỏa từ nhiều thập niên trước.

Khung cảnh và chi tiết chân thật tới mức khiến cho tôi nhiều lúc quên rằng mình đang thực hiện thứ nghiệm trong một mô hình không gian mô phỏng trên Trái đất chứ không phải là ở sao Hỏa thật sự.

Và cuối cùng, những hạt giống cà chua mà chúng tôi gieo trồng trên đất đá sao Hỏa cũng đã ra hoa kết quả.

Việc trồng trên đá nham thạch và môi trường khắc nghiệt đã khiến cho quả cà chua bị đột biến. Chúng có kích thước khá nhỏ và có màu cam đậm.

Tuy nhiên sau khi nghiên cứu về thành phần các chất trong những quả cà chua này, chúng tôi hoàn toàn cam đoan rằng chúng có thể ăn được và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cũng không khác biệt quá nhiều so với những quả cà chua được gieo trồng trên Trái đất.

Để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa, chúng tôi phải mặc những bộ đồ không gian để cung cấp lượng oxy cần thiết, chống lại nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng như là các tia cực tím nguy hiểm.

Vào những đêm mà sao Hỏa không có bão, chúng tôi thường ra ngoài đi dạo và nằm trên những tảng đá nham thạch để quan sát dải ngân hà tuyệt đẹp trên bầu trời đêm. Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải mang thiết bị bảo hộ và cài dây an toàn nối với căn cứ để phòng ngừa những cơn bão bất thình lình xảy ra.

Trong những đêm có bão, chúng tôi sẽ ngồi quay quần lại cùng nhau, chụp ảnh và ghi lại những đoạn video để làm tư liệu cho quá trình nghiên cứu cũng như gửi về gia đình của chúng tôi đang ở trên Trái đất.

Vẫn còn 165 ngày nữa chúng tôi mới có thể kết thúc sứ mệnh của mình và trở về Trái đất. Ở nơi đây, chúng tôi mới thấy được sự nhỏ bé của bản thân con người giữa vũ trụ bao la.

Kết quả của cuộc thí nghiệm mô phỏng này sẽ đóng một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ sứ mệnh của các phi hành gia bay đến sao Hỏa thật sự trong tương lai không xa.

Phi hành gia ngủ thế nào khi lơ lửng ngoài vũ trụ?

Bạn có bao giờ thắc mắc về việc các phi hành gia ngủ như thế nào và trong điều kiện ra sao ngoài vũ trụ?

Phi hành gia ngủ thế nào khi lơ lửng ngoài vũ trụ?

Các phi hành gia luôn được ngưỡng mộ bởi những công việc mang tầm vũ trụ, nhưng đằng sau ánh hào quang ấy, họ cũng là những con người bình thường như chúng ta, cũng có những nhu cầu như ăn, ngủ và … đi vệ sinh. Tuy nhiên, do đặc thù công việc và “địa điểm” làm việc đặc biệt nên cách họ “giải quyết” các nhu cầu này cũng có sự khác biệt.

Đầu tiên là về việc ngủ! Bạn có bao giờ thắc mắc về việc các phi hành gia ngủ như thế nào và trong điều kiện ra sao? Điều ngạc nhiên là bạn không phải là những người duy nhất thắc mắc về vấn đề này, ngay cả với những phi hành gia bay lần đầu cũng chưa từng được huấn luyện về cách ngủ hay điều kiện ngủ khi đang lơ lửng ngoài Trái đất.

Phi hanh gia ngu the nao khi lo lung ngoai vu tru?
 
Clayton C.Anderson, một phi hành gia người Mỹ chia sẻ rằng các phi hành gia không được trải qua bất kỳ khóa huấn luyện nào hướng dẫn cách ngủ trong tàu vũ trụ. Tất cả những gì họ biết là dựa trên kinh nghiệm “truyền miệng” từ các lớp “đàn anh” bay trước. Sturckow, chỉ huy trưởng của tàu con thoi STS – 117 đã “mách nước” cho các “lính mới” nên cầm theo một cuốn sách hay và giữ im lặng để có thể ngủ khi bay vào vũ trụ.

Và nếu bạn tò mò những giấc ngủ trong không gian lơ lửng của các phi hành gia có gì khác so với chúng ta thì câu trả lời là họ thường ngủ mơ. Họ luôn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc, như khi họ vẫn còn ở Trái đất. Phi hành gia Clayton được giao nhiệm vụ tham gia vào một thử nghiệm có tên là “Ngủ sâu” (SLEEP long). Theo đó, ông phải đeo một chiếc đồng hồ đặc biệt trong suốt 152 ngày (và rất nhiều ngày trước khi bay cũng như sau khi hạ cánh xuống Trái Đất).

Thí nghiệm (và chiếc đồng hồ) sẽ đo độ sáng/tối và chuyển động, cung cấp các thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu về những điều diễn ra trong giấc ngủ và mức độ ngủ sâu của các phi hành gia. Các dữ liệu thu được trong quá trình bay 152 ngày trên trạm vũ trụ cho thấy Clayton có thời gian ngủ trung bình là 7 tiếng 20 phút, nhiều hơn so với thời gian ngủ thông thường của ông khi ở Trái đất. Chiếc đồng hồ thông minh còn cho phép các nhà nghiên cứu biết được thời điểm nào Clayton thức và thời điểm nào ngủ sâu (REM – trạng thái ngủ sâu và bắt đầu mơ).

Phi hanh gia ngu the nao khi lo lung ngoai vu tru?-Hinh-2
 
Clayton cũng chia sẻ về TeSS - chiếc “giường ngủ” của ông trên Trạm vũ trụ Quốc Tế (ISS). Là “tiền thân” của các buồng ngủ cố định hiện thời trên ISS, TeSS (buồng ngủ tạm thời) khá nhỏ, có không gian yên tĩnh nhưng tối và lạnh. Để không bị trôi ra ngoài buồng ngủ, các phi hành gia thường phải sử dụng thêm một chiếc túi ngủ sản xuất tại Nga để giữ cố định bốn góc. Chiếc túi ngủ rất nhẹ và vừa đủ để giữ ấm cho các phi hành gia. Tuy nhiên, nhiệt độ trên Trạm vũ trụ ISS khá thấp nên các phi hành gia vẫn phải mặc cả đồ ngủ, đội mũ và đi tất dài khi chui vào túi ngủ.

Chia sẻ về thói quen ngủ của mình trên Trạm vũ trụ ISS, Clayton cho biết ông luôn tách bạch giữa giờ ngủ và việc sử dụng máy tính vì ông hiểu được tác hại của các thiết bị này nếu giữ chúng trên giường ngủ. Vì thế, ông chỉ sử dụng máy tính tại khu vực làm việc và tắt hết đèn trước khi vào buồng ngủ (dĩ nhiên là sau khi đã hoàn thành xong hết các việc cá nhân khác như đi vệ sinh và đánh răng,…). Ông thay đồ và chui vào túi ngủ, giữ cho túi ngủ quay đầu hướng về phía trần, đây được coi là tư thế ngủ lý tưởng để lỗ thông A/C đẩy khí CO2 theo chiều đi xuống, giúp việc hô hấp dễ dàng hơn. Clayton cũng không quên nhét bịt tai và cầm một quyển sách ưa thích để đọc cho tới khi hai mí mắt khép lại.

Clayton mô tả chi tiết về trạng thái lúc ngủ như sau: “Khi hai mắt bắt đầu khép lại, cơ thể bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thả lỏng, hai tay sẽ buông lơi dần khỏi quyển sách. Điều thú vị là trong môi trường không trọng lực, bạn sẽ không bị gục đầu và giật mình khi đang mơ màng. Và khi bạn tỉnh giấc, bạn sẽ thấy quyển sách vẫn đang trôi nổi ngay tại vị trí mà bạn vừa rời tay”.

Để tránh việc mất ngủ vào ban đêm, Clayton không bao giờ ngủ trưa (hay ngủ một giấc ngắn) vào ban ngày. Nếu bị buồn ngủ khi đang làm việc, ông sẽ kiếm thứ gì đó để lót dạ và nạp lại năng lượng. Cách này luôn có hiệu quả trong việc “cắt cơn” buồn ngủ của ông.

Thám hiểm trung tâm đào tạo phi hành gia của Nga

Cận cảnh những thiết bị đặc biệt và quy trình đào tạo phi hành gia ở một trung tâm đào tạo phi hành gia của Nga.

Thám hiểm trung tâm đào tạo phi hành gia của Nga
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga
Ngay từ đường vào trung tâm đào tạo phi hành gia này là hình ảnh nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-2
 Thiết bị giúp tàu vũ trụ định hướng trong không gian.
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-3
Giờ đây trung tâm đào tạo phi hành gia này đã cho phép mọi người vào tham quan.
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-4
Một cánh cửa của tàu vũ trụ có chức năng đặc biệt giúp phi hành gia biết chính xác vị trí con tàu của mình trong không gian. 
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-5
Một đài quan sát giúp phi hành gia định vị nhờ các ngôi sao. 
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-6
 Một thiết bị trên tàu vũ trụ.
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-7
Ghế ngồi của phi hành gia trong quá trình đào tạo. 
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-8
Một bảng đồng hồ. 
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-9
Những thiết bị máy móc được sử dụng để huấn luyện phi hành gia. 
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-10
Khu huấn luyện với những thiết bị mô phỏng điều kiện làm việc của phi hành gia trong không gian nhằm giúp họ làm quen với môi trường trong không gian. 
Tham hiem trung tam dao tao phi hanh gia cua Nga-Hinh-11
 Ghế ngồi được thiết kế đặc biệt cho các phi hành gia, dựa trên những số đo cơ thể của họ.

Kinh hãi cảnh trâu chọi nhau tới chết ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đoạn video ghi lại cảnh hai con trâu chọi nhau tới chết khiến nhiều người kinh hãi.

Kinh hãi cảnh trâu chọi nhau tới chết ở Trung Quốc

Xem video: Cảnh trâu chọi nhau tới chết gây kinh hoàng

Tin mới